Loại quả được mệnh danh là cực phẩm làm đẹp và thuốc bổ thượng hạng giúp dưỡng gan, cải thiện thị lực rất tốt

nhatlinh2000

Well-known member
Do xã hội hiện đại phát triển, nhận thức của mọi người về việc chăm sóc sức khỏe ngày càng nâng cao. Chăm sóc sức khỏe đã trở thành một điều quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, và các thực phẩm tốt cho cơ thể luôn được ưu ái. Chẳng hạn, trong rất nhiều thực phẩm tốt, tuy là loại quả nhỏ bé nhưng kỷ tử lại chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.

Nếu ăn thường xuyên có thể bổ gan thận, đồng thời còn có thể loại bỏ độc tố và rác thải ra khỏi cơ thể, giúp ích làm sạch gan của chúng ta.

Ăn kỷ tử có lợi gì cho sức khoẻ?
Một vài lợi ích của kỷ tử được biết đến nhiều nhất chẳng hạn như sau.

Bảo vệ thị lực

Kỷ tử chứa một lượng lớn vitamin A và beta-carotene, hai chất này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt, cải thiện tình trạng thoái hoá điểm vàng, duy trì thị lực và có tác dụng bảo vệ mắt rất tốt.

Cung cấp chất chống oxy hoá và chống thư

Beta-carotene và vitamin C trong kỷ tử là chất chống oxy hoá tự nhiên, có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ tế bào. Đồng thời, kỷ tử chứa nhiều vitamin và các loại axit amin có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư.

Bảo vệ gan, loại bỏ mệt mỏi và trì hoãn sự lão hoá

Kỷ tử không chỉ giàu chất xơ giúp nhu động đường tiêu hoá khoẻ mạnh và ngăn chặn chứng táo bón mà còn bảo vệ gan hiệu quả. Chất lycium barbarum polysaccharide có thể giúp làm giảm sự phát triển của mỡ gan và bảo vệ gan. Ngoài ra, chất này còn giúp giảm lipid máu và lượng đường trong máu. Các vitamin có trong kỷ tử có thể bổ sung năng lượng, giúp cơ thể loại bỏ mệt mỏi. Đặc biệt, chúng có tác dụng trì hoãn sự lão hoá - điều mà chị em phụ nữ nào cũng yêu thích.

Loại quả được mệnh danh là cực phẩm làm đẹp và thuốc bổ thượng hạng giúp dưỡng gan, cải thiện thị lực rất tốt - Ảnh 1.
Quả kỷ tử khi còn tươi.
Những kiêng kỵ khi sử dụng kỷ tử

- Những người có vấn đề về tiêu hoá nên ăn với số lượng ít. Kỷ tử giàu chất xơ, có thể gây tiêu chảy đối với người tiêu hoá kém nếu ăn nhiều.

- Người đang bị sốt không nên ăn hoặc uống. Bởi kỷ tử tính ấm nên không phù hợp với người đang sốt cao, sử dụng khi sốt có thể làm cơn sốt thêm trầm trọng.

- Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý đến lượng kỷ tử nạp vào cơ thể. Lycium barbarum chứa hàm lượng carbohydrate cao nên bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến lượng tiêu thụ, nếu tiêu thụ quá nhiều, lượng đường trong máu có thể tăng quá nhanh.

- Những người bị khô nóng không nên ăn nhiều. Kỷ tử có thể làm ấm cơ thể nên những người vốn có cơ địa nóng không nên ăn quá nhiều.

Cách chọn kỷ tử chuẩn và sạch

Để kiếm lợi nhuận, một số thương lái vô lương tâm dùng các phương pháp như hút lưu huỳnh, ngâm phèn chua,... để "phủ" những hạt nhỏ, chất lượng kém, v.v. rồi trộn với kỷ tử chất lượng cao để thu lãi. Kỷ tử ngâm phèn khi nhai có vị đắng của phèn, còn ngâm lưu huỳnh có vị chua, chát, đắng. Kết quả là hương vị ban đầu của kỷ tử dần bị lãng quên, người ta luôn cảm thấy kỷ tử có vị đắng và không thích hợp để nhai trực tiếp.

Vì vậy, việc chọn đúng loại kỷ tử là rất quan trọng. So với các mùa khác, kỷ tử được hái trước nắng nóng mùa hè nên có màu sắc tự nhiên hơn, quả mọng hơn, cùi dày và ít hạt, vị ngọt, giàu chất dinh dưỡng hơn.

Loại quả được mệnh danh là cực phẩm làm đẹp và thuốc bổ thượng hạng giúp dưỡng gan, cải thiện thị lực rất tốt - Ảnh 2.
Kỷ tử có màu sắc đỏ thâm, loại đỏ tươi rói là được phủ màu, tẩm lưu huỳnh.
Cách sử dụng kỷ tử

Kỷ tử có thể ăn trực tiếp. Tuy vậy, chúng cần được đảm bảo phơi khô, sơ chế sạch sẽ. Ngoài ra, ăn kỷ tử trực tiếp không nên quá lạm dụng. Dù sao kỷ tử cũng có tính nóng, ăn một ngày không quá 20g kỷ tử là được. Khi ngâm trong nước nên dùng nước nóng, thời gian ngâm không quá lâu, từ 5-10 phút là được. Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu bổ trợ cho nhiều thức uống, món ăn ngon hoặc các công thức dưỡng nhan.

