Loạt đặc sản mùa đông không nên bỏ qua ở Lạng Sơn

Võ Xuân Trường

Well-known member
Loạt đặc sản mùa đông không nên bỏ qua ở Lạng Sơn
Ngoài cảnh đẹp, Lạng Sơn còn nổi tiếng với ẩm thực phong phú, đa dạng.
Dưới đây là gợi ý những món ăn thực khách nên thử một lần khi tới ngắm băng giá xứ Lạng.
Bánh ngải
Bánh ngải là món quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người con xứ Lạng. Người dân thường làm nhiều bánh ngải vào các dịp lễ Tết hay ăn mừng vụ lúa mới.
Với nguyên liệu chính là cây ngải cứu, bánh ngải có tác dụng điều hòa khí huyết. Những người lớn tuổi cũng đặc biệt thích ăn món bánh này khi vào đông để chữa bệnh đau xương khớp hay đau đầu.

https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1

Ngoài màu xanh đẹp mắt, bánh ngải còn được yêu thích vì có tác dụng chữa bệnh đau đầu, đau xương khớp... khi trời trở gió. Ảnh: Anh Trang
Ngoài màu xanh đẹp mắt, bánh ngải còn được yêu thích vì có tác dụng chữa bệnh đau đầu, đau xương khớp... khi trời trở gió. Ảnh: Anh Trang
Vịt quay
Vịt quay là một trong những đặc sản nổi tiếng tiếng của Lạng Sơn, đặc biệt là vào mùa đông. Món ăn này hấp dẫn thực khách nhờ cách làm cầu kỳ cùng công thức nước chấm độc đáo.
Vịt quay chuẩn Lạng Sơn được chế biến từ loại vịt bầu tại thị trấn Thất Khê, ướp cùng lá mắc mật thơm lừng. Lớp mỡ chảy béo ngậy hòa quyện với phần da giòn rụm, phần thịt ngọt mềm có thể chinh phục cả những vị khách khó tính.
Vịt quay Lạng Sơn đặc biệt Ảnh: Foody
Vịt quay Lạng Sơn có hương vị đặc biệt nhờ loại vịt ngon và hương thơm của lá mắc mật. Ảnh: Foody
Khâu nhục
Khâu nhục có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn truyền thống của đồng bào Tày, Nùng. Từ “khâu nhục” có thể hiểu nôm na là thịt hầm mềm cùng các gia vị đậm đà, hấp dẫn.
Khâu nhục là đặc sản không thể thiếu trong các dịp quan trọng như đãi khách, đám cưới, lễ tiệc... của đồng bào dân tộc vùng cao. Nếu được ăn một miếng thịt mềm tan, đậm đà, nóng hổi trong ngày đông âm độ chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.
Khâu nhục gần giống như món thịt kho tàu, đặc biệt phù hợp ăn vào mùa lạnh. Ảnh: Foody
Bánh cao sằng
Đến Lạng Sơn mùa lạnh, thực khách không thể bỏ qua món bánh cao sằng trứ danh. Đây cũng là món ăn du nhập từ Trung Quốc, được cải biến lại để phù hợp với khẩu vị người Việt.
Món bánh bình dân này có nguyên liệu và cách chế biến khá đơn giản. Gạo tẻ sẽ được ngâm để qua đêm, say nhuyễn, hấp trong nồi cách thủy đến khi sệt lại gần giống bánh đúc nóng của Hà Nội. Nhân bánh là thịt và hành khô xào thơm, kèm thêm lạc rang giã nhỏ. Nước giấm pha đường ăn kèm sẽ giúp bánh không bị ngấy.
Ảnh: Facebook Xobami
Trong tiết trời giá lạnh của Lạng Sơn, được ăn một bát bánh cao sằng nghi ngút khói đã đủ ấm bụng. Ảnh: Facebook Xobami
Bánh chưng đen
Giống như bánh chưng xanh của người miền xuôi, bánh chưng đen là món không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Tày. Bánh hình trụ dài, phần gạo bên ngoài có màu đen độc đáo.
Để tạo nên màu đen cho gạo, người Tày phải lấy cây muối về cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, phơi khô, đốt lấy than. Sau khi than đã nguội, họ giã nhuyễn, sàng bỏ tạp chất và trộn cùng gạo, lọc lại một lần nữa cho đỡ cặn là đã cho ra màu đen bóng đẹp.
Bánh chưng đen có mùi thơm rất đặc trưng của cây muối, ngoài ra phần nhân cũng khá giống với bánh chưng xanh, gồm thịt lợn và đỗ xanh.
Bánh chưng đen là “linh hồn” trong dịp Tết của người Tày. Ảnh: Trang TTĐT Tuyên Quang
Bánh chưng đen là “linh hồn” trong dịp Tết của người Tày. Ảnh: Vietnam Tourism
 
Bên trên