Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Xứ sở của hoa vàng cỏ xanh là tên gọi thân thương người dân đặt cho Phú Yên sau khi một bộ phim được quay tại đây.
Biển ở Phú Yên sau mùa bão.
Chúng tôi đến đây sau mùa bão, ánh xanh ngắt trong nắng đã rời Phú Yên theo những thước phim, để lại những con đường làng dẫn vào thành phố Tuy Hoà thấm đẫm mưa phùn một nét duyên.
Mưa và sương mù bao phủ lớp một lớp mỏng làm bầu trời ảm đạm nhưng người dân Tuy Hoà thì không. Tôi nghe như giọng nói người Tuy Hoà xen lẫn giọng miền Nam và miền Trung. Đối với tôi lạ lạ, quen quen ngay từ khi vừa xuống máy bay vào thành phố. Cô gái cạnh bên gọi cha ‘Be ơi, con nà!’ nghe vừa ngộ ngộ vừa dễ thương.
Dịch vụ xe máy cho thuê chờ ngay sân bay, chúng tôi phi thẳng ra hàng quán vì đã lên máy bay từ 4 giờ sáng. Hàng quán khá đông khách, nơi ba nơi bảy túm tụm bàn từ thời tiết dông bão cho tới thời sự khu phố. Những câu chuyện không ngớt quanh bếp lửa quán ăn lan sang đoán tuổi từng người trong nhóm du lịch chúng tôi vì “nghe chừng các bạn đến từ Sài Gòn phải không?”.
Phi chiếc ngựa sắt qua những chiếc cầu gió sần sật trong mưa phùn, rồi mấy cái bùng binh, chúng tôi vào trung tâm thành phố Tuy Hoà. Thành phố nhỏ có vài trục đường chính song song, tên gọi như những giống như đường ở các quận trung tâm ở Sài Gòn.
Trên những tuyến đường ngắn, gió biển xung quanh táp vào người ram ráp mà người Tuy Hoà chỉ cần thêm một chiếc áo lạnh là có thể cưỡi xe vòng quanh thị trấn. Một cô đã lớn tuổi chở xe máy đầy cá chỉ mặc lớp áo mong manh ngoài bộ đồ thường nhật, tuy người co lại vì trời lạnh vẫn mỉm cười với người đi đường khi dừng đèn đỏ.
Tuy Hoà bao quanh bởi các ngọn núi và biển. Triền núi thoải thoải đưa chúng tôi lên núi Chóp Chài từ trung tâm về phía Bắc. Giữa sườn núi là có thể nhìn gần bao quát thành phố, thấp thoáng con đảo nhỏ nằm giữa biển ngoài xa. Các khu nhà co cụm từng mảng trong thành phố từ trên cao. Xa xa, sóng biển đánh mạnh vào bờ. Nhìn từ trên cao, sóng biển như đang cố liếm từng ngọn thông thưa thớt trên chỏm núi.
Xe máy chúng tôi thuê trên đường Trần Hưng Đạo là chiếc xe còn mới, nhưng khi lên núi chỉ chạy được tốc độ 20 km/giờ. Càng lên tới đỉnh dốc càng cao, thì xe chỉ bò tốc độ của sên được 10 km/ giờ rồi dừng hẳn.
Khung cảnh bao quát biển và đồng bằng sau bão từ núi Chóp Chài.
Trước nguy cơ xe chạy lùi tự do, anh bạn trong nhóm đang chở tôi đành phải lấy hai chân đẩy xe phụ động cơ. Được gần 50m, tốc độ của anh cũng chậm dần theo chiếc xe rùa bất trị. Khoảng 30 phút hiệp lực, cả hai đành chịu thua khi chỉ còn khoảng hơn vài trăm mét là tới đỉnh.
