Võ Xuân Trường
Well-known member
Làng hương Quảng Phú Cầu thành điểm check-in hút khách trên Instagram
Quảng Phú Cầu từ một làng ngoại thành Hà Nội trở thành nơi đắt khách nhờ những bức ảnh đẹp được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Instagram, theo AFP.
Tại một ngôi làng nhỏ ở miền bắc Việt Nam, chị Đặng Thị Hoa buộc một bó nhang mới sấy khô trước Tết Nguyên đán và ngắm nhìn dòng khách du lịch xếp hàng chờ tạo dáng chụp ảnh.
Ba thế hệ trong gia đình chị Hoa đã nhuộm nhang màu đỏ tươi hay hồng đỏ trước Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Gia đình chị cùng nhiều hộ khác sinh sống và làm việc tại làng hương Quảng Phú Cầu giờ đây cũng làm những que hương màu vàng, xanh lam, xanh lá cây để phục vụ du khách háo hức chụp ảnh đăng Instagram.
Du khách chụp ảnh tại làng hương Quảng Phú Cầu. Ảnh: Vân Hi
Trước một ngôi chùa trong làng, hàng trăm bó chân hương nhiều màu sắc được phơi khô dưới nắng - xếp thành hình một bản đồ Việt Nam khổng lồ.
“Làng của chúng tôi đã trở thành điểm thu hút khách du lịch”, chị Hoa, 45 tuổi, người đã làm nghề làm hương trong ba thập kỷ, cho biết.
Dân làng cũng kiếm được một khoản tiền lớn từ những người chụp ảnh tự sướng. Với 50.000 đồng (2 USD), khách du lịch có thể thoải mái chụp ảnh với những bó hương của xưởng. Mỗi bó có giá khoảng 10.000 đồng cho 20 que hương. Tại một ngôi nhà gần đó, một cầu thang kim loại đã được dựng lên để có thể chụp ảnh từ trên cao.
Ông Nguyễn Hữu Long cho hay, gia đình vô cùng bận rộn với những đơn hàng dồn dập trước Tết, khi người dân thường thắp hương tại các chùa chiền hoặc trên bàn thờ gia tiên.
“Tôi phân công một hoặc hai người để giúp du khách tìm góc chụp ảnh đẹp nhất và đảm bảo họ không làm hỏng việc sấy hương”, ông Long, 58 tuổi, nói với AFP.
Khách du lịch cũng đánh giá cao về làng hương Quảng Phú Cầu. Catherine Caro, đến từ Philippines, bày tỏ: “Nơi này rất đẹp, rất nhiều màu sắc và thực sự là một nơi đáng để đăng lên Instagram”.
Quảng Phú Cầu, ở ngoại ô Hà Nội, là một trong số những ngôi làng trên khắp Việt Nam có nghề buôn bán hương cổ truyền, với nhiều gia đình sống trong những con hẻm nhỏ tham gia vào việc nhuộm, phơi khô hoặc gọt tre làm chân hương.
Trình tự công việc đầy đủ bao gồm chặt những cành tre để cho vào máy cắt tỉa, nhúng những que tre mỏng vào thùng thuốc nhuộm nhiều màu sắc, trước khi để những que tre xòe ra ngoài đường như bó hoa cho khô tự nhiên.
“Tôi tự hào về nghề truyền thống của gia đình... và cũng cảm thấy vui mừng khi làng mình ngày càng được nhiều người biết đến. Tôi cũng kiếm được nhiều tiền hơn”, chị Hoa vui vẻ nói.
Quảng Phú Cầu từ một làng ngoại thành Hà Nội trở thành nơi đắt khách nhờ những bức ảnh đẹp được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Instagram, theo AFP.
Tại một ngôi làng nhỏ ở miền bắc Việt Nam, chị Đặng Thị Hoa buộc một bó nhang mới sấy khô trước Tết Nguyên đán và ngắm nhìn dòng khách du lịch xếp hàng chờ tạo dáng chụp ảnh.
Ba thế hệ trong gia đình chị Hoa đã nhuộm nhang màu đỏ tươi hay hồng đỏ trước Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Gia đình chị cùng nhiều hộ khác sinh sống và làm việc tại làng hương Quảng Phú Cầu giờ đây cũng làm những que hương màu vàng, xanh lam, xanh lá cây để phục vụ du khách háo hức chụp ảnh đăng Instagram.
Du khách chụp ảnh tại làng hương Quảng Phú Cầu. Ảnh: Vân Hi
Trước một ngôi chùa trong làng, hàng trăm bó chân hương nhiều màu sắc được phơi khô dưới nắng - xếp thành hình một bản đồ Việt Nam khổng lồ.
“Làng của chúng tôi đã trở thành điểm thu hút khách du lịch”, chị Hoa, 45 tuổi, người đã làm nghề làm hương trong ba thập kỷ, cho biết.
Dân làng cũng kiếm được một khoản tiền lớn từ những người chụp ảnh tự sướng. Với 50.000 đồng (2 USD), khách du lịch có thể thoải mái chụp ảnh với những bó hương của xưởng. Mỗi bó có giá khoảng 10.000 đồng cho 20 que hương. Tại một ngôi nhà gần đó, một cầu thang kim loại đã được dựng lên để có thể chụp ảnh từ trên cao.
Ông Nguyễn Hữu Long cho hay, gia đình vô cùng bận rộn với những đơn hàng dồn dập trước Tết, khi người dân thường thắp hương tại các chùa chiền hoặc trên bàn thờ gia tiên.
“Tôi phân công một hoặc hai người để giúp du khách tìm góc chụp ảnh đẹp nhất và đảm bảo họ không làm hỏng việc sấy hương”, ông Long, 58 tuổi, nói với AFP.
Khách du lịch cũng đánh giá cao về làng hương Quảng Phú Cầu. Catherine Caro, đến từ Philippines, bày tỏ: “Nơi này rất đẹp, rất nhiều màu sắc và thực sự là một nơi đáng để đăng lên Instagram”.
Quảng Phú Cầu, ở ngoại ô Hà Nội, là một trong số những ngôi làng trên khắp Việt Nam có nghề buôn bán hương cổ truyền, với nhiều gia đình sống trong những con hẻm nhỏ tham gia vào việc nhuộm, phơi khô hoặc gọt tre làm chân hương.
Trình tự công việc đầy đủ bao gồm chặt những cành tre để cho vào máy cắt tỉa, nhúng những que tre mỏng vào thùng thuốc nhuộm nhiều màu sắc, trước khi để những que tre xòe ra ngoài đường như bó hoa cho khô tự nhiên.
“Tôi tự hào về nghề truyền thống của gia đình... và cũng cảm thấy vui mừng khi làng mình ngày càng được nhiều người biết đến. Tôi cũng kiếm được nhiều tiền hơn”, chị Hoa vui vẻ nói.