Quang Minh
Well-known member
Linh vật rồng Huế với chủ đề Tinh hoa đất trời - Chuyển mình bứt phá được sáng tạo kết hợp giữa yếu tố lịch sử cố đô và công nghệ hiện đại.
Huế là vùng đất gắn liền với triều đại nhà Nguyễn, sở hữu hình ảnh con rồng đặc trưng. Đây cũng là nguyên mẫu để các kiến trúc sư nghiên cứu chất liệu, địa danh lịch sử, cũng như tham khảo và làm việc với các chuyên gia, nhà sử học để thiết kế đạt chuẩn mực về kích thước, tỷ lệ, chi tiết. Từ đó, con rồng của Hội hoa Xuân Huế xuất hiện trước công chúng không có dáng vẻ hiền từ như nhà Lý, không quá cương mãnh như nhà Trần, Lê, vẫn giữ sự uy nghi nhưng mang trong mình nét gần gũi, bình dị và giàu tính biểu cảm - những dáng dấp đặc trưng của con rồng triều Nguyễn.
Linh vật rồng Huế được lấy cảm hứng từ rồng triều Nguyễn vừa uy nghi lại gần gũi, bình dị. Ảnh: Đăng Tuyên
Tạo hình linh vật rồng được nhóm thiết kế lên ý tưởng và nghiên cứu công phu các chất liệu, làm sao lột tả được đường nét uyển chuyển của thân rồng, lại vừa mang những nét đặc trưng của văn hóa cung đình Huế.
"Từ những bản phác thảo đầu tiên, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm những vật liệu thân rồng đáp ứng được các yêu cầu gắt gao về kỹ thuật và mỹ thuật. Những tiêu bản in 3D đầu tiên đòi hỏi đơn vị thiết kế tìm kiếm loại vật liệu đặc tả được những chiếc vảy rồng, kỹ thuật đan chồng từng miếng. Từ đó tạo ra các mảng màu đan xen tạo hiệu ứng thị giác từ xa, nhưng khi nhìn gần vẫn thấy được từng chi tiết theo ý đồ thiết kế", bà Phi Ngọc Linh, Giám đốc Mỹ thuật AGS chia sẻ.
Theo đó, vảy rồng được nghiên cứu mô phỏng ngói thanh lưu ly Huế, loại ngói được sử dụng phổ biến cho các công trình cung điện, lăng tẩm và đền chùa cố đô. Đây còn là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đất và trời, đặt hy vọng về một cuộc sống mưa thuận gió hòa, êm ấm và ổn định.
Từng vảy rồng được đính kết bằng tay với họa tiết chữ Thọ bắt mắt. Ảnh: AGS
Với ý đồ thiết kế này, mỗi chiếc vảy đều được đơn vị thiết kế AGS đính kết bằng tay trong hàng trăm giờ. Bên ngoài là một lớp vải da màu làm nền và điểm xuyết thêm họa tiết hình chữ Thọ bắt mắt. Những chiếc vảy được sắp xếp thủ công tạo hiệu ứng và màu sắc hài hòa. Tất cả lột tả được các khúc uốn lượn, cũng như tạo ra tổng thể thân rồng mềm mại, tinh tế, thuôn dài về đuôi.
Linh vật rồng xuân Giáp Thìn 2024 là một sáng kiến hướng đến phát triển du lịch TP Huế, với tầm nhìn trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2025. Hình tượng rồng gần gũi với đời sống của nhân dân gợi lên giá trị lịch sử và niềm tự hào dân tộc, qua đó khẳng định khát vọng phát triển bền vững của cố đô.
Đôi rồng Huế nhận được sự đón nhận của người dân và du khách. Ảnh: Trần Đình Đức Hiếu
Bên cạnh linh vật rồng, đường hoa xuân Huế còn gây ấn tượng với người dân ở các tiểu cảnh tinh tế, mang đậm màu sắc dân gian Huế. Dưới ánh nắng xuân, hình ảnh vành nón Huế, thuyền rồng, hoa văn cảm hứng cung đình cũng hiện lên rực rỡ, làm đẹp thêm cho mùa xuân thành phố.
Dịp này, hàng nghìn cư dân trong và ngoài thành phố tới tham quan, thưởng lãm và trải nghiệm nhiều nét văn hoá đặc trưng của ngày Tết. Nhiều gia đình khoác lên mình những bộ áo dài rực rỡ màu sắc, check-in tại đường hoa xuân Huế.
Từ ngày 3/2 (ngày 24 tháng Chạp) đến ngày 14/2 (mùng 5 Tết), UBND Thành phố Huế tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn 2024 tại công viên Lý Tự Trọng. Nối tiếp thành công của các năm trước, Công ty Cổ phần Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS) tiếp tục là đơn vị trực tiếp phụ trách thiết kế không gian lễ hội. Đây là lễ hội xuân có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại TP Huế.