Chúng tôi đành hài lòng với đích đến gần đỉnh vì con dốc từ đây mới lộ rõ vẻ nguy hiểm về độ dốc dựng đứng, dù đã cố dấu bằng triền đồi thoai thoải phía dưới. Mùi sương ngai ngái xen lẫn cỏ cây nguyên sinh từ những cơn gió thổi tới hơi ẩm lạnh toát nhưng dễ chịu đang bắt đầu làm mờ triền núi nhỏ hẹp.
Tôi động viên bạn, dù sao mình cũng được ngắm sương mù bao quanh mỏm núi đang rả rích mưa phùn. Chỉ quanh quẩn ở thành phố thì lúc nào mới biết sương mù là thế nào. Sáng thức dậy thì ánh mặt trời đã lên cao hong khô những giọt sương hồi đêm khuya.
Chúng tôi tự ví mình như cây cỏ xung quanh trong bức tranh tỉnh mặc thấm đẫm mưa sương. Khoác áo mưa đứng ngắm khung cảnh mờ mờ ẩn hiện cây cỏ, những ngọn thông bên sườn đồi đã lẫn vào màn sương.
Dò dẫm để khỏi trệch ra khỏi sườn núi, một thế giới khác hiện ra khi chúng tôi đang ở lưng chừng. Chỉ cách 1cm mà sương mù dăng nặng đã lộ ra bầu trời sáng trong, dù vẫn mưa phùn vẫn rả rích. Cây xanh quanh núi dù rụng lá mùa đông, lộ ra hàng lá mới xanh mướt trong mưa. Cảnh thành phố lại hiện ra tươi sáng.
Trở lại trung tâm thành phố, chúng tôi ghé chợ Tuy Hoà. Ở đây có món bánh bột lọc, bánh nộm rõ ngon. Trời lạnh giúp chúng tôi chén sạch sẽ các món bánh rồi sà qua hàng chè trái cây có món cocktail trái cây thêm vị sầu riêng béo ngậy. Xong xuôi, đi ngang hàng bánh xèo, chúng tôi cũng không quên chép miệng tiếc nuối, hẹn hôm sau lại ghé.
Ngồi trò chuyện cùng người dân trong lòng chợ mới được biết chim yến bay cả vào trong thành phố, nên nhiều nhà ba tầng ở đây đã bịt kín cửa sổ, mở máy thu âm dụ chim về thêm. Rời chợ, chúng tôi chạy loanh quanh thành phố, trời chiều càng thêm lạnh thật thích vì những con đường nhỏ trống trải như Sài Gòn những năm 80 cùng những căn nhà thấp tầng bên đường.
Đi lòng vòng thì trời tối, vào trung tâm chúng tôi lại hì hục với chiếc xe rùa để lên tháp Chàm trên ngọn núi nhỏ. Người dân kể đó là núi Nhạn. Tháp Chăm Pa trên đó là di tích của người Chăm vào những đầu thế kỷ trước Công nguyên. Tháp được xây bằng gạch nung và di tích hầu như còn nguyên vẹn.
Tháp Chăm Pa về đêm.
Tôi tự hỏi tại sao người xưa không để lại bí quyết xây dựng các kiến trúc có độ bền bỉ cho con cháu. Hay đơn giản chỉ cần ghi lại cách pha trộn các vật liệu thiên nhiên đã có bảo chứng cho độ bền với thời gian. Các viên gạch nung tuy đã mòn nhưng vẫn xếp khít nhau được bồi bằng cát bụi. Có lẽ thiên nhiên cũng có ý thức giữ gìn di tích cổ như chúng ta vậy.
Cũng trên núi Nhạn là Đài tưởng niệm. Nhìn xa kiến trúc của Đài tưởng niệm là các thanh cách điệu xếp lớp như các ngọn sóng, kiến trúc lạ này gây tò mò cho chúng tôi từ xa.
