Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Doanh nghiệp, chuyên gia du lịch lo lắng trước thực tế sẽ không có ban quản lý chung cho quần thể di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà.
Sau khi vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) được UNESCO công nhận là quần thể di sản thiên nhiên thế giới hôm 16/9, nhiều người làm du lịch đã đặt ra vấn đề cần có ban quản lý chung. Tuy nhiên, theo Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), điều này không xảy ra. Giới chức Hải Phòng trước đó cũng có xác nhận tương tự.
Trả lời VnExpress, nhiều chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành lo lắng trước thông tin này. Ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing của Best Price, nói ở góc độ doanh nghiệp và du khách, ban quản lý chung sẽ xóa bỏ tình trạng "ngăn sông cấm chợ" đã tồn tại nhiều năm qua giữa vịnh Hạ Long và Lan Hạ (thuộc quần đảo Cát Bà). Sẽ có những tuyến tham quan mới khi "thông vịnh", đem đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn hơn cho du khách.
Ngoài ra, nếu thông tuyến, tàu mang số hiệu Hải Phòng có thể vào sâu trong cảng Tuần Châu hoặc một số cảng khác của Quảng Ninh để đón khách. Hiện tại, các chủ tàu phải sử dụng tender (một loại tàu nhỏ) chở khách từ bến Tuần Châu ra vùng nước giáp ranh giữa vịnh Hạ Long và Lan Hạ để đưa khách lên tàu to.
Tàu cá đậu san sát trên vịnh Hạ Long. Ảnh: Khải Phong
Ông Thành, một chủ tàu ở cả vịnh Hạ Long và Lan Hạ, lo ngại tình trạng "càng nhiều người, càng lắm luật" nếu không có một ban quản lý chung.
Trong cuộc họp báo hôm 5/10, ông Trịnh Văn Tú, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng, nói mức phí tham quan vịnh Lan Hạ sẽ nâng lên bằng vịnh Hạ Long. Hiện vé tham quan vịnh Lan Hạ là 80.000 đồng còn tại vịnh Hạ Long là 200.000 đến 250.000 đồng (tùy tuyến). Phí ngủ đêm trên vịnh Lan Hạ từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng, tại vịnh Hạ Long là 550.000 đồng đến 750.000 đồng một người.
"TP Hải Phòng tăng phí tham quan vịnh Lan Hạ sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp" ông Thành nói và kỳ vọng một ban quản lý chung sẽ đưa ra mức phí tham quan thông tuyến "hợp lý hơn".
Theo chủ tàu này, nhiều khách hàng đã đặt dịch vụ tham quan, nghỉ đêm trên tàu trước cả năm. Nếu Hải Phòng đột ngột tăng phí tham quan, doanh nghiệp sẽ phải đứng ra bù lỗ. Mặt khác, đầu tư về cơ sở hạ tầng ở vịnh Lan Hạ "chưa tương xứng" với việc tăng phí, thể hiện "rõ nhất" là du thuyền hoạt động trên vịnh không có bến đỗ, thường xuyên phải neo đậu tại vùng giáp ranh giữa vịnh Hạ Long và Lan Hạ để chờ khách từ tender.
Do đó, ông Thành nói "thực sự cần ban quản lý chung" để kiểm soát vấn đề chi phí tham quan, tour tuyến trong tương lai.
Trong khi đó, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, đơn vị chuyên dịch vụ du thuyền 5 sao, nói trên vịnh hiện có rất nhiều ban, ngành khác nhau quản lý, cần quy về một đầu mối để tránh chồng chéo.
Du thuyền trên vịnh Lan Hạ (Hải Phòng). Ảnh: Heritage Cruises
Ông Phan Đình Huê, chuyên gia về phát triển điểm đến và du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhận xét câu chuyện của vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà giống những gì đang xảy ra tại ĐBSCL. Nhiều du khách đến ĐBSCL nhận xét "đi một tỉnh, biết hết cả vùng" bởi sản phẩm du lịch của các địa phương giống nhau, không lôi kéo được khách ở lâu, tìm hiểu.
"Tài nguyên có thể giống nhau nhưng phát triển sản phẩm phải khác nhau, không thể tới đâu cũng thấy thăm vườn trái cây, đi thuyền trên sông, hát đờn ca tài tử", ông Huê nói.
Theo chuyên gia này, du khách nhìn quần đảo Cát Bà và vịnh Hạ Long như một khu du lịch rộng lớn về biển đảo, tài nguyên có đặc điểm chung. Việc chia cắt địa giới hành chính là vấn đề của cấp quản lý, không phải điều du khách quan tâm. Những gì du khách cần là "đi thật nhiều, xem thật nhiều".
Ông Huê nói Việt Nam cần phát triển du lịch dựa trên đặc điểm tài nguyên từng vùng. Ủy ban Du lịch Thái Lan (TAT), đơn vị đứng sau thành công của ngành du lịch Thái Lan kể từ khi thành lập vào năm 1979, có trách nhiệm nghiên cứu, theo dõi hành vi du lịch của du khách quốc tế để giúp Thái Lan đưa ra các chương trình quảng bá riêng biệt theo từng thị trường. TAT cũng đặt 45 văn phòng trên khắp Thái Lan, tập trung vào quảng bá, phát triển từng vùng riêng biệt như vùng Nam Thái Lan, vùng Trung tâm Thái Lan, vùng Đông Bắc Thái Lan, vùng Bắc Thái Lan, vùng Đông Thái Lan.
Từ vịnh Hạ Long - Cát Bà, ông Huê cho rằng cần sớm có một trung tâm phát triển điểm đến cấp vùng để xây dựng thương hiệu chung, phát triển sản phẩm tránh trùng lặp, nhàm chán.
