Nguyễn Mai
Well-known member
Khoai lang chứa loại xơ bám hút nhiều nước trong ruột, có ích cho việc phòng trị táo bón, giảm ngăn ngừa ung thư ruột.
Theo BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi 500g khoai lang chứa khoảng 635kcal, chứa protid 11,5g, đường 14,5g, lipid 1g, phospho 100mg, calci 90mg, sắt 2g, beta-caroten 0,5mg, ngoài ra còn chứa vitamin B1, B2, C và PP, acid linolenic. Trong đó hàm lượng vitamin B1, B2 lần lượt cao gấp 3 lần và 6 lần so với gạo. Đặc biệt, trong khoai lang có chứa nhiều lysin, là chất mà thức ăn chính như gạo và bột mì thường thiếu thốn nhất.
(Ảnh minh họa).
Khoai lang là thức ăn kiềm tính, nên giúp ích đảm bảo cân bằng kiềm toan của máu. Trong khoai lang chứa nhiều mucin, polysaccharid, chúng đảm bảo tính đàn hồi lòng mạch, dự phòng phát sinh xơ vữa động mạch, còn đảm bảo “bôi trơn” đường hô hấp, đường tiêu hóa, ổ khớp. Ngoài ra, khoai lang chứa loại xơ bám hút nhiều nước trong ruột, có ích cho việc phòng trị táo bón, giảm phát sinh ung thư ruột.
Theo chuyên gia, khoai lang không chỉ có dinh dưỡng dồi dào, hơn nữa còn có tác dụng phòng ngừa suy giảm sức khỏe (sub-health), làm đẹp và chống ung thư. Trong ăn uống, chất dinh dưỡng rất có tác dụng chống ung thư là beta-caroten, vitamin C và acid folic, những chất dinh dưỡng này trong khoai lang hàm lượng đều cao.
Một củ khoai lang (khoảng 100g) có thể cung cấp lượng gấp đôi vitamin A theo nhu cầu hằng ngày của cơ thể, 1/3 lượng vitamin C theo nhu cầu hằng ngày và 50mg acid folic, trong đó hàm lượng chất xơ cao bằng một chén cháo yến mạch. Tác dụng chống oxy hóa của beta-caroten và vitamin C giúp giảm gây tổn hại đến chất di truyền DNA. Thường ăn khoai lang giúp đảm bảo mức quân bình của acid folic, hàm lượng acid folic trong cơ thể quá thấp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong khoai lang hàm lượng chất xơ cao có tác dụng thúc đẩy nhu động đường ruột, dự phòng táo bón và ung thư kết tràng, trực tràng.
Khoai lang chứa nhiều kali, beta-caroten, acid folic, vitamin C và vitamin B6, 5 thành phần này đều có ích cho việc dự phòng bệnh tim mạch. Kali giúp cân bằng dịch thể tế bào và chất điện giải, đảm bảo chức năng tim và huyết áp bình thường; beta-caroten và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa chất béo, dự phòng động mạch xơ vữa; bổ sung acid folic và vitamin B6, giúp giảm mức cystein trong máu, là “kẻ” gây tổn thương động mạch, là nhân tố nguy hiểm độc lập của bệnh tim mạch.
Khoai lang chứa calo rất thấp, thấp hơn nhiều so với cơm, cho nên, sau khi ăn sẽ không gây béo phì, trái lại có tác dụng giảm béo phì. Khoai lang còn chứa một chất giống estrogen, đối với việc bảo dưỡng làn da, trì hoãn lão hóa có một tác dụng nhất định. Do vậy, rất nhiều bạn gái dùng khoai lang như món ăn dưỡng nhan làm đẹp.
Một củ khoai lang nướng có chứa tới 13.107 IU beta-caroten, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Khoai lang còn chứa hàm lượng mangan và vitamin C rất lớn và là một nguồn cung cấp vitamin B6, chất xơ, đồng, kali và sắt.
