đinhlinh11
Bé Tleoo
Apple, Google, Facebook đang thành công với hàng tỷ người dùng, nhưng cũng từng cho ra đời những sản phẩm gây thất vọng và sớm bị "khai tử".
Khi ra mắt sản phẩm mới, thất bại luôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Joan Schneider và Julie Hall, đồng tác giả cuốn The New Launch Plan, cho biết chỉ dưới 3% sản phẩm trên thế giới đạt doanh thu từ 50 triệu USD trong năm đầu - con số được xem là chuẩn mực cho việc ra mắt thành công. Còn lại, nhiều sản phẩm không đạt kỳ vọng và cuối cùng phải sớm dừng sản xuất.
Sony Betamax (1975)
Vào những năm 1970, đầu phát video gia đình là cuộc chiến giữa hai định dạng: Betamax và VHS. Sony bán mẫu Betamax năm 1975, trong khi các đối thủ chọn tung ra máy VHS - công nghệ do JVC phát triển.
Một đầu video Sony Betamax.
Sai lầm của Sony là giữ công nghệ Betamax độc quyền, khiến các bên khác buộc phải chọn VHS, vốn được JVC chia sẻ rộng rãi. Kết quả là dù Betamax vượt trội về mặt kỹ thuật, VHS chiến thắng nhờ sự phổ biến.
Sony chỉ bán được hơn 30.000 đầu máy trong năm đầu ở thị trường Mỹ và thêm vài chục nghìn chiếc ở nơi khác. Sản phẩm ngừng sản xuất sau một thời gian ngắn và được xem là ví dụ thất bại điển hình cho việc giữ độc quyền công nghệ.
Nintendo Virtual Boy (1995)
Virtual Boy là sản phẩm đầy tham vọng, hướng tới một công nghệ mới xuất hiện khi đó - thực tế ảo VR. Đây cũng là một trong những sản phẩm phần cứng VR đầu tiên trên thế giới, được mô tả là người dùng chỉ cần mua thiết bị và "hòa mình vào môi trường kỹ thuật số".
Nintendo Virtual Boy.
Tuy nhiên, hạn chế công nghệ khi đó khiến Virtual Boy không thể làm được như những gì đã quảng cáo. Màn hình độ phân giải thấp, ít game và các yếu tố khác khiến người dùng không mặn mà. Nintendo bán chưa được một triệu chiếc và đây là thất bại lớn nhất về phần cứng trong lịch sử của công ty Nhật Bản.
Microsoft Zune (2006)
Zune là tham vọng lớn của Microsoft trong việc phá vỡ sự thống trị của iPod ở thị trường máy nghe nhạc. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm duy nhất là khả năng chia sẻ bài hát giữa các thiết bị, nó không có bất kỳ tính năng nổi trội nào khác.
Máy nghe nhạc Zune. Ảnh: Microsoft
Ra đời khi Apple đang chiếm 80% thị phần máy nghe nhạc khiến Zune không có chỗ đứng. Năm 2011, thiết bị này đã bị "khai tử" .
Google+ (2010)
Mạng xã hội Google+ ra mắt năm 2010 mới mục tiêu đánh bại Facebook. Tuy nhiên, sản phẩm không được người dùng quan tâm khi 90% thành viên có thời gian truy cập dưới 5 giây thời gian sau đó.
Biểu tượng Google+ trên smartphone. Ảnh: Engadget
Google thông báo dự kiến đóng cửa Google+ vào tháng 8/2019. Tuy nhiên, vào tháng 3/2019, mạng xã hội dính lỗ hổng bảo mật khiến 52,5 triệu người dùng có nguy cơ bị lộ dữ liệu, do đó công ty quyết định khai tử mạng xã hội sớm hơn bốn tháng so với kế hoạch.
HP TouchPad (2011)
Máy tính bảng HP ra đời với hệ điều hành WebOS và thông số phần cứng mạnh. Sản phẩm được kỳ vọng cạnh tranh trực tiếp với iPad của Apple.
HP TouchPad. Ảnh: HP
Tuy nhiên, dù được đánh giá là "không tệ", thiết bị chỉ đạt doanh số 25.000 chiếc trong 49 ngày trước khi bị khai tử.
Facebook Home (2013)
Home là tham vọng của Facebook nhằm biến bất kỳ smartphone nào thành "điện thoại Facebook". Home không phải một hệ điều hành độc lập hay một phiên bản Android tùy biến. Nó là một lớp ứng dụng đóng vai trò như màn hình chính của smartphone. Trên đó, người dùng có thể tương tác nhanh với ứng dụng Facebook thay vì phải qua vài bước. Công ty hợp tác với HTC để tạo điện thoại HTC First có phím cứng Facebook.