Sau khi vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) được UNESCO công nhận là quần thể di sản thiên nhiên thế giới hôm 16/9, nhiều người làm du lịch đã đặt ra vấn đề cần có ban quản lý chung. Tuy nhiên, theo Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), điều này không xảy ra. Giới chức Hải Phòng trước đó cũng có xác nhận tương tự.
Trả lời VnExpress, nhiều chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành lo lắng trước thông tin này. Ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing của Best Price, nói ở góc độ doanh nghiệp và du khách, ban quản lý chung sẽ xóa bỏ tình trạng "ngăn sông cấm chợ" đã tồn tại nhiều năm qua giữa vịnh Hạ Long và Lan Hạ (thuộc quần đảo Cát Bà). Sẽ có những tuyến tham quan mới khi "thông vịnh", đem đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn hơn cho du khách.
Ngoài ra, nếu thông tuyến, tàu mang số hiệu Hải Phòng có thể vào sâu trong cảng Tuần Châu hoặc một số cảng khác của Quảng Ninh để đón khách. Hiện tại, các chủ tàu phải sử dụng tender (một loại tàu nhỏ) chở khách từ bến Tuần Châu ra vùng nước giáp ranh giữa vịnh Hạ Long và Lan Hạ để đưa khách lên tàu to.
Tàu cá đậu san sát trên vịnh Hạ Long. Ảnh: Khải Phong
Ông Thành, một chủ tàu ở cả vịnh Hạ Long và Lan Hạ, lo ngại tình trạng "càng nhiều người, càng lắm luật" nếu không có một ban quản lý chung.
Trong cuộc họp báo hôm 5/10, ông Trịnh Văn Tú, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng, nói mức phí tham quan vịnh Lan Hạ sẽ nâng lên bằng vịnh Hạ Long. Hiện vé tham quan vịnh Lan Hạ là 80.000 đồng còn tại vịnh Hạ Long là 200.000 đến 250.000 đồng (tùy tuyến). Phí ngủ đêm trên vịnh Lan Hạ từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng, tại vịnh Hạ Long là 550.000 đồng đến 750.000 đồng một người.
"TP Hải Phòng tăng phí tham quan vịnh Lan Hạ sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp" ông Thành nói và kỳ vọng một ban quản lý chung sẽ đưa ra mức phí tham quan thông tuyến "hợp lý hơn".
Theo chủ tàu này, nhiều khách hàng đã đặt dịch vụ tham quan, nghỉ đêm trên tàu trước cả năm. Nếu Hải Phòng đột ngột tăng phí tham quan, doanh nghiệp sẽ phải đứng ra bù lỗ. Mặt khác, đầu tư về cơ sở hạ tầng ở vịnh Lan Hạ "chưa tương xứng" với việc tăng phí, thể hiện "rõ nhất" là du thuyền hoạt động trên vịnh không có bến đỗ, thường xuyên phải neo đậu tại vùng giáp ranh giữa vịnh Hạ Long và Lan Hạ để chờ khách từ tender.
Do đó, ông Thành nói "thực sự cần ban quản lý chung" để kiểm soát vấn đề chi phí tham quan, tour tuyến trong tương lai.
Trong khi đó, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, đơn vị chuyên dịch vụ du thuyền 5 sao, nói trên vịnh hiện có rất nhiều ban, ngành khác nhau quản lý, cần quy về một đầu mối để tránh chồng chéo.
Du thuyền trên vịnh Lan Hạ (Hải Phòng). Ảnh: Heritage Cruises
Ông Phan Đình Huê, chuyên gia về phát triển điểm đến và du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhận xét câu chuyện của vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà giống những gì đang xảy ra tại ĐBSCL. Nhiều du khách đến ĐBSCL nhận xét "đi một tỉnh, biết hết cả vùng" bởi sản phẩm du lịch của các địa phương giống nhau, không lôi kéo được khách ở lâu, tìm hiểu.
"Tài nguyên có thể giống nhau nhưng phát triển sản phẩm phải khác nhau, không thể tới đâu cũng thấy thăm vườn trái cây, đi thuyền trên sông, hát đờn ca tài tử", ông Huê nói.
Theo chuyên gia này, du khách nhìn quần đảo Cát Bà và vịnh Hạ Long như một khu du lịch rộng lớn về biển đảo, tài nguyên có đặc điểm chung. Việc chia cắt địa giới hành chính là vấn đề của cấp quản lý, không phải điều du khách quan tâm. Những gì du khách cần là "đi thật nhiều, xem thật nhiều".
Ông Huê nói Việt Nam cần phát triển du lịch dựa trên đặc điểm tài nguyên từng vùng. Ủy ban Du lịch Thái Lan (TAT), đơn vị đứng sau thành công của ngành du lịch Thái Lan kể từ khi thành lập vào năm 1979, có trách nhiệm nghiên cứu, theo dõi hành vi du lịch của du khách quốc tế để giúp Thái Lan đưa ra các chương trình quảng bá riêng biệt theo từng thị trường. TAT cũng đặt 45 văn phòng trên khắp Thái Lan, tập trung vào quảng bá, phát triển từng vùng riêng biệt như vùng Nam Thái Lan, vùng Trung tâm Thái Lan, vùng Đông Bắc Thái Lan, vùng Bắc Thái Lan, vùng Đông Thái Lan.
Từ vịnh Hạ Long - Cát Bà, ông Huê cho rằng cần sớm có một trung tâm phát triển điểm đến cấp vùng để xây dựng thương hiệu chung, phát triển sản phẩm tránh trùng lặp, nhàm chán.