Trời đã tối, khu tưởng niệm đã tắt hết đèn, ánh sáng chung quanh thành phố vẫn rọi đến những vệt lờ mờ lên ngọn núi nhỏ chỉ cao hơn mặt nước biển 64 mét. Ánh sáng từ cây cầu trên sông Đà cùng hòa mình với những con đường được thắp sáng bao quanh một phía núi Nhạn. Người đi chơi núi vẫn thấy rõ mặt nhau dù không có đèn.
Dưới chân núi là đủ các hàng quán đang vẫy gọi người tham quan dừng chân. Đi vòng quanh ra xa Tuy Hoà, đường làng Phú Yên trải dài màu xanh của lúa và cây cỏ. Trên đường đi, một vài ngọn đồi xanh mướt bỗng nhiên xuất hiện bên ven đường cho tôi một cảm giác thân thương của miền Tây.
Trời vẫn lất phất mưa trong ngày thứ hai chúng tôi ở Phú Yên. Chúng tôi tìm đến biển từ con đường hai bên ruộng lúa màu xanh đẫm nước mưa thấp thoáng cánh cò trắng chăm chỉ tìm mồi.
Hòn Yến ở thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa chỉ khoảng hơn 20km. Tiếng chim yến ríu rích bên đường quanh co. Người dân xây lên những căn nhà ba tầng sừng sững trên đồi, chừa những ô thông gió nhỏ đều đặn từng hàng để dụ yến về làm tổ.
Ngoài máy thu phát để dụ chim về, các căn nhà này còn được đặt hóa chất để yến về nhà mình đừng về nhà phố trên. Chủ nhà vẫn tận dụng gian trước để ở, gian sau và lầu dùng để nuôi chim. Yến bay về tổ ấm nhân tạo do người dựng lên cho chúng vào buổi tối, đến sáng lại bay ra biển. Cứ đi vòng quanh mép biển là nghe thấy tiếng chim kêu rộn ràng từ nhà dân.
Trên bãi Hòn Yến.
Hai hòn tiểu đảo trên biển Hòn Yến nằm gần bờ chờ chim yến quay về mỗi buổi sáng. Hòn lớn là Hòn yến hòn nhỏ là hòn Sụn. Mỗi sáng sớm người thu mua lại tụ tập tại bãi biển mua bán tổ yến và cá. Khi nắng lên đầy thì không gian biển lại dành cho khách ghé thăm.
Để ra hai hòn tiểu đảo này, chúng tôi đi xuống bãi đá từ bờ cát, khi thủy triều rút thì có thể đi bộ ra đến Hòn Yến. Sau mùa bão, đi xa hết mức có thể cũng chưa đến được hòn đảo nhỏ cận bờ. Sóng vẫn đánh mạnh, chúng tôi không thể bơi ra đảo dù nhìn như sát bên cạnh mình.
Ngồi thưởng thức cảm giác thư thái gió biển mang lại, chúng tôi dõi mắt theo những cánh chim yến lượn quanh hai đòn nhỏ. Đằng xa là những con tàu vẫn bận rộn bắt cá, bên bờ là bãi đá gập ghềnh chặn những làn sóng đánh vào bờ mang theo xác sinh vật biển. Gần sát bãi cát là các miếu thờ thần, Phật, ngư dân gửi gắm mong ước được thiên nhiên che chở khi đi ra khơi đánh bắt.
Ngâm chân vào nước biển, cái lạnh êm dịu massage bàn chân làm chúng tôi thư giãn nhưng vẫn phải cẩn thận tránh những nhánh san hô cụt nằm lẫn trong cát và đá làm nhói chân ai bước lên.
Lặng mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên hàng giờ đồng hồ, chúng tôi chẳng ai nói chuyện với nhau vì sợ mất đi cảm giác tự tại khi quá gần với thiên nhiên. Tiếng cười đùa khanh khách từ phía sau làm chúng tôi giật mình, các em học sinh đang ùa đến biển. Tạm biệt Hòn Yến, vẫy chào các em nhỏ, chúng tôi lại lên đường tìm đến các bãi biển khác ở Phú Yên trong ngày mưa phùn.
