Làng hương Quảng Phú Cầu rực rỡ những ngày vào vụ Tết

Võ Xuân Trường

Well-known member
Làng hương Quảng Phú Cầu rực rỡ những ngày vào vụ Tết

Hà Nội - Mỗi ngày, làng hương Quảng Phú Cầu đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, chụp ảnh.
Làng hương Quảng Phú Cầu rực rỡ những ngày vào vụ Tết


Đến với làng hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) khắp các nẻo đường, ngõ phố, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những "đóa hoa" bắt mắt. Ảnh: Hoàng Lộc

Làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương truyền thống, thu hút khách du lịch không chỉ bởi nét đẹp văn hóa mà còn bởi khung cảnh độc đáo của những bó hương rực rỡ sắc màu được phơi khắp các nẻo đường.
Vượt hàng trăm cây số để tới làng hương Quảng Phú Cầu, chị Nguyễn Thu Hà (Thái Bình) cho biết, đã nghe và xem nhiều trên các trang mạng xã hội về vẻ đẹp của làng nghề truyền thống này, nhưng khi được đặt chân trực tiếp đến đây vẫn không khỏi ngỡ ngàng.
“Những bó hương đỏ rực được phơi khắp nơi quanh làng tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Không chỉ vậy, còn được trải nghiệm tự tay làm hương và hiểu thêm về sự kỳ công của nghề này”, chị Hà chia sẻ.
“Những bó hương đỏ rực được phơi khắp nơi quanh làng tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Không chỉ vậy, còn được trải nghiệm tự tay làm hương và hiểu thêm về sự kỳ công của nghề này”, chị Hà chia sẻ. Ảnh: Hoàng Lộc
Góc check-in đặc trưng ở làng hương Quảng Phú Cầu. Ảnh: Hoàng Lộc
Một người con xa quê hương đã gần 60 năm, nay có dịp trở về làng hương Quảng Phú Cầu nơi chôn rau cắt rốn của mình, ông Vương Công Minh không giấu được cảm xúc và niềm tự hào.
“Trở về đây, những kí ức về những ngày thơ bé cùng gia đình vẫn luôn hiện hữu trong lòng. Chứng kiến làng nghề không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ bản thân cảm thấy rất tự hào”, ông Minh chia sẻ.


Ông Vương Công Minh chụp ảnh cùng những người bạn đã xa cách lâu năm. Ảnh: Hoàng Lộc
Ông Vương Công Minh chụp ảnh cùng những người bạn đã xa cách lâu năm. Ảnh: Hoàng Lộc
Tăm hương ở làng Quảng Phú Cầu thường được nhuộm bằng hai màu chủ đạo là màu hồng và đỏ, tạo nên vẻ đẹp nổi bật và rực rỡ đặc trưng. Đây không chỉ là dấu ấn của làng nghề mà còn mang ý nghĩa văn hóa và tâm linh sâu sắc.
Để tạo sự bắt mắt, thu hút khách du lịch, nhiều hộ gia đình còn xếp những bó tăm hương này thành những hình khác nhau như lá cờ, bản đồ Việt Nam.
“Ngoại trừ những ngày trời mưa, thì tất cả những ngày trong năm, người dân làng chúng tôi đều làm hương. Nhưng thời điểm nhộn nhịp nhất là những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng hương tăng cao để phục vụ các dịp lễ Tết và các hoạt động tâm linh”, ông Nguyễn Văn Bản - một người dân làm hương tại làng chia sẻ.


“Công việc làm tăm hương ở nơi đây diễn ra quanh năm, nhưng thật sự rộn nhịp nhất là những tháng cuối năm khi nhu cầu sử dụng hương tăng cao để phục vụ các dịp lễ Tết, giỗ chạp và các hoạt động tâm linh”, ông Đoàn Văn Nghĩa - một người dân làm hương lâu đời chia sẻ. Ảnh: Hoàng Lộc
Cũng theo ông Bản, lượng khách mỗi ngày đến tham quan sẽ dao động khoảng hơn 100 khách, gần dịp lễ, Tết số lượng khách sẽ đông hơn. Ảnh: Hoàng Lộc
Hiện tại, những người công nhân ở các xưởng làm hương tại làng Quảng Phú Cầu vào giai đoạn sản xuất tất bật nhất trong năm. Tất cả các công đoạn, từ chẻ tre, nhuộm chân hương, đến se bột và phơi hương, đều hoạt động hết công suất. Người dân phải làm việc từ sáng sớm đến tận khuya để đảm bảo tiến độ sản xuất.
Hiện tại, những người công nhân ở các xưởng làm hương tại làng Quảng Phú Cầu đang bước vào giai đoạn sản xuất tất bật nhất trong năm. Tất cả các công đoạn, từ chẻ tre, nhuộm chân hương, đến se bột và phơi hương, đều hoạt động hết công suất. Người dân phải làm việc từ sáng sớm đến tận khuya để đảm bảo tiến độ sản xuất. Ảnh: Hoàng Lộc
Người dân tại làng Quảng Phú Cầu nhanh chóng thực hiện các công đoạn để làm ra một bó hương. Ảnh: Hoàng Lộc
Theo người dân tại làng Quảng Phú Cầu, đối với loại chân hương nhuộm đỏ thường được sử dụng trong đình chùa, còn loại màu hồng người dân hay mua về sử dụng trong các gia đình.
 
Bên trên