Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10.
Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ để ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt cốm dẹp với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng.
20h30, tại chùa Chantarangsay, quận 3, hàng trăm người đứng xung quanh sư trụ trì Danh Lung, chờ được hoà thượng đút cốm dẹp. Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đút cốm và sẽ hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Vật phẩm cúng trăng không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok là cốm dẹp. Ngoài ra còn có mía, chuối, dừa, khoai... - thành quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến thần Mặt Trăng, vị thần đang mang lại vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp cho bà con.
Cốm được làm từ những hạt nếp non, thường được gặt sớm trước một tuần hoặc nửa tháng, sau đó tiến hành ngâm, rang, giã để cho ra sản phẩm. Năm nay, chùa Chantarangsay làm khoảng 50 kg cốm dẹp.
Chị Dương Thị Quyền, đến từ An Giang, được sư đút cốm dẹp. Sau đó, chị chắp tay cúi đầu trước mặt hoà thượng và gửi lời chúc tốt đẹp tới mọi người. Lễ kết thúc trong khoảng 15 phút. Nhà chùa còn chuẩn bị nhiều bịch cốm dẹp nhỏ cho mọi người mang về.
"Phải người chủ trì lễ đút cốm thì mới thực sự ý nghĩa. Với người Khmer, lễ cúng trăng rất quan trọng, là ngày hội lớn trong năm", người phụ nữ 40 tuổi cho biết.
Trước đó, phật tử cùng nhau thắp gần 1.000 hoa đăng được đặt quanh sân chùa, cạnh các tượng Phật. Theo trụ trì chùa, nếu đúng phong tục thì hoa đăng sẽ được thả trên sông. Mọi năm, nhà chùa thường thả đèn ở kênh Nhiêu Lộc. Tuy nhiên, để giữ vệ sinh môi trường nên hoa đăng sẽ được thắp tại chỗ.
Sơn Thị Khánh Ngà (trái) đến từ Trà Vinh thành kính thắp hoa đăng cùng nhóm bạn. Nữ sinh 21 tuổi cho biết thắp hoa đăng là phần hội ý nghĩa trong lễ Ok Om Bok, mọi năm cô thường cùng gia đình thả đèn ở quê. "Tôi cầu nguyện bình an cho bản thân va gia đình khi thả đèn", Ngà nói.
Nhóm bạn đến từ Sóc Trăng của Bích Trâm (thứ hai, trái), 23 tuổi, tự làm hoa đăng bằng hoa hồng và sen trắng để bày tỏ lòng thành kính dâng lên đức Phật.
Xuyên suốt buổi lễ còn có hoạt động buộc chỉ đỏ cầu may mắn, bình an.
Dưới sân chùa, mọi người ngồi lắng nghe hoà thượng Danh Lung pháp thoại trong khoảng một tiếng.
Buổi pháp thoại nói về ý nghĩa truyền thống của lễ hội cúng trăng, thể hiện sự biết ơn trời đất và cầu chúc cho mọi người có sức khỏe, mưa thuận gió hòa, cuộc sống no đủ.
Các Phật tử chắp tay thành kính lắng nghe lời pháp thoại của vị trụ trì chùa.
Khoảng 21h, kết thúc các nghi lễ cúng trăng, người dân và Phật tử nán lại chùa dâng lễ, khấn Phật.
Chantarangsay được xây dựng năm 1946, còn được gọi là Candaransi (Ánh Trăng) và là ngôi chùa Khmer đầu tiên ở Sài Gòn. Chùa có diện tích 4.500 m2, là chốn tu hành của các nhà sư theo trường phái Nam Tông, nơi sinh hoạt văn hóa của đa số bà con dân tộc Khmer Nam Bộ.
Trong năm, chùa tổ chức các ngày lễ lớn theo truyền thống Phật giáo và văn hóa của người dân Khmer như tết Chol Chnam Thmay, lễ Phật đản, lễ Ok Om Bok
Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ để ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt cốm dẹp với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng.