Biển ở Phú Yên sau mùa bão.
Chúng tôi đến đây sau mùa bão, ánh xanh ngắt trong nắng đã rời Phú Yên theo những thước phim, để lại những con đường làng dẫn vào thành phố Tuy Hoà thấm đẫm mưa phùn một nét duyên.
Mưa và sương mù bao phủ lớp một lớp mỏng làm bầu trời ảm đạm nhưng người dân Tuy Hoà thì không. Tôi nghe như giọng nói người Tuy Hoà xen lẫn giọng miền Nam và miền Trung. Đối với tôi lạ lạ, quen quen ngay từ khi vừa xuống máy bay vào thành phố. Cô gái cạnh bên gọi cha ‘Be ơi, con nà!’ nghe vừa ngộ ngộ vừa dễ thương.
Dịch vụ xe máy cho thuê chờ ngay sân bay, chúng tôi phi thẳng ra hàng quán vì đã lên máy bay từ 4 giờ sáng. Hàng quán khá đông khách, nơi ba nơi bảy túm tụm bàn từ thời tiết dông bão cho tới thời sự khu phố. Những câu chuyện không ngớt quanh bếp lửa quán ăn lan sang đoán tuổi từng người trong nhóm du lịch chúng tôi vì “nghe chừng các bạn đến từ Sài Gòn phải không?”.
Phi chiếc ngựa sắt qua những chiếc cầu gió sần sật trong mưa phùn, rồi mấy cái bùng binh, chúng tôi vào trung tâm thành phố Tuy Hoà. Thành phố nhỏ có vài trục đường chính song song, tên gọi như những giống như đường ở các quận trung tâm ở Sài Gòn.
Trên những tuyến đường ngắn, gió biển xung quanh táp vào người ram ráp mà người Tuy Hoà chỉ cần thêm một chiếc áo lạnh là có thể cưỡi xe vòng quanh thị trấn. Một cô đã lớn tuổi chở xe máy đầy cá chỉ mặc lớp áo mong manh ngoài bộ đồ thường nhật, tuy người co lại vì trời lạnh vẫn mỉm cười với người đi đường khi dừng đèn đỏ.
Tuy Hoà bao quanh bởi các ngọn núi và biển. Triền núi thoải thoải đưa chúng tôi lên núi Chóp Chài từ trung tâm về phía Bắc. Giữa sườn núi là có thể nhìn gần bao quát thành phố, thấp thoáng con đảo nhỏ nằm giữa biển ngoài xa. Các khu nhà co cụm từng mảng trong thành phố từ trên cao. Xa xa, sóng biển đánh mạnh vào bờ. Nhìn từ trên cao, sóng biển như đang cố liếm từng ngọn thông thưa thớt trên chỏm núi.
Xe máy chúng tôi thuê trên đường Trần Hưng Đạo là chiếc xe còn mới, nhưng khi lên núi chỉ chạy được tốc độ 20 km/giờ. Càng lên tới đỉnh dốc càng cao, thì xe chỉ bò tốc độ của sên được 10 km/ giờ rồi dừng hẳn.
Khung cảnh bao quát biển và đồng bằng sau bão từ núi Chóp Chài.
Trước nguy cơ xe chạy lùi tự do, anh bạn trong nhóm đang chở tôi đành phải lấy hai chân đẩy xe phụ động cơ. Được gần 50m, tốc độ của anh cũng chậm dần theo chiếc xe rùa bất trị. Khoảng 30 phút hiệp lực, cả hai đành chịu thua khi chỉ còn khoảng hơn vài trăm mét là tới đỉnh.