Khoai lang ruột tím giàu anthocyanin và có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong các loại khoai lang.
Theo BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi 500g khoai lang chứa khoảng 635kcal, chứa protid 11,5g, đường 14,5g, lipid 1g, phospho 100mg, calci 90mg, sắt 2g, beta-caroten 0,5mg, ngoài ra còn chứa vitamin B1, B2, C và PP, acid linolenic. Trong đó hàm lượng vitamin B1, B2 lần lượt cao gấp 3 lần và 6 lần so với gạo. Đặc biệt, trong khoai lang có chứa nhiều lysin, là chất mà thức ăn chính như gạo và bột mì thường thiếu thốn nhất.
(Ảnh minh họa).
Khoai lang là thức ăn kiềm tính, nên giúp ích đảm bảo cân bằng kiềm toan của máu. Trong khoai lang chứa nhiều mucin, polysaccharid, chúng đảm bảo tính đàn hồi lòng mạch, dự phòng phát sinh xơ vữa động mạch, còn đảm bảo “bôi trơn” đường hô hấp, đường tiêu hóa, ổ khớp. Ngoài ra, khoai lang chứa loại xơ bám hút nhiều nước trong ruột, có ích cho việc phòng trị táo bón, giảm phát sinh ung thư ruột.
Theo chuyên gia, khoai lang không chỉ có dinh dưỡng dồi dào, hơn nữa còn có tác dụng phòng ngừa suy giảm sức khỏe (sub-health), làm đẹp và chống ung thư. Trong ăn uống, chất dinh dưỡng rất có tác dụng chống ung thư là beta-caroten, vitamin C và acid folic, những chất dinh dưỡng này trong khoai lang hàm lượng đều cao.
Một củ khoai lang (khoảng 100g) có thể cung cấp lượng gấp đôi vitamin A theo nhu cầu hằng ngày của cơ thể, 1/3 lượng vitamin C theo nhu cầu hằng ngày và 50mg acid folic, trong đó hàm lượng chất xơ cao bằng một chén cháo yến mạch. Tác dụng chống oxy hóa của beta-caroten và vitamin C giúp giảm gây tổn hại đến chất di truyền DNA. Thường ăn khoai lang giúp đảm bảo mức quân bình của acid folic, hàm lượng acid folic trong cơ thể quá thấp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong khoai lang hàm lượng chất xơ cao có tác dụng thúc đẩy nhu động đường ruột, dự phòng táo bón và ung thư kết tràng, trực tràng.
Khoai lang chứa nhiều kali, beta-caroten, acid folic, vitamin C và vitamin B6, 5 thành phần này đều có ích cho việc dự phòng bệnh tim mạch. Kali giúp cân bằng dịch thể tế bào và chất điện giải, đảm bảo chức năng tim và huyết áp bình thường; beta-caroten và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa chất béo, dự phòng động mạch xơ vữa; bổ sung acid folic và vitamin B6, giúp giảm mức cystein trong máu, là “kẻ” gây tổn thương động mạch, là nhân tố nguy hiểm độc lập của bệnh tim mạch.
Khoai lang chứa calo rất thấp, thấp hơn nhiều so với cơm, cho nên, sau khi ăn sẽ không gây béo phì, trái lại có tác dụng giảm béo phì. Khoai lang còn chứa một chất giống estrogen, đối với việc bảo dưỡng làn da, trì hoãn lão hóa có một tác dụng nhất định. Do vậy, rất nhiều bạn gái dùng khoai lang như món ăn dưỡng nhan làm đẹp.
Một củ khoai lang nướng có chứa tới 13.107 IU beta-caroten, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Khoai lang còn chứa hàm lượng mangan và vitamin C rất lớn và là một nguồn cung cấp vitamin B6, chất xơ, đồng, kali và sắt.
Khoai lang ruột tím giàu anthocyanin và có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong các loại khoai lang.