Nguyễn Mai
Well-known member
Loại cỏ này mọc khắp nơi nó được coi là ‘kẻ thù’ của nhà nông, nhưng lại có tác dụng trị bệnh ít ai ngờ tới…Cùng tìm hiểu xem loại cỏ này có đặc tính gì mà quý đến vậy.
Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu, cỏ dáng…; tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn; thuộc họ Lúa (Poaceae).
Cây mọc sum suê thành cụm, thân cây mọc bò dài sau đó thẳng đứng và phân nhánh. Chiều cao cây cỏ mần trầu từ 30 – 50cm. Lá cây hình dải nhọn mọc so le, phiến lá mềm nhẵn và bẹ lá mỏng có lông, lá cây xếp thành hai dãy cách nhau. Hoa cây mọc thành cụm gồm 5 đến 7 bông ở ngọn, khoảng 2 bông khác mọc thấp hơn trên cánh hoa. Quả cây dài 3 – 4mm, hình thuôn dài gần như 3 cạnh. Mùa ra hoa quả của cây cỏ mần trầu vào khoảng tháng 5 – 7.
Cỏ mần trầu là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu bóng. Tại Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, thường mọc thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao.
Mần trầu là loại cỏ mọc phổ biến ở khắp nơi.
Thu hoạch và chế biến: Thu hái quanh năm, toàn cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Theo y học cổ truyền và theo các tài liệu nghiên cứu, cỏ màn trầu trong sách thuốc có tên là dã kê thảo; có vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
Tác dụng: Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, trị sốt rét, sốt ốm, gan nóng, huyết áp cao, viêm não, viêm màng não, trị viêm nhiễm tiết niệu, mụn nhọt…Một số bài thuốc quý từ cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu không chỉ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng làm mát cơ thể, mát gan, ổn định huyết áp mà còn nhiều công dụng khác như:
- Trị cảm sốt cao: Dùng cỏ mần trầu tươi hoặc khô (toàn thân, bỏ hoa), có thể kết hợp với rau má, diếp cá, cây mã đề, rễ cỏ tranh (càng hiệu quả). Đun uống thay nước sẽ giúp hạ sốt, giảm đau đầu và ngủ ngon…
- Trị nhiệt miệng, mụn trong miệng, tưa lưỡi: Bệnh này hay gặp ở trẻ em và cả người lớn. Nguyên nhân do nóng quá mà thành. Dùng độc vị cỏ mần trầu hoặc kết hợp với rau sam, cây mã đề, cỏ nhọ nồi, diếp cá (càng hiệu quả). Mỗi thứ 1 nắm tươi, đun đặc lấy nước uống trong ngày, uống liền vài ngày tới khi khỏi. Khi bắt đầu dùng bệnh sẽ nhẹ dần và khỏi.
- Trị tóc bạc, tóc khô xơ gãy rụng: Tác dụng này ít người biết. Cách làm như sau: Cỏ mần trầu (toàn thân, bỏ hoa), rửa sạch thái nhỏ, phơi khô sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng tầm 30-40g, kết hợp với 20g đỗ trọng, 20g thục địa. Ba thứ đun kỹ lấy nước uống hết trong ngày. Uống liên tục một thời gian. Nếu là nữ giới có thể thêm quả dâu tằm chín đã phơi khô vào đun cùng càng hiệu quả vì nó bổ máu.
Ngoài ra có thể kết hợp dùng cỏ mần trầu và vỏ bưởi đun nước gội đầu, càng tăng thêm hiệu quả.
- Mát gan, tả hỏa, thanh nhiệt, trị mụn: Có nhiều người hay nóng gan, nổi mụn, cơ thể lại ít ra mồ hôi, dùng cỏ mần trầu đun lấy nước uống (như uống trà). Nếu chức năng gan kém có thể kết hợp với bồ công anh và bông attiso để tăng hiệu quả.
Tác dụng: Làm cơ thể toát mồ hôi, độc tố được giải phóng qua lỗ chân lông, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, mụn sẽ hết.
Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu, cỏ dáng…; tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn; thuộc họ Lúa (Poaceae).
Cây mọc sum suê thành cụm, thân cây mọc bò dài sau đó thẳng đứng và phân nhánh. Chiều cao cây cỏ mần trầu từ 30 – 50cm. Lá cây hình dải nhọn mọc so le, phiến lá mềm nhẵn và bẹ lá mỏng có lông, lá cây xếp thành hai dãy cách nhau. Hoa cây mọc thành cụm gồm 5 đến 7 bông ở ngọn, khoảng 2 bông khác mọc thấp hơn trên cánh hoa. Quả cây dài 3 – 4mm, hình thuôn dài gần như 3 cạnh. Mùa ra hoa quả của cây cỏ mần trầu vào khoảng tháng 5 – 7.
Cỏ mần trầu là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu bóng. Tại Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, thường mọc thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao.
Mần trầu là loại cỏ mọc phổ biến ở khắp nơi.
Thu hoạch và chế biến: Thu hái quanh năm, toàn cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Theo y học cổ truyền và theo các tài liệu nghiên cứu, cỏ màn trầu trong sách thuốc có tên là dã kê thảo; có vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
Tác dụng: Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, trị sốt rét, sốt ốm, gan nóng, huyết áp cao, viêm não, viêm màng não, trị viêm nhiễm tiết niệu, mụn nhọt…Một số bài thuốc quý từ cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu không chỉ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng làm mát cơ thể, mát gan, ổn định huyết áp mà còn nhiều công dụng khác như:
- Trị cảm sốt cao: Dùng cỏ mần trầu tươi hoặc khô (toàn thân, bỏ hoa), có thể kết hợp với rau má, diếp cá, cây mã đề, rễ cỏ tranh (càng hiệu quả). Đun uống thay nước sẽ giúp hạ sốt, giảm đau đầu và ngủ ngon…
- Trị nhiệt miệng, mụn trong miệng, tưa lưỡi: Bệnh này hay gặp ở trẻ em và cả người lớn. Nguyên nhân do nóng quá mà thành. Dùng độc vị cỏ mần trầu hoặc kết hợp với rau sam, cây mã đề, cỏ nhọ nồi, diếp cá (càng hiệu quả). Mỗi thứ 1 nắm tươi, đun đặc lấy nước uống trong ngày, uống liền vài ngày tới khi khỏi. Khi bắt đầu dùng bệnh sẽ nhẹ dần và khỏi.
- Trị tóc bạc, tóc khô xơ gãy rụng: Tác dụng này ít người biết. Cách làm như sau: Cỏ mần trầu (toàn thân, bỏ hoa), rửa sạch thái nhỏ, phơi khô sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng tầm 30-40g, kết hợp với 20g đỗ trọng, 20g thục địa. Ba thứ đun kỹ lấy nước uống hết trong ngày. Uống liên tục một thời gian. Nếu là nữ giới có thể thêm quả dâu tằm chín đã phơi khô vào đun cùng càng hiệu quả vì nó bổ máu.
Ngoài ra có thể kết hợp dùng cỏ mần trầu và vỏ bưởi đun nước gội đầu, càng tăng thêm hiệu quả.
- Mát gan, tả hỏa, thanh nhiệt, trị mụn: Có nhiều người hay nóng gan, nổi mụn, cơ thể lại ít ra mồ hôi, dùng cỏ mần trầu đun lấy nước uống (như uống trà). Nếu chức năng gan kém có thể kết hợp với bồ công anh và bông attiso để tăng hiệu quả.
Tác dụng: Làm cơ thể toát mồ hôi, độc tố được giải phóng qua lỗ chân lông, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, mụn sẽ hết.