Võ Xuân Trường
Well-known member
Làng nghề khô mè Đà Nẵng - đặc sản bánh quà nổi tiếng Việt Nam
Bên cạnh đòn bánh tét, chiếc bánh chưng xanh, thì trên bàn thờ tổ tiên hay trong món quà Tết, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ tìm mua bằng được chiếc bánh khô mè, bánh in, bánh thuẫn…
Bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh
Những thức quà mà nhìn thấy bánh như thấy hương vị Tết. Chẳng những vậy, với người Đà Nẵng, tự hào hơn cả là chiếc bánh khô mè giờ đây không chỉ là món truyền thống của địa phương mà đã là đặc sản bánh quà tặng có tiếng của Việt Nam.
Thương nhớ chiếc bánh quê
Đối với người Quảng Nam, Đà Nẵng, bánh khô mè (vừng) là sản phẩm không thể thiếu ở mỗi gia đình, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, hiếu hỷ.
Nguyên liệu chính của đặc sản bánh khô mè từ những thức bình dị. Nó gồm hỗn hợp bột gạo - nếp, mè, đường. Người làm bánh sẽ pha bột gạo với bột nếp, sau đó cho bột vào khuôn để tạo hình rồi hấp cách thủy và nướng. Sau khi đã chín vàng, bánh được nhúng với một lớp đường mía non rồi lăn qua mè hoặc nếp rang. Sản phẩm bánh đạt yêu cầu phải có ruột xốp giòn, thơm mùi mè và nếp rang, ngọt vị đặc trưng của mía non, lớp đường mía bên trong dẻo sánh có thể kéo được thành sợi khi bẻ bánh.
Bánh khô mèn là thức quà không thể thiếu trong dịp Tết của người Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh
Trước đây, khi chưa có máy móc hiện đại, bánh được nướng trên lửa than. Sau đó, các cơ sở sản xuất bánh khô mè tại quận Cẩm Lệ đã đầu tư máy móc, thay thế công đoạn nướng bánh trên lửa than bằng lửa điện.
Xét về tính bắt mắt và khẩu vị, bánh khô mè Cẩm Lệ là món bánh đánh thức được cả ngũ quan của thực khách với lớp áo màu trắng vàng của đường thắng, của mè. Bóc chiếc giấy gói ra, người dùng sẽ ngửi được ngay hương thơm lừng của mè rang, của gừng. Bánh có vị ngọt của đường, bùi của bột nếp, chút béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế. Bánh mè ngon phải vừa đạt độ mềm, cứng, xốp, giòn và khi ăn tạo nên tiếng vỡ rào rạo. Xét về giá trị dinh dưỡng, bánh khô mè Cẩm Lệ đạt tiêu chuẩn của một thực phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng rất cao khi kết hợp đầy đủ thành phần các chất cơ bản: chất đường, bột, chất đạm, chất béo và các chất muối khoáng, vitamin.
Ngày nay, nghề làm bánh khô mè truyền thống vẫn đang được con cháu và người dân Cẩm Lệ tiếp nối với những thương hiệu nổi tiếng. Từ một sản phẩm làng quê, bánh khô mè đã có tên tuổi trên thị trường, được đăng ký quyền sở hữu và đã có mặt ở nhiều địa phương, nhiều vùng quê trên cả nước và theo tay Việt kiều làm món quà quê sang xứ người. Với sự ưu ái của những người con Việt dành cho thức quà này, bánh khô mè Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vào top 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam.
Cho những mùa Tết rộn ràng
Trở thành một sản phẩm góp phần làm đa dạng nét ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng và hơn thế, những chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề được lưu truyền.
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, làng nghề truyền thống bánh khô mè ở quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng rộn ràng hơn, tấp nập người vào ra với hàng vạn chiếc bánh được ra lò thơm lừng cả khu phố. Đây là thời gian bắt đầu làm bánh vụ Tết của người dân nơi đây để kịp những chuyến hàng đi muôn nơi. Khác với sự trầm lắng của những năm bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, năm nay, hàng bán chạy nên làng nghề này càng thêm nhộn nhịp.
