Loạt lễ hội xuân đáng mong chờ ở Cao Bằng

Võ Xuân Trường

Well-known member
Loạt lễ hội xuân đáng mong chờ ở Cao Bằng

Cao Bằng - Ngoài việc là vùng đất cách mạng, kinh đô của vương triều nhà Mạc còn có hàng chục lễ hội đậm đà bản sắc, được nhân dân và du khách mong chờ.
Du xuân Cao Bằng dịp này, ngoài những điểm đến nổi tiếng như hang Pác Bó, suối Lê Nin, thác Bản Giốc du khách còn được tham gia nhiều lễ hội độc đáo.
Cùng với những “địa chỉ đỏ” về lịch sử, đời sống văn hoá, lễ hội đầu xuân của người dân Cao Bằng mang lại nhiều ý nghĩa. Ảnh: Tân Văn.


Cùng với những “địa chỉ đỏ” về lịch sử, đời sống văn hoá, lễ hội đầu xuân của người dân Cao Bằng mang lại nhiều ý nghĩa. Ảnh: Tân Văn.


Lễ hội tranh đầu pháo hoa Quảng Uyên là lễ hội truyền thống độc đáo với màn tranh pháo hoa đầu xuân của các xã tại thị trấn Quảng Uyên để cầu mong cho một năm mới may mắn.
Lễ hội gắn với lịch sử, tâm linh của miếu Bách Linh. Miếu được xây từ thời Lý dưới chân núi Cốc Bó. Tương truyền lễ hội được tổ chức lại theo điển tích Lý Thường Kiệt đánh thắng quân nhà Tống, khi trở về đã tổ chức tiệc khao quân. Trong buổi lễ để các binh sĩ tranh đầu pháo tạo không khí vui tươi.
Các thanh niên tranh đầu pháo hoa trong lễ hội. Ảnh: Người dân cung cấp.
Các thanh niên tranh đầu pháo hoa trong lễ hội. Ảnh: Người dân cung cấp.
Tiếp đó là lễ hội đền Kỳ Sầm được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, tại xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng.
Đền được xây dựng để thờ danh nhân lịch sử Nùng Trí Cao, người dân tộc Tày, một nhân vật có công trong sự nghiệp mở nước ở thời Lý (vua Lý Thái Tông, thế kỷ XI). Vốn thông minh, lại được về kinh đô Thăng Long theo học, Nùng Trí Cao trở thành người có tài thao lược.
Sau này ông còn đánh tan những đội quân giặc Tống xâm lược nước ta, được vua phong Thái Bảo và cho trấn giữ châu Quảng Nguyên (Cao Bằng ngày nay).
Sau khi ông mất vua phong là Khâu Sầm Đại Vương. Công lao của ông đã được người đời sau tưởng nhớ và lập đền thờ.
Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày được bắt đầu vào tháng giêng và kéo dài đến trung tuần tháng ba.
Theo tín ngưỡng dân gian dân tộc Tày thì trên cung trăng có Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên – con gái của mẹ.
Mẹ cùng các nàng hằng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân. Hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng các mẹ các nàng ở dưới trần gian hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống thăm trần gian và giúp trần gian trong công việc làm ăn để sinh sống.
Cảnh đón rước trong Lễ hội Nàng Hai. Ảnh: Người dân cung cấp.
Cảnh đón rước trong Lễ hội Nàng Hai. Ảnh: Người dân cung cấp.
Lễ hội đền Vua Lê được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Đền nằm cách trung tâm thị xã Cao Bằng 11km, thuộc làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An.
Đền do Nùng Tồn Phúc dựng lên vào thời nhà Lý (thế kỷ XI). Đền thờ vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi Cao Hoàng Đế).
Dưới chế độ phong kiến, đền vừa là cung điện, vừa là trung tâm hoạt động kinh tế, văn hoá, quân sự của các vua quan. Những vết tích của cung điện thời kỳ nhà Mạc đa được tìm thấy tại đây. Không chỉ thế, đền còn là một di tích lịch sử gắn liền với những hoạt động của Đảng ta trong thời kỳ cách mạng.
Hiện nay, đền Vua Lê được xem là một di tích có giá trị đặc biệt về mặt kiến trúc nghệ thuật, nơi tập trung lễ hội, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của nhân dân.
Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm được tổ chức định kỳ vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Lễ hội là nơi gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, phát triển đàn gia súc nói chung và phát triển đàn bò nói riêng giữa các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
Các “đấu sĩ bò” tranh tài. Ảnh: Người dân cung cấp.
Các “đấu sĩ bò” tranh tài. Ảnh: Người dân cung cấp.
Lễ hội Co Sầu (huyện Trùng Khánh) là một trong những hội mang nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng biên giới. Lễ hội phố Co Sầu có lịch sử từ xa xưa, thường được tổ chức vào ngày 15.2 âm lịch hàng năm.
Tương truyền rằng Co Sầu xưa (Trùng Khánh nay) là một vùng đất tập trung đông người, nền kinh tế phát triển “Co Sầu Thượng Lang, đa hào phong phú”, văn hóa đa dạng. Đây cũng là nơi hội tụ các vùng miền qua lại trao đổi hàng hóa, hơi hẹn hò của tình yêu lứa đôi.
Trẩy hội trong lễ hội Co Sầu. Ảnh: Người dân cung cấp.
Trẩy hội trong lễ hội Co Sầu. Ảnh: Người dân cung cấp.
Hội Phố Co Sầu mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, mang đậm sắc màu văn hóa riêng.
Ngoài ra, tại các huyện Hạ Lang, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An... còn hàng chục lễ hội mang đậm nét bản sắc riêng được người dân và du khách thập phương yêu thích mong chờ.
 
Bên trên