Nguyễn May
Well-known member
Nằm sâu trong một con hẻm của thôn Hạ Mỹ bên sông Thu Bồn, lò mì của bà Võ Thị An (61 tuổi) mỗi ngày đón hàng chục lượt khách nước ngoài.
Bà Võ Thị An (phải) đón khách tìm hiểu về mì Quảng tại lò mì ở thôn Hạ Mỹ (xã Duy Vinh, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Linh
Vào mùa mưa, khách đến lò mì Quảng của bà An theo từng đoàn, có hôm đến 50 lượt du khách và cao điểm lên đến cả trăm du khách chờ trải nghiệm. Du khách đến đây đa số là người châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… và khách Mỹ. Họ thích tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán và hòa mình cùng cuộc sống hằng ngày với người dân địa phương.
Bà Võ Thị An (trái) hướng dẫn du khách nhí tráng mì. Bà An từng đạt giải Ba cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” do Hội LHPN huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) tổ chức năm 2019, với mô hình “Phát triển nghề tráng mì truyền thống gia đình gắn với du lịch trải nghiệm” . Ảnh: Nguyễn Linh
Khi đến thăm lò mì đơn sơ như gian bếp nhỏ của bao gia đình ở những miền quê Việt Nam, khách nước ngoài ngạc nhiên và thích thú khi chứng kiến quy trình làm nên mì Quảng. Từ khâu xay bột, pha bột, tráng mì… chỉ từ một nguyên liệu duy nhất là hạt gạo nhưng lại có thể tạo ra được một món ăn vang danh như vậy.
Hạt gạo có thể làm nên món mì Quảng nổi tiếng, còn vỏ trấu cũng từ hạt lúa lại có thể cho vào lò để làm nguyên liệu đun nấu. Ngồi bên lò trấu của bà Võ Thị An, du khách háo hức học hỏi từng công đoạn tráng mì.
“Nhất là vào mùa đông là mùa du lịch của khách châu Âu nên rất đông du khách đến đây để trải nghiệm làm nên món mì Quảng. Ngồi cạnh lò trấu vừa ấm, vừa được trải nghiệm nên du khách háo hức lắm. Có chi đâu, mình cứ làm bình thường nhưng làm chậm và tráng lá mì mỏng hơn để du khách có thể quan sát kỹ hơn thôi”, bà Võ Thị An hào hứng chia sẻ.
Lò mì của bà Võ Thị An đến nay đã được hơn 20 năm. Lúc trước bà Võ Thị An làm đủ thứ nghề để nuôi con, lo cho gia đình từ buôn bán, dệt chiếu… nhưng cuộc sống ngày ấy khó khăn, không đủ nuôi con ăn học. Năm 40 tuổi bà Võ Thị An cùng chồng chuyển qua nghề tráng mì cho đến bây giờ.
Ban đầu bà Võ Thị An chỉ tráng mì để phục vụ cho người dân địa phương, ngày ngày buôn bán kiếm đồng ra đồng vào. Rồi có lần du khách ở đâu tìm đến, bà Võ Thị An không biết làm sao nên cứ vừa làm vừa ra hiệu cho du khách biết, vậy mà đến nay lò mì của bà Võ Thị An đã hơn 10 năm phục vụ cho du khách.
Du khách thưởng thức mì tự tay mình làm ra tại lò mì Quảng của bà Võ Thị An ở thôn Hạ Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Linh
Khi đến tham quan trải nghiệm, du khách được tận tay đổ bánh, tráng bánh và vớt bánh… mỗi công đoạn được tự tay làm nên du khách rất thích thú. Du khách còn ngỏ ý tự tay cắt mì, làm món bánh đập từ lá mì vừa tráng xong. Ăn miếng bánh đập trong miệng vừa nóng hổi, vừa bùi, vừa béo, họ tấm tắc khen ngon.
“Thông thường du khách đến từ châu Âu rất thích được vừa trải nghiệm vừa thưởng thức món ăn địa phương vì vậy đến nay đã hơn 8 năm mình hướng dẫn cho du khách đến tham quan trải nghiệm cách tráng mì của cô An. Hầu hết du khách đến rất hài lòng và thích thú. Ở đây cũng gần các điểm làng nghề truyền thống nên cũng dễ dàng di chuyển”, ảnh Trần Văn Vũ, một hướng dẫn viên du lịch, chia sẻ.
Theo bà Võ Thị An, lá mì mà du khách tráng thường mỏng, nhỏ và mềm lại ăn liền nên mì cũng ngon hơn. Hơn 10 năm phục vụ khách du lịch, hầu như bà An chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào.
Từ một nghề nuôi sống gia đình, bà Võ Thị An giờ đã tìm được niềm vui phục vụ du khách mỗi ngày, cuộc sống của bà Võ Thị An cũng phần nào được cải thiện. Trong thời gian đến, bà An dự định sẽ mở rộng không gian lò mì để phục vụ được nhiều du khách hơn.