Chúng tôi đành hài lòng với đích đến gần đỉnh vì con dốc từ đây mới lộ rõ vẻ nguy hiểm về độ dốc dựng đứng, dù đã cố dấu bằng triền đồi thoai thoải phía dưới. Mùi sương ngai ngái xen lẫn cỏ cây nguyên sinh từ những cơn gió thổi tới hơi ẩm lạnh toát nhưng dễ chịu đang bắt đầu làm mờ triền núi nhỏ hẹp.
Tôi động viên bạn, dù sao mình cũng được ngắm sương mù bao quanh mỏm núi đang rả rích mưa phùn. Chỉ quanh quẩn ở thành phố thì lúc nào mới biết sương mù là thế nào. Sáng thức dậy thì ánh mặt trời đã lên cao hong khô những giọt sương hồi đêm khuya.
Chúng tôi tự ví mình như cây cỏ xung quanh trong bức tranh tỉnh mặc thấm đẫm mưa sương. Khoác áo mưa đứng ngắm khung cảnh mờ mờ ẩn hiện cây cỏ, những ngọn thông bên sườn đồi đã lẫn vào màn sương.
Dò dẫm để khỏi trệch ra khỏi sườn núi, một thế giới khác hiện ra khi chúng tôi đang ở lưng chừng. Chỉ cách 1cm mà sương mù dăng nặng đã lộ ra bầu trời sáng trong, dù vẫn mưa phùn vẫn rả rích. Cây xanh quanh núi dù rụng lá mùa đông, lộ ra hàng lá mới xanh mướt trong mưa. Cảnh thành phố lại hiện ra tươi sáng.
Trở lại trung tâm thành phố, chúng tôi ghé chợ Tuy Hoà. Ở đây có món bánh bột lọc, bánh nộm rõ ngon. Trời lạnh giúp chúng tôi chén sạch sẽ các món bánh rồi sà qua hàng chè trái cây có món cocktail trái cây thêm vị sầu riêng béo ngậy. Xong xuôi, đi ngang hàng bánh xèo, chúng tôi cũng không quên chép miệng tiếc nuối, hẹn hôm sau lại ghé.
Ngồi trò chuyện cùng người dân trong lòng chợ mới được biết chim yến bay cả vào trong thành phố, nên nhiều nhà ba tầng ở đây đã bịt kín cửa sổ, mở máy thu âm dụ chim về thêm. Rời chợ, chúng tôi chạy loanh quanh thành phố, trời chiều càng thêm lạnh thật thích vì những con đường nhỏ trống trải như Sài Gòn những năm 80 cùng những căn nhà thấp tầng bên đường.
Đi lòng vòng thì trời tối, vào trung tâm chúng tôi lại hì hục với chiếc xe rùa để lên tháp Chàm trên ngọn núi nhỏ. Người dân kể đó là núi Nhạn. Tháp Chăm Pa trên đó là di tích của người Chăm vào những đầu thế kỷ trước Công nguyên. Tháp được xây bằng gạch nung và di tích hầu như còn nguyên vẹn.
Tháp Chăm Pa về đêm.
Tôi tự hỏi tại sao người xưa không để lại bí quyết xây dựng các kiến trúc có độ bền bỉ cho con cháu. Hay đơn giản chỉ cần ghi lại cách pha trộn các vật liệu thiên nhiên đã có bảo chứng cho độ bền với thời gian. Các viên gạch nung tuy đã mòn nhưng vẫn xếp khít nhau được bồi bằng cát bụi. Có lẽ thiên nhiên cũng có ý thức giữ gìn di tích cổ như chúng ta vậy.
Cũng trên núi Nhạn là Đài tưởng niệm. Nhìn xa kiến trúc của Đài tưởng niệm là các thanh cách điệu xếp lớp như các ngọn sóng, kiến trúc lạ này gây tò mò cho chúng tôi từ xa.
Trời đã tối, khu tưởng niệm đã tắt hết đèn, ánh sáng chung quanh thành phố vẫn rọi đến những vệt lờ mờ lên ngọn núi nhỏ chỉ cao hơn mặt nước biển 64 mét. Ánh sáng từ cây cầu trên sông Đà cùng hòa mình với những con đường được thắp sáng bao quanh một phía núi Nhạn. Người đi chơi núi vẫn thấy rõ mặt nhau dù không có đèn.