Anh Huỳnh Đức Son, chủ cơ sở sản xuất bánh khô mè thương hiệu bà Liễu ở đây cho biết, nếu ngày thường, cơ sở sản xuất khoảng 500 sản phẩm thì trong dịp gần Tết, lượng bánh tăng lên là 3.000 sản phẩm. Và dù đã trở thành món đặc sản nổi danh nhưng bánh khô mè Đà Nẵng vẫn có mức giá phải chăng. Tuỳ vào kích cỡ, mỗi gói bánh khô mè có giá thấp nhất 30.000 đồng/gói đến 75.000 đồng/gói.
Làng nghề tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người dân. Ảnh: Hoàng Vinh
Với số lượng đặt hàng lớn, nhiều cơ sở làm bánh khô mè phải thuê thêm nhân công, tăng ca sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân. Để sản xuất kịp các đơn hàng phục vị thị trường Tết, cơ sở sản xuất bánh khô mè thương hiệu bà Liễu hiện đang có 50 lao động làm việc. Không chỉ là một làng nghề truyền thống mà món bánh khô mè nay đã giúp tạo công việc ổn định cho người dân nơi đây. Với mức thu nhập từ 6 triệu đến 10 triệu đồng/người/tháng, chị Nguyễn Thị Hoà, làm việc tại cơ sở này cho biết, người lao động ở đây có thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Cơ sở bánh này tạo điều kiện cho lao động có công việc làm liên tục cả tháng, cả năm. Không ai phải lo mất việc giữ chừng
Tiếp sức cho các làng nghề, bánh khô mè Cẩm Lệ đã được chính quyền địa phương và các ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ. Ông Võ Linh Thế, trưởng phòng Kinh tế UBND quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng cho biết, làng nghề hiện nay có 12 cơ sở sản xuất bánh, trong đó có 4 cơ sở sản xuất lớn hoạt động quanh năm tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Có cơ sở được thành phố đầu tư máy móc để tăng năng suất sản xuất.
Với những nỗ lực đó của từng người dân làng nghề cùng với chính quyền, từ thức quà được sáng tạo từ miền quê, nay bánh khô mè đã trở thành món quà đi khắp muôn nơi. Để không chỉ những mùa Tết này mà nhiều mùa Tết khác, những lò bánh lại rộn ràng đỏ lửa. Những người dân làng nghề không chỉ sống được với nghề bánh truyền thống mà còn giúp nhiều người con Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung được thưởng thức món bánh quê hương mà nhắc tên đã nhớ những ngày Tết rộn ràng.
Bên cạnh đòn bánh tét, chiếc bánh chưng xanh, thì trên bàn thờ tổ tiên hay trong món quà Tết, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ tìm mua bằng được chiếc bánh khô mè, bánh in, bánh thuẫn…
Những thức quà mà nhìn thấy bánh như thấy hương vị Tết. Chẳng những vậy, với người Đà Nẵng, tự hào hơn cả là chiếc bánh khô mè giờ đây không chỉ là món truyền thống của địa phương mà đã là đặc sản bánh quà tặng có tiếng của Việt Nam.
Thương nhớ chiếc bánh quê
Đối với người Quảng Nam, Đà Nẵng, bánh khô mè (vừng) là sản phẩm không thể thiếu ở mỗi gia đình, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, hiếu hỷ.
Nguyên liệu chính của đặc sản bánh khô mè từ những thức bình dị. Nó gồm hỗn hợp bột gạo - nếp, mè, đường. Người làm bánh sẽ pha bột gạo với bột nếp, sau đó cho bột vào khuôn để tạo hình rồi hấp cách thủy và nướng. Sau khi đã chín vàng, bánh được nhúng với một lớp đường mía non rồi lăn qua mè hoặc nếp rang. Sản phẩm bánh đạt yêu cầu phải có ruột xốp giòn, thơm mùi mè và nếp rang, ngọt vị đặc trưng của mía non, lớp đường mía bên trong dẻo sánh có thể kéo được thành sợi khi bẻ bánh.
Trước đây, khi chưa có máy móc hiện đại, bánh được nướng trên lửa than. Sau đó, các cơ sở sản xuất bánh khô mè tại quận Cẩm Lệ đã đầu tư máy móc, thay thế công đoạn nướng bánh trên lửa than bằng lửa điện.
