Loại gia vị bếp nhà nào cũng có, là thủ phạm gây tăng huyết áp đáng sợ hơn cả muối

Ngô Nguyễn Anh Thư

Well-known member
Người cao huyết áp rất sợ muối nhưng trong bếp nhà nào cũng có một loại gia vị đáng sợ hơn, gây tăng huyết áp nhiều hơn.

Chúng ta đều biết khi bị tăng huyết áp, người bệnh được khuyên nên ăn uống thanh đạm, nhất định phải ăn ít muối. Mọi người đều hiểu rằng nên ăn ít muối vì khi giảm lượng dầu và muối, nồng độ máu sẽ giảm đi, huyết áp sẽ giảm xuống. Nhưng có những người mỗi ngày đều uống thuốc giảm huyết áp đúng giờ, luôn chú ý ăn ít dầu và ít muối mà huyết áp vẫn không giảm.

Vấn đề nằm ở chỗ mọi người đã bỏ sót một loại tinh thể màu trắng khác gây tăng huyết áp, đó là đường.


Muối là loại gia vị có hại cho huyết áp. Ảnh minh họa: Internet

Muối là loại gia vị có hại cho huyết áp. Ảnh minh họa: Internet

Trong vài năm gần đây, mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về ảnh hưởng của đường đối với huyết áp. Tạp chí "Open Heart" của Mỹ đã công bố thủ phạm chính gây tăng huyết áp, không phải là muối mà là đường. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, so với việc tiêu thụ muối, việc ăn đường sẽ gây ảnh hưởng xấu hơn.

Nghiên cứu trước đây cho rằng việc giảm lượng muối sẽ giúp giảm huyết áp, nhưng theo nghiên cứu mới nhất, việc giảm lượng muối không như chúng ta nghĩ. Thậm chí việc giảm một lượng lớn muối hàng ngày, giảm 1g muối từ chế độ ăn uống chỉ mang lại hiệu quả giảm huyết áp rất yếu.

Hơn nữa, có nhiều bằng chứng đầy đủ cho thấy, nếu áp dụng chế độ ăn ít natri thì lại có tác động tiêu cực đối với bệnh nhân bệnh tim giai đoạn giữa và muộn. Nếu mỗi ngày bệnh nhân này tiêu thụ ít hơn 7.5g muối, rủi ro mắc bệnh tim mạch và tử vong sẽ tăng lên.

Nhìn như vậy, việc giảm lượng muối không phải là một cách giảm huyết áp hoàn hảo. Trong vài năm gần đây, thông qua nghiên cứu sâu rộng, người ta đã xác định ra thủ phạm chính gây tăng huyết áp, đó là đường.

Nhưng đường còn đáng gờm hơn. Ảnh minh họa: Internet

Nhưng đường còn đáng gờm hơn. Ảnh minh họa: Internet
Đường bổ sung trong thực phẩm là kẻ giết người vô hình của tăng huyết áp. Đó là đường trắng, đường phèn, đường đỏ, đường nho... được thêm vào khi sản xuất thực phẩm, cộng với đường có trong mật ong, nước trái cây.

Vì lượng đường trong máu cao sẽ gây hại trực tiếp đến chức năng của các tế bào niêm mạc mạch máu. Cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin để giảm huyết đường, dẫn đến co bóp mạch máu, hủy hoại các mạch máu và gây tăng huyết áp.

Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ra béo phì, tăng acid uric, tiểu đường và mỡ máu cao, từ đó có thể gây ra hoặc làm tồi tệ hơn tình trạng tăng huyết áp.

Do đó, các chuyên gia cho rằng so với việc giảm ăn muối, chế độ ăn ít đường còn có ý nghĩa hơn trong việc giảm huyết áp. Nếu chỉ tiêu thụ ít natri có thể gây hại cho sức khỏe, ngược lại việc tiêu thụ muối một cách hợp lý sẽ tốt hơn.



Những người mắc bệnh tăng huyết áp ngoài việc cần giảm tiêu thụ đường và đồ ngọt, cũng cần chú ý đến lượng đường trong thực phẩm chế biến và kiểm soát tổng lượng đường tiêu thụ mỗi ngày.

Sau khi đã tìm ra nguyên nhân chính gây ra tình trạng cao huyết áp, vậy phương pháp giảm huyết áp là gì?

1. Kiên trì tập thể dục hàng ngày theo đúng lịch trình
Mỗi tuần nên tập thể dục từ 5-7 lần, mỗi lần đảm bảo thời gian tập lên đến 30 phút. Phương pháp tập có thể là chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội, đi nhanh... Việc tập thể dục đều đặn có thể giúp hỗ trợ việc giảm huyết áp.

2. Hạn chế đường nhưng cũng phải chú ý hạn chế muối
Chế độ ăn nhiều muối không tốt cho sức khỏe, vì vậy mỗi ngày lượng muối tiêu thụ nên ít hơn 6 gram, đồng thời cần bổ sung một lượng canxi và kali cần thiết, điều này có thể giúp tăng cường việc loại bỏ natri. Chỉ khi áp dụng cả hai biện pháp này, mới có thể giúp huyết áp giảm.

3. Ngừng hút thuốc và hạn chế rượu
Ngừng uống rượu và hút thuốc để tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Ngừng uống rượu và hút thuốc để tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Hút thuốc có hại cho sức khỏe, không cần phải nghi ngờ. Càng bỏ sớm càng tốt, rượu cũng vậy, hãy cố gắng từ bỏ nếu có thể. Nếu thực sự không thể từ bỏ, thì hãy kiểm soát lượng rượu uống. Lượng cồn nam giới tiêu thụ mỗi ngày không được vượt quá 25 gram, còn phụ nữ thì phải giảm xuống, không được vượt quá 15 gram.

4. Uống nhiều nước
Hãy nhớ uống nhiều nước mỗi ngày, không chờ đến khi khát mới uống nước. Điều này có thể giúp loãng độ đặc của máu, giảm huyết áp và ngăn chặn hình thành cục máu đông.

Ngoài ra, hãy giữ một tâm trạng lạc quan và tích cực, học cách giảm áp lực cho bản thân, sửa đổi thói quen sống không lành mạnh, và nên tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, chỉ có như vậy mới có thể giữ cho huyết áp ổn định ở mức thấp.
 
Bên trên