Huế là vùng đất gắn liền với triều đại nhà Nguyễn, sở hữu hình ảnh con rồng đặc trưng. Đây cũng là nguyên mẫu để các kiến trúc sư nghiên cứu chất liệu, địa danh lịch sử, cũng như tham khảo và làm việc với các chuyên gia, nhà sử học để thiết kế đạt chuẩn mực về kích thước, tỷ lệ, chi tiết. Từ đó, con rồng của Hội hoa Xuân Huế xuất hiện trước công chúng không có dáng vẻ hiền từ như nhà Lý, không quá cương mãnh như nhà Trần, Lê, vẫn giữ sự uy nghi nhưng mang trong mình nét gần gũi, bình dị và giàu tính biểu cảm - những dáng dấp đặc trưng của con rồng triều Nguyễn.
Linh vật rồng Huế được lấy cảm hứng từ rồng triều Nguyễn vừa uy nghi lại gần gũi, bình dị. Ảnh: Đăng Tuyên
Tạo hình linh vật rồng được nhóm thiết kế lên ý tưởng và nghiên cứu công phu các chất liệu, làm sao lột tả được đường nét uyển chuyển của thân rồng, lại vừa mang những nét đặc trưng của văn hóa cung đình Huế.
"Từ những bản phác thảo đầu tiên, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm những vật liệu thân rồng đáp ứng được các yêu cầu gắt gao về kỹ thuật và mỹ thuật. Những tiêu bản in 3D đầu tiên đòi hỏi đơn vị thiết kế tìm kiếm loại vật liệu đặc tả được những chiếc vảy rồng, kỹ thuật đan chồng từng miếng. Từ đó tạo ra các mảng màu đan xen tạo hiệu ứng thị giác từ xa, nhưng khi nhìn gần vẫn thấy được từng chi tiết theo ý đồ thiết kế", bà Phi Ngọc Linh, Giám đốc Mỹ thuật AGS chia sẻ.
Theo đó, vảy rồng được nghiên cứu mô phỏng ngói thanh lưu ly Huế, loại ngói được sử dụng phổ biến cho các công trình cung điện, lăng tẩm và đền chùa cố đô. Đây còn là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đất và trời, đặt hy vọng về một cuộc sống mưa thuận gió hòa, êm ấm và ổn định.
Từng vảy rồng được đính kết bằng tay với họa tiết chữ Thọ bắt mắt. Ảnh: AGS
Với ý đồ thiết kế này, mỗi chiếc vảy đều được đơn vị thiết kế AGS đính kết bằng tay trong hàng trăm giờ. Bên ngoài là một lớp vải da màu làm nền và điểm xuyết thêm họa tiết hình chữ Thọ bắt mắt. Những chiếc vảy được sắp xếp thủ công tạo hiệu ứng và màu sắc hài hòa. Tất cả lột tả được các khúc uốn lượn, cũng như tạo ra tổng thể thân rồng mềm mại, tinh tế, thuôn dài về đuôi.
Linh vật rồng xuân Giáp Thìn 2024 là một sáng kiến hướng đến phát triển du lịch TP Huế, với tầm nhìn trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2025. Hình tượng rồng gần gũi với đời sống của nhân dân gợi lên giá trị lịch sử và niềm tự hào dân tộc, qua đó khẳng định khát vọng phát triển bền vững của cố đô.
Đôi rồng Huế nhận được sự đón nhận của người dân và du khách. Ảnh: Trần Đình Đức Hiếu
Bên cạnh linh vật rồng, đường hoa xuân Huế còn gây ấn tượng với người dân ở các tiểu cảnh tinh tế, mang đậm màu sắc dân gian Huế. Dưới ánh nắng xuân, hình ảnh vành nón Huế, thuyền rồng, hoa văn cảm hứng cung đình cũng hiện lên rực rỡ, làm đẹp thêm cho mùa xuân thành phố.
Dịp này, hàng nghìn cư dân trong và ngoài thành phố tới tham quan, thưởng lãm và trải nghiệm nhiều nét văn hoá đặc trưng của ngày Tết. Nhiều gia đình khoác lên mình những bộ áo dài rực rỡ màu sắc, check-in tại đường hoa xuân Huế.
Từ ngày 3/2 (ngày 24 tháng Chạp) đến ngày 14/2 (mùng 5 Tết), UBND Thành phố Huế tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn 2024 tại công viên Lý Tự Trọng. Nối tiếp thành công của các năm trước, Công ty Cổ phần Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS) tiếp tục là đơn vị trực tiếp phụ trách thiết kế không gian lễ hội. Đây là lễ hội xuân có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại TP Huế.