Quang Minh
Well-known member
Tác giả Viktor Frankl đúc kết kinh nghiệm qua ba năm bị giam cầm tại các trại tập trung của Đức Quốc xã, trong sách "Lẽ sống".
Sách gồm ba phần, là các bài diễn thuyết của bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý Viktor E. Frankl về mục đích và sự thiêng liêng của cuộc sống tại Vienna (Áo), 11 tháng sau khi thoát khỏi sự giam cầm của Đức Quốc xã.
Trước đó, Frankl trải qua nhiều sự việc đau buồn: Mất vợ con, chịu cảnh tù đày khổ sai, bị hành hạ dã man. Nhiều lần tác giả tự hỏi: Làm thế nào để tiếp tục hy vọng trong hoàn cảnh ngặt nghèo? Chính câu hỏi này giúp Frankl nhận ra bản chất sự tồn tại của con người, giúp phát triển quá trình nghiên cứu "liệu pháp ý nghĩa" (logotherapy). Trong lúc sống ở trại tập trung, tác giả còn giúp đỡ và chữa bệnh cho các tù nhân.
Bìa "Lẽ sống" (Yes to Life: In Spite of Everything). Sách dày 136 trang, phát hành tháng 12/2023. Ảnh: First News
Theo tác giả, con người có thể tin tưởng vào mặt tích cực của cuộc sống ngay khi đối mặt với nhiều thử thách cam go, thậm chí là bệnh tật hay cái chết. Trong những bài diễn thuyết, Frankl khuyên con người nên quay về với bản ngã. Tiền bạc, quyền lực, danh vọng đều không tồn tại mãi mãi, có thể bị số phận tước đoạt. Vì thế, việc lắng nghe tâm hồn là bước đầu tiên trong quá trình tìm thấy lẽ sống.
Sách có đoạn: "Theo nghĩa sinh học hay vật lý, tất nhiên cuộc đời của chúng ta chỉ có tính tạm thời trong tự nhiên. Không có gì thuộc về nó tồn tại lâu dài, hoặc nếu có thì cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Cái còn lại của nó, cái còn lại của chúng ta, cái có thể tồn tại lâu hơn chúng ta, chính là những gì ta đã đạt được trong suốt quá trình tồn tại - chúng sẽ có sức ảnh hưởng vượt ngoài phạm vi của chúng ta".
Tác phẩm không tập trung vào cuộc sống của tác giả trong trại tập trung, thay vào đó, Frankl chỉ dẫn và khuyến khích độc giả tự tìm con đường thoát khỏi đau khổ ở quá khứ. "Thời gian kéo dài không khiến cho cuộc đời tự động có ý nghĩa và sự ngắn ngủi lại giúp cho cuộc đời có ý nghĩa. Chúng ta cũng không đánh giá cuộc đời một con người qua số trang sách miêu tả về người đó mà qua mức độ phong phú trong nội dung bao hàm", tác giả viết.
Ngoài ra, tác giả cho rằng thái độ của con người đối với những thứ xảy ra xung quanh là yếu tố quan trọng để quyết định phương hướng cuộc đời. Khi ý thức được mục tiêu phấn đấu của mình, độc giả sẽ tìm ra động lực thúc đẩy, giúp có thêm lý do để sống.
Chân dung Viktor E. Frankl (1905-1997). Ảnh: Viktor Frankl Institut
Sách nhận nhiều lời khen từ khán giả. Tạp chí City Journal bình luận: "Trong khi các tài liệu viết về nạn diệt chủng Holocaust đều nhấn mạnh khía cạnh chính trị và chủng tộc, Frankl luôn tìm phẩm chất của con người trong mọi tình huống để đưa ra thông điệp phổ quát".
Trên Goodreads, độc giả Diane S. viết: "Điều đáng kinh ngạc là những bài phát biểu của tác giả vẫn có giá trị đến ngày nay. Tác phẩm không chỉ nhắc nhở chúng ta về quá khứ mà còn giúp ứng dụng vào cuộc sống hiện tại".
Viktor E. Frankl sinh năm 1905 tại Vienna (Áo), là Giáo sư Thần kinh học và Tâm thần học tại Đại học Vienna. Ngoài làm bác sĩ trị liệu tâm lý, Frankl là tác giả gần 40 cuốn sách, được dịch ra 54 thứ tiếng. Tiêu biểu, tác phẩm Đi tìm lẽ sống (Man's Search for Meaning) là sách bán chạy nhất của tác giả, nằm trong danh sách 10 cuốn sách ảnh hưởng nhất nước Mỹ của tờ New York Times năm 1991. Năm 1997, Frankl qua đời vì suy tim, tại Vienna.