Giao diện Facebook Home. Ảnh: The Verge
Dù vậy, Home được các chuyên gia gọi là "mớ hỗn độn trên điện thoại". Trong chưa đầy một tháng kể từ khi phát hành, gói đăng ký thuê bao hai năm đã giảm từ 99 xuống 0,99 USD nhưng vẫn không ai quan tâm. "Home chỉ hợp với người nghiện Facebook, nhưng khiến những người khác gỡ lập tức vì ngốn dữ liệu và pin", Business Insider bình luận. Sản phẩm chìm vào quên lãng chỉ sau vài tháng ra mắt.
Amazon Fire Phone (2014)
Dự án smartphone của Amazon thu hút sự quan tâm của giới công nghệ, nhưng người dùng lại không mua sản phẩm. Fire Phone có giá 649 USD, hoặc 199 USD kèm hợp đồng hai năm.
Amazon Fire Phone. Ảnh: Huy Đức
Mức giá trên được nhận xét quá cao khiến thiết bị ế ẩm, sau đó được điều chỉnh còn 0,99 USD nhưng tình hình không khởi sắc. Đến tháng 8/2015, công ty ngừng bán Fire Phone.
Samsung Galaxy Note7 (2016)
Sự cố cháy nổ Galaxy Note7 là "một chương đen tối" trong việc kinh doanh điện thoại của Samsung. Ra mắt tháng 8/2016, sản phẩm nhanh chóng tạo được tiếng vang trong làng di động và phá vỡ kỷ lục về doanh số.
Samsung Galaxy Note7. Ảnh: Cnet
Tuy nhiên, những báo cáo cháy nổ liên quan đến sản phẩm xuất hiện, buộc hãng phải thu hồi toàn bộ 2,5 triệu máy đã bán ra đầu tháng 9/2016. Tiến hành đổi mới và bán trở lại vào cuối tháng, Galaxy Note7 vẫn tiếp tục gây ra những vụ cháy nổ khác. Cuối cùng, Samsung buộc phải ngừng bán sản phẩm này.
Apple AirPower (2019)
Apple phát triển đế sạc không dây có thể cung cấp năng lượng cho tối đa ba thiết bị cùng một lúc, đặt tên là AirPower. Sản phẩm được giới thiệu năm 2017 cùng iPhone X và dự kiến bán một năm sau đó.
Đế sạc không dây AirPower của Apple. Ảnh: Apple
Tuy nhiên, sản phẩm không thể có mặt trên thị trường do Apple không giải quyết được những vấn đề của AirPower, nhất là tình trạng quá nhiệt khi hoạt động.
Khi ra mắt sản phẩm mới, thất bại luôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Joan Schneider và Julie Hall, đồng tác giả cuốn The New Launch Plan, cho biết chỉ dưới 3% sản phẩm trên thế giới đạt doanh thu từ 50 triệu USD trong năm đầu - con số được xem là chuẩn mực cho việc ra mắt thành công. Còn lại, nhiều sản phẩm không đạt kỳ vọng và cuối cùng phải sớm dừng sản xuất.
Sony Betamax (1975)
Vào những năm 1970, đầu phát video gia đình là cuộc chiến giữa hai định dạng: Betamax và VHS. Sony bán mẫu Betamax năm 1975, trong khi các đối thủ chọn tung ra máy VHS - công nghệ do JVC phát triển.
Một đầu video Sony Betamax.
Sai lầm của Sony là giữ công nghệ Betamax độc quyền, khiến các bên khác buộc phải chọn VHS, vốn được JVC chia sẻ rộng rãi. Kết quả là dù Betamax vượt trội về mặt kỹ thuật, VHS chiến thắng nhờ sự phổ biến.
Sony chỉ bán được hơn 30.000 đầu máy trong năm đầu ở thị trường Mỹ và thêm vài chục nghìn chiếc ở nơi khác. Sản phẩm ngừng sản xuất sau một thời gian ngắn và được xem là ví dụ thất bại điển hình cho việc giữ độc quyền công nghệ.
Nintendo Virtual Boy (1995)
Virtual Boy là sản phẩm đầy tham vọng, hướng tới một công nghệ mới xuất hiện khi đó - thực tế ảo VR. Đây cũng là một trong những sản phẩm phần cứng VR đầu tiên trên thế giới, được mô tả là người dùng chỉ cần mua thiết bị và "hòa mình vào môi trường kỹ thuật số".
Nintendo Virtual Boy.
Tuy nhiên, hạn chế công nghệ khi đó khiến Virtual Boy không thể làm được như những gì đã quảng cáo. Màn hình độ phân giải thấp, ít game và các yếu tố khác khiến người dùng không mặn mà. Nintendo bán chưa được một triệu chiếc và đây là thất bại lớn nhất về phần cứng trong lịch sử của công ty Nhật Bản.
