Vạn niên thanh không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có tác dụng làm sạch không khí, kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư, dùng làm thuốc lợi tiểu.
Vạn niên thanh là loại cây cảnh quen thuộc với nhiều người. Loại cây này hay được mọi người trồng làm cảnh trong gia đình hoặc công ty. Ngoài làm cảnh loại cây này cũng mang lại nhiều tác dụng đối với sức khoẻ.
Tác dụng của cây vạn niên thanh
Báo Lao động dẫn lời Lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Hà Nội - chia sẻ, cây vạn niên thanh có tác dụng lọc sạch không khí, khử bớt các bức xạ từ ở thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại.
Đồng thời, cây còn có thể khử các khí độc trong môi trường. Cây vạn niên thanh sinh trưởng, phát triển tốt sẽ lọc không khí và khử độc hiệu quả hơn, đặc biệt là ở những khu vực bị ô nhiễm.
Nhờ đó, nó mang đến không gian thoáng mát và trong lành, là liều thuốc tinh thần cho mọi người cảm thấy dễ chịu hơn, tăng hiệu suất công việc.
Toàn thân cây vạn niên thanh đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các lương y chủ yếu sử dụng rễ và thân cây để làm thuốc. Rễ và thân cây có thể rửa sạch, phơi khô dùng dần hoặc dùng tươi. Nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và ánh sáng chiếu trực tiếp.
ipiccy_image - 2023-11-09T145757.363.jpg
Vị thuốc vạn niên thanh có vị đắng, tính lạnh với tác dụng dược lý:
- Đối với hệ thống tuần hoàn: Giúp tăng cường co bóp cơ tim, làm hưng phấn thần kinh phế vị, giúp nhịp tim trở lại bình thường;
- Đối với hệ thống cơ - xương: Làm tê liệt các cơ, xương và khớp;
- Đối với hệ thống hô hấp: Làm tăng hoạt động hô hấp rồi điều hòa lại;
- Đối với trung khu nôn: Tăng sự kích thích và co bóp, gây nôn;
- Đối với cơ trơn: Làm hưng phấn cơ trơn của dạ dày, ruột, tử cung, kích thích co bóp.
Vạn niên thanh chủ trị: Bệnh trĩ, sưng đau họng, mụn nhọt, rắn cắn, liệt dương, trợ tim, suy nhược cơ thể, viêm tuyến mang tai,... và kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cách chăm sóc cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh không chỉ tốt cho sức khoẻ mà trồng làm cảnh cũng rất đẹp. Báo VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc - Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD cách chăm sóc cây vạn niên thanh như sau:
- Nước: Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân, mùa hè cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước trên mặt lá.
- Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.
- Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Phải luôn giữ độ ẩm cho đất.
- Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
- Đốm lá: Khô hay ẩm quá đều gây đốm lá. Cần kịp thời loại bỏ lá hỏng, vào thời kỳ đầu cần phun Bordo Mix nồng độ 0,5%-1%.
Các chuyên gia khuyến cáo với những nhà có trẻ nhỏ, khi trồng cây này cần lưu ý bày ở những vị trí trẻ nhỏ không thể với đến được.
Vạn niên thanh là loại cây cảnh quen thuộc với nhiều người. Loại cây này hay được mọi người trồng làm cảnh trong gia đình hoặc công ty. Ngoài làm cảnh loại cây này cũng mang lại nhiều tác dụng đối với sức khoẻ.
Tác dụng của cây vạn niên thanh
Báo Lao động dẫn lời Lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Hà Nội - chia sẻ, cây vạn niên thanh có tác dụng lọc sạch không khí, khử bớt các bức xạ từ ở thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại.
Đồng thời, cây còn có thể khử các khí độc trong môi trường. Cây vạn niên thanh sinh trưởng, phát triển tốt sẽ lọc không khí và khử độc hiệu quả hơn, đặc biệt là ở những khu vực bị ô nhiễm.
Nhờ đó, nó mang đến không gian thoáng mát và trong lành, là liều thuốc tinh thần cho mọi người cảm thấy dễ chịu hơn, tăng hiệu suất công việc.
Toàn thân cây vạn niên thanh đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các lương y chủ yếu sử dụng rễ và thân cây để làm thuốc. Rễ và thân cây có thể rửa sạch, phơi khô dùng dần hoặc dùng tươi. Nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và ánh sáng chiếu trực tiếp.
ipiccy_image - 2023-11-09T145757.363.jpg
Vị thuốc vạn niên thanh có vị đắng, tính lạnh với tác dụng dược lý:
- Đối với hệ thống tuần hoàn: Giúp tăng cường co bóp cơ tim, làm hưng phấn thần kinh phế vị, giúp nhịp tim trở lại bình thường;
- Đối với hệ thống cơ - xương: Làm tê liệt các cơ, xương và khớp;
- Đối với hệ thống hô hấp: Làm tăng hoạt động hô hấp rồi điều hòa lại;
- Đối với trung khu nôn: Tăng sự kích thích và co bóp, gây nôn;
- Đối với cơ trơn: Làm hưng phấn cơ trơn của dạ dày, ruột, tử cung, kích thích co bóp.
Vạn niên thanh chủ trị: Bệnh trĩ, sưng đau họng, mụn nhọt, rắn cắn, liệt dương, trợ tim, suy nhược cơ thể, viêm tuyến mang tai,... và kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cách chăm sóc cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh không chỉ tốt cho sức khoẻ mà trồng làm cảnh cũng rất đẹp. Báo VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc - Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD cách chăm sóc cây vạn niên thanh như sau:
- Nước: Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân, mùa hè cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước trên mặt lá.
- Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.
- Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Phải luôn giữ độ ẩm cho đất.
- Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
- Đốm lá: Khô hay ẩm quá đều gây đốm lá. Cần kịp thời loại bỏ lá hỏng, vào thời kỳ đầu cần phun Bordo Mix nồng độ 0,5%-1%.
Các chuyên gia khuyến cáo với những nhà có trẻ nhỏ, khi trồng cây này cần lưu ý bày ở những vị trí trẻ nhỏ không thể với đến được.