Sách gồm ba phần, là các bài diễn thuyết của bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý Viktor E. Frankl về mục đích và sự thiêng liêng của cuộc sống tại Vienna (Áo), 11 tháng sau khi thoát khỏi sự giam cầm của Đức Quốc xã.
Trước đó, Frankl trải qua nhiều sự việc đau buồn: Mất vợ con, chịu cảnh tù đày khổ sai, bị hành hạ dã man. Nhiều lần tác giả tự hỏi: Làm thế nào để tiếp tục hy vọng trong hoàn cảnh ngặt nghèo? Chính câu hỏi này giúp Frankl nhận ra bản chất sự tồn tại của con người, giúp phát triển quá trình nghiên cứu "liệu pháp ý nghĩa" (logotherapy). Trong lúc sống ở trại tập trung, tác giả còn giúp đỡ và chữa bệnh cho các tù nhân.
Bìa "Lẽ sống" (Yes to Life: In Spite of Everything). Sách dày 136 trang, phát hành tháng 12/2023. Ảnh: First News
Theo tác giả, con người có thể tin tưởng vào mặt tích cực của cuộc sống ngay khi đối mặt với nhiều thử thách cam go, thậm chí là bệnh tật hay cái chết. Trong những bài diễn thuyết, Frankl khuyên con người nên quay về với bản ngã. Tiền bạc, quyền lực, danh vọng đều không tồn tại mãi mãi, có thể bị số phận tước đoạt. Vì thế, việc lắng nghe tâm hồn là bước đầu tiên trong quá trình tìm thấy lẽ sống.
Sách có đoạn: "Theo nghĩa sinh học hay vật lý, tất nhiên cuộc đời của chúng ta chỉ có tính tạm thời trong tự nhiên. Không có gì thuộc về nó tồn tại lâu dài, hoặc nếu có thì cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Cái còn lại của nó, cái còn lại của chúng ta, cái có thể tồn tại lâu hơn chúng ta, chính là những gì ta đã đạt được trong suốt quá trình tồn tại - chúng sẽ có sức ảnh hưởng vượt ngoài phạm vi của chúng ta".
Tác phẩm không tập trung vào cuộc sống của tác giả trong trại tập trung, thay vào đó, Frankl chỉ dẫn và khuyến khích độc giả tự tìm con đường thoát khỏi đau khổ ở quá khứ. "Thời gian kéo dài không khiến cho cuộc đời tự động có ý nghĩa và sự ngắn ngủi lại giúp cho cuộc đời có ý nghĩa. Chúng ta cũng không đánh giá cuộc đời một con người qua số trang sách miêu tả về người đó mà qua mức độ phong phú trong nội dung bao hàm", tác giả viết.
Ngoài ra, tác giả cho rằng thái độ của con người đối với những thứ xảy ra xung quanh là yếu tố quan trọng để quyết định phương hướng cuộc đời. Khi ý thức được mục tiêu phấn đấu của mình, độc giả sẽ tìm ra động lực thúc đẩy, giúp có thêm lý do để sống.
Chân dung Viktor E. Frankl (1905-1997). Ảnh: Viktor Frankl Institut
Sách nhận nhiều lời khen từ khán giả. Tạp chí City Journal bình luận: "Trong khi các tài liệu viết về nạn diệt chủng Holocaust đều nhấn mạnh khía cạnh chính trị và chủng tộc, Frankl luôn tìm phẩm chất của con người trong mọi tình huống để đưa ra thông điệp phổ quát".
Trên Goodreads, độc giả Diane S. viết: "Điều đáng kinh ngạc là những bài phát biểu của tác giả vẫn có giá trị đến ngày nay. Tác phẩm không chỉ nhắc nhở chúng ta về quá khứ mà còn giúp ứng dụng vào cuộc sống hiện tại".
Viktor E. Frankl sinh năm 1905 tại Vienna (Áo), là Giáo sư Thần kinh học và Tâm thần học tại Đại học Vienna. Ngoài làm bác sĩ trị liệu tâm lý, Frankl là tác giả gần 40 cuốn sách, được dịch ra 54 thứ tiếng. Tiêu biểu, tác phẩm Đi tìm lẽ sống (Man's Search for Meaning) là sách bán chạy nhất của tác giả, nằm trong danh sách 10 cuốn sách ảnh hưởng nhất nước Mỹ của tờ New York Times năm 1991. Năm 1997, Frankl qua đời vì suy tim, tại Vienna.