Xét về tính bắt mắt và khẩu vị, bánh khô mè Cẩm Lệ là món bánh đánh thức được cả ngũ quan của thực khách với lớp áo màu trắng vàng của đường thắng, của mè. Bóc chiếc giấy gói ra, người dùng sẽ ngửi được ngay hương thơm lừng của mè rang, của gừng. Bánh có vị ngọt của đường, bùi của bột nếp, chút béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế. Bánh mè ngon phải vừa đạt độ mềm, cứng, xốp, giòn và khi ăn tạo nên tiếng vỡ rào rạo. Xét về giá trị dinh dưỡng, bánh khô mè Cẩm Lệ đạt tiêu chuẩn của một thực phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng rất cao khi kết hợp đầy đủ thành phần các chất cơ bản: chất đường, bột, chất đạm, chất béo và các chất muối khoáng, vitamin.
Ngày nay, nghề làm bánh khô mè truyền thống vẫn đang được con cháu và người dân Cẩm Lệ tiếp nối với những thương hiệu nổi tiếng. Từ một sản phẩm làng quê, bánh khô mè đã có tên tuổi trên thị trường, được đăng ký quyền sở hữu và đã có mặt ở nhiều địa phương, nhiều vùng quê trên cả nước và theo tay Việt kiều làm món quà quê sang xứ người. Với sự ưu ái của những người con Việt dành cho thức quà này, bánh khô mè Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vào top 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam.
Cho những mùa Tết rộn ràng
Trở thành một sản phẩm góp phần làm đa dạng nét ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng và hơn thế, những chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề được lưu truyền.
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, làng nghề truyền thống bánh khô mè ở quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng rộn ràng hơn, tấp nập người vào ra với hàng vạn chiếc bánh được ra lò thơm lừng cả khu phố. Đây là thời gian bắt đầu làm bánh vụ Tết của người dân nơi đây để kịp những chuyến hàng đi muôn nơi. Khác với sự trầm lắng của những năm bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, năm nay, hàng bán chạy nên làng nghề này càng thêm nhộn nhịp.
Anh Huỳnh Đức Son, chủ cơ sở sản xuất bánh khô mè thương hiệu bà Liễu ở đây cho biết, nếu ngày thường, cơ sở sản xuất khoảng 500 sản phẩm thì trong dịp gần Tết, lượng bánh tăng lên là 3.000 sản phẩm. Và dù đã trở thành món đặc sản nổi danh nhưng bánh khô mè Đà Nẵng vẫn có mức giá phải chăng. Tuỳ vào kích cỡ, mỗi gói bánh khô mè có giá thấp nhất 30.000 đồng/gói đến 75.000 đồng/gói.
Với số lượng đặt hàng lớn, nhiều cơ sở làm bánh khô mè phải thuê thêm nhân công, tăng ca sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân. Để sản xuất kịp các đơn hàng phục vị thị trường Tết, cơ sở sản xuất bánh khô mè thương hiệu bà Liễu hiện đang có 50 lao động làm việc. Không chỉ là một làng nghề truyền thống mà món bánh khô mè nay đã giúp tạo công việc ổn định cho người dân nơi đây. Với mức thu nhập từ 6 triệu đến 10 triệu đồng/người/tháng, chị Nguyễn Thị Hoà, làm việc tại cơ sở này cho biết, người lao động ở đây có thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Cơ sở bánh này tạo điều kiện cho lao động có công việc làm liên tục cả tháng, cả năm. Không ai phải lo mất việc giữ chừng
Tiếp sức cho các làng nghề, bánh khô mè Cẩm Lệ đã được chính quyền địa phương và các ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ. Ông Võ Linh Thế, trưởng phòng Kinh tế UBND quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng cho biết, làng nghề hiện nay có 12 cơ sở sản xuất bánh, trong đó có 4 cơ sở sản xuất lớn hoạt động quanh năm tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Có cơ sở được thành phố đầu tư máy móc để tăng năng suất sản xuất.
Với những nỗ lực đó của từng người dân làng nghề cùng với chính quyền, từ thức quà được sáng tạo từ miền quê, nay bánh khô mè đã trở thành món quà đi khắp muôn nơi. Để không chỉ những mùa Tết này mà nhiều mùa Tết khác, những lò bánh lại rộn ràng đỏ lửa. Những người dân làng nghề không chỉ sống được với nghề bánh truyền thống mà còn giúp nhiều người con Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung được thưởng thức món bánh quê hương mà nhắc tên đã nhớ những ngày Tết rộn ràng.