Minh Thư
Well-known member
Một chiếc Framework Laptop 13 tiêu chuẩn có giá khởi điểm là 849 USD hoặc 1.049 USD, nhưng chỉ đi kèm với pin 55 Wh cũ và chip Core i5 hoặc Ryzen 5.
Tại sự kiện do Framework tổ chức hôm 24/3, công ty tích cực quảng bá những chiếc laptop tự sửa chữa đời mới với cấu hình mạnh mẽ, giá cả phải chăng, đặc biệt là được trang bị pin tuổi thọ cao.Tuy nhiên, việc sở hữu một chiếc máy tính xách tay giá rẻ kèm theo pin tuổi thọ cao không dễ như nhiều người tưởng.
Cụ thể, một chiếc Framework Laptop 13 tiêu chuẩn có giá khởi điểm là 849 USD hoặc 1.049 USD, nhưng chỉ đi kèm với pin 55 Wh cũ và chip Core i5 hoặc Ryzen 5.
Để sở hữu thiết bị có chứa pin 61 Wh bên trong, khách hàng buộc phải bỏ thêm ít nhất 320 USD cho một chiếc laptop với chip Core i7 hoặc Ryzen 7.
Nếu cố chấp mua Framework Laptop 13 cấu hình thấp mà vẫn muốn có pin 61 Wh, người dùng phải mua lẻ pin 61 Wh với giá 69 USD và bỏ pin 55 Wh ra ngoài, hoặc cho nó vào sọt rác.
Theo The Verge, điều này đi ngược lại với tuyên bố trước đó của Framework, rằng công ty muốn giảm thiểu rác thải điện tử bằng cách chế tạo những chiếc laptop dễ sửa chữa và thay mới linh kiện.
Do đó, tác giả Sean Hollister của The Verge đã gửi email nêu rõ thắc mắc của mình đến CEO của Framework – ông Nirav Patel và nhận được phản hồi.
Theo ông Patel, có một số nguyên nhân khiến công ty áp dụng chiến lược bán hàng như trên.
Thứ nhất, họ giữ pin 55 Wh kèm các cấu hình Cơ sở cho Thế hệ thứ 13 và cho Dòng Ryzen 7040 để giữ mức giá thấp, tương đương thế hệ thứ 12, bất chấp lạm phát và giá linh kiện tăng trong năm qua.
Thứ hai, công ty đã chuẩn bị sẵn một lượng lớn vật liệu để sản xuất pin 55 Wh, nếu bỏ phí sẽ làm tăng rác thải điện tử, trái với mục tiêu họ đề ra.
Thứ ba, nếu tùy tiện lắp nhiều loại cấu hình khác nhau với pin 61 Wh mới, số lượng pin 55 Wh tồn kho và độ phức tạp của chuỗi cung ứng sẽ tăng lên nhiều lần. Việc giữ lại các mẫu laptop cốt lõi đi kèm với pin 55 Wh sẽ giúp giải quyết cả 2 vấn đề trên.
Cuối cùng, việc kết hợp khung máy, chip và pin còn phải đáp ứng tính gọn nhẹ và dễ lắp ráp – những yếu tố cần thiết với mọi người dùng.
Dù đã đưa ra lời giải thích cặn kẽ, nhưng theo đánh giá của trang The Verge, động thái của Framework chưa thực sự thỏa đáng vì đề cao lợi ích của công ty thay vì khách hàng.
“Tại sao tôi phải trả thêm 320 USD cho một CPU mà tôi không cần? Tôi cũng thấy khó chịu khi trả 69 USD cho pin mới, sau đó không biết làm gì với cục pin 55 Wh đáng thương”, tác giả Sean Hollister chia sẻ.
Công ty khởi nghiệp Framework có trụ sở tại San Francisco được sáng lập bởi Nirav Patel - một trong những nhân viên đầu tiên của Oculus và từng làm việc cho Apple.
Tại sự kiện do Framework tổ chức hôm 24/3, công ty tích cực quảng bá những chiếc laptop tự sửa chữa đời mới với cấu hình mạnh mẽ, giá cả phải chăng, đặc biệt là được trang bị pin tuổi thọ cao.Tuy nhiên, việc sở hữu một chiếc máy tính xách tay giá rẻ kèm theo pin tuổi thọ cao không dễ như nhiều người tưởng.
Cụ thể, một chiếc Framework Laptop 13 tiêu chuẩn có giá khởi điểm là 849 USD hoặc 1.049 USD, nhưng chỉ đi kèm với pin 55 Wh cũ và chip Core i5 hoặc Ryzen 5.
Để sở hữu thiết bị có chứa pin 61 Wh bên trong, khách hàng buộc phải bỏ thêm ít nhất 320 USD cho một chiếc laptop với chip Core i7 hoặc Ryzen 7.
Nếu cố chấp mua Framework Laptop 13 cấu hình thấp mà vẫn muốn có pin 61 Wh, người dùng phải mua lẻ pin 61 Wh với giá 69 USD và bỏ pin 55 Wh ra ngoài, hoặc cho nó vào sọt rác.
Theo The Verge, điều này đi ngược lại với tuyên bố trước đó của Framework, rằng công ty muốn giảm thiểu rác thải điện tử bằng cách chế tạo những chiếc laptop dễ sửa chữa và thay mới linh kiện.
Do đó, tác giả Sean Hollister của The Verge đã gửi email nêu rõ thắc mắc của mình đến CEO của Framework – ông Nirav Patel và nhận được phản hồi.
Theo ông Patel, có một số nguyên nhân khiến công ty áp dụng chiến lược bán hàng như trên.
Thứ nhất, họ giữ pin 55 Wh kèm các cấu hình Cơ sở cho Thế hệ thứ 13 và cho Dòng Ryzen 7040 để giữ mức giá thấp, tương đương thế hệ thứ 12, bất chấp lạm phát và giá linh kiện tăng trong năm qua.
Thứ hai, công ty đã chuẩn bị sẵn một lượng lớn vật liệu để sản xuất pin 55 Wh, nếu bỏ phí sẽ làm tăng rác thải điện tử, trái với mục tiêu họ đề ra.
Thứ ba, nếu tùy tiện lắp nhiều loại cấu hình khác nhau với pin 61 Wh mới, số lượng pin 55 Wh tồn kho và độ phức tạp của chuỗi cung ứng sẽ tăng lên nhiều lần. Việc giữ lại các mẫu laptop cốt lõi đi kèm với pin 55 Wh sẽ giúp giải quyết cả 2 vấn đề trên.
Cuối cùng, việc kết hợp khung máy, chip và pin còn phải đáp ứng tính gọn nhẹ và dễ lắp ráp – những yếu tố cần thiết với mọi người dùng.
Dù đã đưa ra lời giải thích cặn kẽ, nhưng theo đánh giá của trang The Verge, động thái của Framework chưa thực sự thỏa đáng vì đề cao lợi ích của công ty thay vì khách hàng.
“Tại sao tôi phải trả thêm 320 USD cho một CPU mà tôi không cần? Tôi cũng thấy khó chịu khi trả 69 USD cho pin mới, sau đó không biết làm gì với cục pin 55 Wh đáng thương”, tác giả Sean Hollister chia sẻ.
Công ty khởi nghiệp Framework có trụ sở tại San Francisco được sáng lập bởi Nirav Patel - một trong những nhân viên đầu tiên của Oculus và từng làm việc cho Apple.