Dưới chân núi là đủ các hàng quán đang vẫy gọi người tham quan dừng chân. Đi vòng quanh ra xa Tuy Hoà, đường làng Phú Yên trải dài màu xanh của lúa và cây cỏ. Trên đường đi, một vài ngọn đồi xanh mướt bỗng nhiên xuất hiện bên ven đường cho tôi một cảm giác thân thương của miền Tây.
Trời vẫn lất phất mưa trong ngày thứ hai chúng tôi ở Phú Yên. Chúng tôi tìm đến biển từ con đường hai bên ruộng lúa màu xanh đẫm nước mưa thấp thoáng cánh cò trắng chăm chỉ tìm mồi.
Hòn Yến ở thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa chỉ khoảng hơn 20km. Tiếng chim yến ríu rích bên đường quanh co. Người dân xây lên những căn nhà ba tầng sừng sững trên đồi, chừa những ô thông gió nhỏ đều đặn từng hàng để dụ yến về làm tổ.
Ngoài máy thu phát để dụ chim về, các căn nhà này còn được đặt hóa chất để yến về nhà mình đừng về nhà phố trên. Chủ nhà vẫn tận dụng gian trước để ở, gian sau và lầu dùng để nuôi chim. Yến bay về tổ ấm nhân tạo do người dựng lên cho chúng vào buổi tối, đến sáng lại bay ra biển. Cứ đi vòng quanh mép biển là nghe thấy tiếng chim kêu rộn ràng từ nhà dân.
Trên bãi Hòn Yến.
Hai hòn tiểu đảo trên biển Hòn Yến nằm gần bờ chờ chim yến quay về mỗi buổi sáng. Hòn lớn là Hòn yến hòn nhỏ là hòn Sụn. Mỗi sáng sớm người thu mua lại tụ tập tại bãi biển mua bán tổ yến và cá. Khi nắng lên đầy thì không gian biển lại dành cho khách ghé thăm.
Để ra hai hòn tiểu đảo này, chúng tôi đi xuống bãi đá từ bờ cát, khi thủy triều rút thì có thể đi bộ ra đến Hòn Yến. Sau mùa bão, đi xa hết mức có thể cũng chưa đến được hòn đảo nhỏ cận bờ. Sóng vẫn đánh mạnh, chúng tôi không thể bơi ra đảo dù nhìn như sát bên cạnh mình.
Ngồi thưởng thức cảm giác thư thái gió biển mang lại, chúng tôi dõi mắt theo những cánh chim yến lượn quanh hai đòn nhỏ. Đằng xa là những con tàu vẫn bận rộn bắt cá, bên bờ là bãi đá gập ghềnh chặn những làn sóng đánh vào bờ mang theo xác sinh vật biển. Gần sát bãi cát là các miếu thờ thần, Phật, ngư dân gửi gắm mong ước được thiên nhiên che chở khi đi ra khơi đánh bắt.
Ngâm chân vào nước biển, cái lạnh êm dịu massage bàn chân làm chúng tôi thư giãn nhưng vẫn phải cẩn thận tránh những nhánh san hô cụt nằm lẫn trong cát và đá làm nhói chân ai bước lên.
Lặng mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên hàng giờ đồng hồ, chúng tôi chẳng ai nói chuyện với nhau vì sợ mất đi cảm giác tự tại khi quá gần với thiên nhiên. Tiếng cười đùa khanh khách từ phía sau làm chúng tôi giật mình, các em học sinh đang ùa đến biển. Tạm biệt Hòn Yến, vẫy chào các em nhỏ, chúng tôi lại lên đường tìm đến các bãi biển khác ở Phú Yên trong ngày mưa phùn.