Microsoft Zune (2006)
Zune là tham vọng lớn của Microsoft trong việc phá vỡ sự thống trị của iPod ở thị trường máy nghe nhạc. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm duy nhất là khả năng chia sẻ bài hát giữa các thiết bị, nó không có bất kỳ tính năng nổi trội nào khác.
Máy nghe nhạc Zune. Ảnh: Microsoft
Ra đời khi Apple đang chiếm 80% thị phần máy nghe nhạc khiến Zune không có chỗ đứng. Năm 2011, thiết bị này đã bị "khai tử" .
Google+ (2010)
Mạng xã hội Google+ ra mắt năm 2010 mới mục tiêu đánh bại Facebook. Tuy nhiên, sản phẩm không được người dùng quan tâm khi 90% thành viên có thời gian truy cập dưới 5 giây thời gian sau đó.
Biểu tượng Google+ trên smartphone. Ảnh: Engadget
Google thông báo dự kiến đóng cửa Google+ vào tháng 8/2019. Tuy nhiên, vào tháng 3/2019, mạng xã hội dính lỗ hổng bảo mật khiến 52,5 triệu người dùng có nguy cơ bị lộ dữ liệu, do đó công ty quyết định khai tử mạng xã hội sớm hơn bốn tháng so với kế hoạch.
HP TouchPad (2011)
Máy tính bảng HP ra đời với hệ điều hành WebOS và thông số phần cứng mạnh. Sản phẩm được kỳ vọng cạnh tranh trực tiếp với iPad của Apple.
HP TouchPad. Ảnh: HP
Tuy nhiên, dù được đánh giá là "không tệ", thiết bị chỉ đạt doanh số 25.000 chiếc trong 49 ngày trước khi bị khai tử.
Facebook Home (2013)
Home là tham vọng của Facebook nhằm biến bất kỳ smartphone nào thành "điện thoại Facebook". Home không phải một hệ điều hành độc lập hay một phiên bản Android tùy biến. Nó là một lớp ứng dụng đóng vai trò như màn hình chính của smartphone. Trên đó, người dùng có thể tương tác nhanh với ứng dụng Facebook thay vì phải qua vài bước. Công ty hợp tác với HTC để tạo điện thoại HTC First có phím cứng Facebook.
Giao diện Facebook Home. Ảnh: The Verge
Dù vậy, Home được các chuyên gia gọi là "mớ hỗn độn trên điện thoại". Trong chưa đầy một tháng kể từ khi phát hành, gói đăng ký thuê bao hai năm đã giảm từ 99 xuống 0,99 USD nhưng vẫn không ai quan tâm. "Home chỉ hợp với người nghiện Facebook, nhưng khiến những người khác gỡ lập tức vì ngốn dữ liệu và pin", Business Insider bình luận. Sản phẩm chìm vào quên lãng chỉ sau vài tháng ra mắt.
Amazon Fire Phone (2014)
Dự án smartphone của Amazon thu hút sự quan tâm của giới công nghệ, nhưng người dùng lại không mua sản phẩm. Fire Phone có giá 649 USD, hoặc 199 USD kèm hợp đồng hai năm.
Amazon Fire Phone. Ảnh: Huy Đức
Mức giá trên được nhận xét quá cao khiến thiết bị ế ẩm, sau đó được điều chỉnh còn 0,99 USD nhưng tình hình không khởi sắc. Đến tháng 8/2015, công ty ngừng bán Fire Phone.
Samsung Galaxy Note7 (2016)
Sự cố cháy nổ Galaxy Note7 là "một chương đen tối" trong việc kinh doanh điện thoại của Samsung. Ra mắt tháng 8/2016, sản phẩm nhanh chóng tạo được tiếng vang trong làng di động và phá vỡ kỷ lục về doanh số.
Samsung Galaxy Note7. Ảnh: Cnet
Tuy nhiên, những báo cáo cháy nổ liên quan đến sản phẩm xuất hiện, buộc hãng phải thu hồi toàn bộ 2,5 triệu máy đã bán ra đầu tháng 9/2016. Tiến hành đổi mới và bán trở lại vào cuối tháng, Galaxy Note7 vẫn tiếp tục gây ra những vụ cháy nổ khác. Cuối cùng, Samsung buộc phải ngừng bán sản phẩm này.
Apple AirPower (2019)
Apple phát triển đế sạc không dây có thể cung cấp năng lượng cho tối đa ba thiết bị cùng một lúc, đặt tên là AirPower. Sản phẩm được giới thiệu năm 2017 cùng iPhone X và dự kiến bán một năm sau đó.
Đế sạc không dây AirPower của Apple. Ảnh: Apple
Tuy nhiên, sản phẩm không thể có mặt trên thị trường do Apple không giải quyết được những vấn đề của AirPower, nhất là tình trạng quá nhiệt khi hoạt động.