20h30, tại chùa Chantarangsay, quận 3, hàng trăm người đứng xung quanh sư trụ trì Danh Lung, chờ được hoà thượng đút cốm dẹp. Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đút cốm và sẽ hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Vật phẩm cúng trăng không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok là cốm dẹp. Ngoài ra còn có mía, chuối, dừa, khoai... - thành quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến thần Mặt Trăng, vị thần đang mang lại vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp cho bà con.
Cốm được làm từ những hạt nếp non, thường được gặt sớm trước một tuần hoặc nửa tháng, sau đó tiến hành ngâm, rang, giã để cho ra sản phẩm. Năm nay, chùa Chantarangsay làm khoảng 50 kg cốm dẹp.
Chị Dương Thị Quyền, đến từ An Giang, được sư đút cốm dẹp. Sau đó, chị chắp tay cúi đầu trước mặt hoà thượng và gửi lời chúc tốt đẹp tới mọi người. Lễ kết thúc trong khoảng 15 phút. Nhà chùa còn chuẩn bị nhiều bịch cốm dẹp nhỏ cho mọi người mang về.
"Phải người chủ trì lễ đút cốm thì mới thực sự ý nghĩa. Với người Khmer, lễ cúng trăng rất quan trọng, là ngày hội lớn trong năm", người phụ nữ 40 tuổi cho biết.
Trước đó, phật tử cùng nhau thắp gần 1.000 hoa đăng được đặt quanh sân chùa, cạnh các tượng Phật. Theo trụ trì chùa, nếu đúng phong tục thì hoa đăng sẽ được thả trên sông. Mọi năm, nhà chùa thường thả đèn ở kênh Nhiêu Lộc. Tuy nhiên, để giữ vệ sinh môi trường nên hoa đăng sẽ được thắp tại chỗ.
Sơn Thị Khánh Ngà (trái) đến từ Trà Vinh thành kính thắp hoa đăng cùng nhóm bạn. Nữ sinh 21 tuổi cho biết thắp hoa đăng là phần hội ý nghĩa trong lễ Ok Om Bok, mọi năm cô thường cùng gia đình thả đèn ở quê. "Tôi cầu nguyện bình an cho bản thân va gia đình khi thả đèn", Ngà nói.
Nhóm bạn đến từ Sóc Trăng của Bích Trâm (thứ hai, trái), 23 tuổi, tự làm hoa đăng bằng hoa hồng và sen trắng để bày tỏ lòng thành kính dâng lên đức Phật.
Xuyên suốt buổi lễ còn có hoạt động buộc chỉ đỏ cầu may mắn, bình an.
Dưới sân chùa, mọi người ngồi lắng nghe hoà thượng Danh Lung pháp thoại trong khoảng một tiếng.
Buổi pháp thoại nói về ý nghĩa truyền thống của lễ hội cúng trăng, thể hiện sự biết ơn trời đất và cầu chúc cho mọi người có sức khỏe, mưa thuận gió hòa, cuộc sống no đủ.
Các Phật tử chắp tay thành kính lắng nghe lời pháp thoại của vị trụ trì chùa.
Khoảng 21h, kết thúc các nghi lễ cúng trăng, người dân và Phật tử nán lại chùa dâng lễ, khấn Phật.
Chantarangsay được xây dựng năm 1946, còn được gọi là Candaransi (Ánh Trăng) và là ngôi chùa Khmer đầu tiên ở Sài Gòn. Chùa có diện tích 4.500 m2, là chốn tu hành của các nhà sư theo trường phái Nam Tông, nơi sinh hoạt văn hóa của đa số bà con dân tộc Khmer Nam Bộ.
Trong năm, chùa tổ chức các ngày lễ lớn theo truyền thống Phật giáo và văn hóa của người dân Khmer như tết Chol Chnam Thmay, lễ Phật đản, lễ Ok Om Bok