Kỷ tử có thể mang hầm canh và nấu chè. Các loại canh dưỡng sinh, bồi bổ sức khoẻ và chè dưỡng nhan thường sử dụng kỷ tử. Chúng có thể làm tăng hàm lượng dinh dưỡng của canh cũng như cải thiện hương vị của món canh thêm hấp dẫn.

Kỷ tử có thể mang pha trà. Kỷ tử thường được kết hợp với các loại thảo mộc khác để pha trà, chẳng hạn như hoa cúc, hoa hồng khô. Chúng có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể thông qua vitamin đồng thời làm đẹp da.

Kỷ tử mang pha trà với quế có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể, đặc biệt với những người có thói quen hút thuốc, uống rượu,... Các độc tố trong gan được thải độc nhanh chóng, nhờ đó gan cũng khoẻ mạnh hơn, tăng sức đề kháng tốt hơn. Ngoài ra, với những người thường xuyên làm việc với máy tính, uống trà hoa cúc kỷ tử có thể giúp bảo vệ thị lực.

Kỷ tử và táo đỏ cũng là đôi bạn song hành thường thấy. Vì táo đỏ chứa nhiều vitamin và thành phần protein có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng nên khi kết hợp hai thứ này không chỉ thải độc tốt mà còn bổ sung khí huyết cho cơ thể, nhất là đối với phụ nữ, nếu uống thường xuyên có thể làm đẹp da, lợi gan.



Kỷ tử có thể mang phụ trợ cho các món ăn, điểm xuyết giúp các món ăn thêm hương vị, chẳng hạn như trứng tráng kỷ tử, vịt nướng kỷ tử,...

Loại quả được mệnh danh là cực phẩm làm đẹp và thuốc bổ thượng hạng giúp dưỡng gan, cải thiện thị lực rất tốt - Ảnh 3.
Kỷ tử có thể ăn trực tiếp, pha trà hay nấu canh, làm nước dùng lẩu đều được.
Gợi ý món ngon từ kỷ tử

Trà kỷ tử

Nguyên liệu cần thiết pha trà kỷ tử


- 600ml nước, 15g kỷ tử, 15g hoa cúc, một ít đường phèn.

Cách thực hiện trà kỷ tử

Bước 1: Cho kỷ tử và hoa cúc rửa sạch với nước. Đun sôi nước.

Bước 2: Cho kỷ tử và hoa cúc vào nước rồi đun trên lửa nhỏ trong 10 phút.

Bước 3: Thêm lượng đường phèn thích hợp để sử dụng.

Loại quả được mệnh danh là cực phẩm làm đẹp và thuốc bổ thượng hạng giúp dưỡng gan, cải thiện thị lực rất tốt - Ảnh 4.
Trà giảm cân kỷ tử táo đỏ

Nguyên liệu cần thiết làm trà giảm cân


- 1 quả táo, 3 quả táo đỏ khô, 4 miếng táo gai khô (không có thì bỏ qua), 1 nhúm kỷ tử, 1 miếng nhỏ gừng tươi, đường phèn lượng vừa phải

Cách thực hiện trà giảm cân

Bước 1: Rửa sạch bề mặt táo bằng muối, gọt vỏ và cắt thành lát mỏng.

Bước 2: Bỏ lõi và cắt táo đỏ thành lát nhỏ. Gọt vỏ và cắt lát gừng. Rửa sạch táo gai và kỷ tử rồi để sang một bên.

Bước 3: Cho những lát táo, táo đỏ, gừng và táo gai vào nồi, thêm nước và nấu trong 10 phút. Sau đó rắc kỷ tử lên là xong.

Loại quả được mệnh danh là cực phẩm làm đẹp và thuốc bổ thượng hạng giúp dưỡng gan, cải thiện thị lực rất tốt - Ảnh 5.
Canh gà táo đỏ kỷ tử

Nguyên liệu cần thiết nấu canh gà táo đỏ kỷ tử


- 1 con gà (khoảng 1kg), nhân sâm hoặc đông trùng hạ thảo 1 vài nhánh, 5 quả táo đỏ, 15g kỷ tử, 1 thìa muối.

Cách thực hiện canh gà táo đỏ kỷ tử

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử và để sang một bên.

Bước 2: Gà làm sạch, để ráo nước. Trụng qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu và nước vào nồi. Thêm 2 cốc nước vào nồi, hầm đến khi chuyển màu thì thêm muối vào cho vừa ăn.

Loại quả được mệnh danh là cực phẩm làm đẹp và thuốc bổ thượng hạng giúp dưỡng gan, cải thiện thị lực rất tốt - Ảnh 6.
Chúc bạn thực hiện những món ngon từ kỷ tử thành công!
 
Bên trên