Võ Xuân Trường
Well-known member
Lò bánh Trung thu lợn ỉ truyền thống hơn 30 năm ở Hà Nội
Bánh Trung thu lợn ỉ Ba Giầu nổi tiếng từ những năm 1988. Ông chủ giữ nghề vì mong trẻ em tìm thầy niềm vui trong ngày Tết trông trăng.
Nằm trong con ngõ nhỏ giữa phố Nguyễn Siêu tấp nập người qua lại là tiệm bánh Trung thu lợn ỉ của ông Ba Giầu. Gọi là ông Ba Giầu nhưng tên thật của ông là Trương Hữu Ba. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hơn 50 năm làm bánh quy gai xốp, ông Ba nghỉ hưu sớm và quyết định làm bánh Trung thu để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Phương Anh
Ý tưởng làm bánh lợn ỉ ra đời trong một lần hai vợ chồng ông bà đến nhà bạn chơi ở Trạm Trôi (Hoài Đức, Hà Nội). Nhìn những đàn lợn con đang chen chúc bú mẹ, ông Ba cứ nghĩ mãi đến cảnh đó nên về nhà ông quyết tâm dành thời gian nghiên cứu cho ra thành phẩm hoàn hảo. Ảnh: Phương Anh
Nguyên liệu làm bánh ông Ba chọn loại bột mì cao cấp, chỉ dùng bánh và đường không cho chất bảo quản nên chỉ để được tối đa hai tuần. Nhân bánh có hai loại là dừa và đậu xanh - trứng muối. Ông Ba chia sẻ: “Trứng muối tôi phải đặt trứng vịt ta để khi muối không bị tanh, nhân gồm có đậu xanh bên ngoài và trứng muối bên trong. Chỉ có lợn mẹ mới làm nhân đậu xanh - trứng muối, còn các loại bánh khác chủ yếu là nhân dừa ngọt”. Ảnh: Phương Anh
Kì công nhất trong khâu nặn bánh chính là tạo dáng cho những chú ỉn con, mỗi con nằm bú mẹ một dáng khác nhau tạo nên bức tranh sinh động, nét quê hương trong mỗi sản phẩm ông làm ra. Ông Ba thường rất kĩ tính, ông thường tự tay làm từng chú lợn ỉ chứ không để con cái làm thay. Cách đây chục năm, mỗi lần dịp Tết Trung thu nhà ông khách đặt hàng xếp cao như núi, nhưng những năm gần đây sức khỏe yếu dần nên vợ chồng ông bà cũng không nhận nhiều đơn hàng nữa. Ảnh: Phương Anh
Thời gian nướng bánh nhỏ khoảng 40 phút, nướng cả đàn lợn ỉ mẹ và con mất khoảng 1 giờ. Khi nướng ông thường quét thêm lòng đỏ trứng gà lên trên cho bánh có màu đẹp mắt. Gian bếp nhỏ của vợ chồng ông Ba lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng. Ảnh: Phương Anh
Một câu chuyện nhỏ khiến ông Ba nhớ mãi, ông vừa nhớ lại kỉ niệm vừa vui vẻ kể: “Một hôm, đang đi làm về thì ông gặp hai chị em đang đứng bên đường. Cô chị kéo em gái đang khóc, dỗ mãi không nín. Thấy vậy, ông lại gần rút tờ 10.000 đồng cho cô em nhưng đứa bé vẫn không ngừng khóc. Nghĩ một hồi ông về nhà lấy chiếc bánh hình lợn ỉ đưa cho hai đứa trẻ. Bé gái nín ngay lập tức và say mê ngắm nghía với nụ cười thật tươi”. Với ông, điều mãn nguyện nhất khi làm ra bánh Trung thu lợn ỉ là nghe tiếng cười trẻ thơ. Ảnh: Phương Anh
Nhiều đoàn du khách nước ngoài thường đặt lịch hẹn tới căn nhà nhỏ của vợ chồng ông Ba để thăm thú, thưởng thức bánh Trung thu cùng chén trà đặc thơm mùi hoa bưởi. Trong gian nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ, vợ chồng ông Ba vẫn giữ nghề làm bánh cổ truyền đang dần mai một trong xã hội hiện đại. Ảnh: Phương Anh
Bánh Trung thu lợn ỉ Ba Giầu nổi tiếng từ những năm 1988. Ông chủ giữ nghề vì mong trẻ em tìm thầy niềm vui trong ngày Tết trông trăng.
Nằm trong con ngõ nhỏ giữa phố Nguyễn Siêu tấp nập người qua lại là tiệm bánh Trung thu lợn ỉ của ông Ba Giầu. Gọi là ông Ba Giầu nhưng tên thật của ông là Trương Hữu Ba. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hơn 50 năm làm bánh quy gai xốp, ông Ba nghỉ hưu sớm và quyết định làm bánh Trung thu để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Phương Anh