Bà Võ Thị An (phải) đón khách tìm hiểu về mì Quảng tại lò mì ở thôn Hạ Mỹ (xã Duy Vinh, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Linh
Vào mùa mưa, khách đến lò mì Quảng của bà An theo từng đoàn, có hôm đến 50 lượt du khách và cao điểm lên đến cả trăm du khách chờ trải nghiệm. Du khách đến đây đa số là người châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… và khách Mỹ. Họ thích tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán và hòa mình cùng cuộc sống hằng ngày với người dân địa phương.
Bà Võ Thị An (trái) hướng dẫn du khách nhí tráng mì. Bà An từng đạt giải Ba cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” do Hội LHPN huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) tổ chức năm 2019, với mô hình “Phát triển nghề tráng mì truyền thống gia đình gắn với du lịch trải nghiệm” . Ảnh: Nguyễn Linh
Khi đến thăm lò mì đơn sơ như gian bếp nhỏ của bao gia đình ở những miền quê Việt Nam, khách nước ngoài ngạc nhiên và thích thú khi chứng kiến quy trình làm nên mì Quảng. Từ khâu xay bột, pha bột, tráng mì… chỉ từ một nguyên liệu duy nhất là hạt gạo nhưng lại có thể tạo ra được một món ăn vang danh như vậy.
Hạt gạo có thể làm nên món mì Quảng nổi tiếng, còn vỏ trấu cũng từ hạt lúa lại có thể cho vào lò để làm nguyên liệu đun nấu. Ngồi bên lò trấu của bà Võ Thị An, du khách háo hức học hỏi từng công đoạn tráng mì.
“Nhất là vào mùa đông là mùa du lịch của khách châu Âu nên rất đông du khách đến đây để trải nghiệm làm nên món mì Quảng. Ngồi cạnh lò trấu vừa ấm, vừa được trải nghiệm nên du khách háo hức lắm. Có chi đâu, mình cứ làm bình thường nhưng làm chậm và tráng lá mì mỏng hơn để du khách có thể quan sát kỹ hơn thôi”, bà Võ Thị An hào hứng chia sẻ.
Lò mì của bà Võ Thị An đến nay đã được hơn 20 năm. Lúc trước bà Võ Thị An làm đủ thứ nghề để nuôi con, lo cho gia đình từ buôn bán, dệt chiếu… nhưng cuộc sống ngày ấy khó khăn, không đủ nuôi con ăn học. Năm 40 tuổi bà Võ Thị An cùng chồng chuyển qua nghề tráng mì cho đến bây giờ.
Ban đầu bà Võ Thị An chỉ tráng mì để phục vụ cho người dân địa phương, ngày ngày buôn bán kiếm đồng ra đồng vào. Rồi có lần du khách ở đâu tìm đến, bà Võ Thị An không biết làm sao nên cứ vừa làm vừa ra hiệu cho du khách biết, vậy mà đến nay lò mì của bà Võ Thị An đã hơn 10 năm phục vụ cho du khách.
Du khách thưởng thức mì tự tay mình làm ra tại lò mì Quảng của bà Võ Thị An ở thôn Hạ Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Linh
Khi đến tham quan trải nghiệm, du khách được tận tay đổ bánh, tráng bánh và vớt bánh… mỗi công đoạn được tự tay làm nên du khách rất thích thú. Du khách còn ngỏ ý tự tay cắt mì, làm món bánh đập từ lá mì vừa tráng xong. Ăn miếng bánh đập trong miệng vừa nóng hổi, vừa bùi, vừa béo, họ tấm tắc khen ngon.
“Thông thường du khách đến từ châu Âu rất thích được vừa trải nghiệm vừa thưởng thức món ăn địa phương vì vậy đến nay đã hơn 8 năm mình hướng dẫn cho du khách đến tham quan trải nghiệm cách tráng mì của cô An. Hầu hết du khách đến rất hài lòng và thích thú. Ở đây cũng gần các điểm làng nghề truyền thống nên cũng dễ dàng di chuyển”, ảnh Trần Văn Vũ, một hướng dẫn viên du lịch, chia sẻ.
Theo bà Võ Thị An, lá mì mà du khách tráng thường mỏng, nhỏ và mềm lại ăn liền nên mì cũng ngon hơn. Hơn 10 năm phục vụ khách du lịch, hầu như bà An chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào.
Từ một nghề nuôi sống gia đình, bà Võ Thị An giờ đã tìm được niềm vui phục vụ du khách mỗi ngày, cuộc sống của bà Võ Thị An cũng phần nào được cải thiện. Trong thời gian đến, bà An dự định sẽ mở rộng không gian lò mì để phục vụ được nhiều du khách hơn.