Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Sau khi ăn lá lốt nếu cảm thấy có các biểu hiện như là táo bón, lưỡi khô, khát nước, rối loạn tiêu hóa... thì cần dừng ngay.
Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong mâm cơm người Việt. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt,... Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Ảnh minh họa
4 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ lá lốt
Chữa đau xương khớp
Người lớn tuổi thường bị đau xương khớp, đau lưng khi thay đổi thời tiết. Trong trường hợp này, có thể sử dụng bài thuốc nước lá lốt để giúp giảm cơn đau. Bởi lá lốt chứa chất benzyl axetat có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng.
Bạn cần 5-10 gram lá lốt phơi khô hoặc 15-30 gram lá lốt tươi đem rửa sạch. Sắc lá lốt cùng 1 lít nước. Đun đến khi nước cạn còn một nửa thì chắt ra để uống. Nên uống khi còn ấm, sau bữa ăn. Uống 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần.
Trị cảm cúm, giải cảm
Người có sức đề kháng yếu, hay bị cảm cúm có thể đun lá lốt lấy nước để uống sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Phương pháp này vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả vừa không gây ra tác dụng phụ.
20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm.
Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Uống nước lá lốt cũng giúp giảm đau bụng do nhiễm lạnh. Có thể lấy 20 gram lá lốt tươi rửa sạch sắc cùng 300ml nước. Nấu cho đến khi còn 100ml thì chắt ra để uống. Uống khi nước còn ấm, trước bữa ăn tối.
Trị chứng ra mồ hôi tay chân
Để trị chứng ra mồ hôi tay chân gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, bạn có thể sử dụng nước lá lốt.
Chuẩn bị 30 gram lá lốt tươi rửa sạch. Cho lá lốt vào nồi cùng 1 lít nước, nấu khoảng 10 phút. Dùng nước lá lốt 2 lần/ngày, uống trong vòng 4-5 ngày.
3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn lá lốt
- Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.
- Người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,...
Lưu ý: Vì trong lá lốt có tính ẩm nên chỉ dùng một lượng vừa phải. Theo các chuyên gia thì ta chỉ nên ăn 50-100g lá lốt mỗi ngày là đủ.
Sau khi ăn lá lốt nếu cảm thấy có các biểu hiện như là táo bón, lưỡi khô, khát nước, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể gây ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, đau đầu, choáng váng... thì cần dừng ngay.
Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong mâm cơm người Việt. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt,... Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Ảnh minh họa
4 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ lá lốt
Chữa đau xương khớp
Người lớn tuổi thường bị đau xương khớp, đau lưng khi thay đổi thời tiết. Trong trường hợp này, có thể sử dụng bài thuốc nước lá lốt để giúp giảm cơn đau. Bởi lá lốt chứa chất benzyl axetat có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng.
Bạn cần 5-10 gram lá lốt phơi khô hoặc 15-30 gram lá lốt tươi đem rửa sạch. Sắc lá lốt cùng 1 lít nước. Đun đến khi nước cạn còn một nửa thì chắt ra để uống. Nên uống khi còn ấm, sau bữa ăn. Uống 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần.
Trị cảm cúm, giải cảm
Người có sức đề kháng yếu, hay bị cảm cúm có thể đun lá lốt lấy nước để uống sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Phương pháp này vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả vừa không gây ra tác dụng phụ.
20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm.
Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Uống nước lá lốt cũng giúp giảm đau bụng do nhiễm lạnh. Có thể lấy 20 gram lá lốt tươi rửa sạch sắc cùng 300ml nước. Nấu cho đến khi còn 100ml thì chắt ra để uống. Uống khi nước còn ấm, trước bữa ăn tối.
Trị chứng ra mồ hôi tay chân
Để trị chứng ra mồ hôi tay chân gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, bạn có thể sử dụng nước lá lốt.
Chuẩn bị 30 gram lá lốt tươi rửa sạch. Cho lá lốt vào nồi cùng 1 lít nước, nấu khoảng 10 phút. Dùng nước lá lốt 2 lần/ngày, uống trong vòng 4-5 ngày.
3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn lá lốt
- Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.
- Người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,...
Lưu ý: Vì trong lá lốt có tính ẩm nên chỉ dùng một lượng vừa phải. Theo các chuyên gia thì ta chỉ nên ăn 50-100g lá lốt mỗi ngày là đủ.
Sau khi ăn lá lốt nếu cảm thấy có các biểu hiện như là táo bón, lưỡi khô, khát nước, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể gây ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, đau đầu, choáng váng... thì cần dừng ngay.