Quang Minh
Well-known member
Một đoạn sông Moroli trên đảo Borneo, đảo lớn nhất châu Á, có hàng nghìn con cá thuộc họ chép biết mát xa, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm.
6
Hoạt động từ năm 2007, dịch vụ mát xa cá ở Tagal Luanti, bang Sabah, thu hút đông đảo du khách mỗi ngày. Thay vì ngâm chân vào bể để mát xa với loài cá nhỏ như thường thấy, khách sẽ lội trực tiếp xuống sông - nơi có hàng nghìn con cá cỡ lớn bơi lại rỉa tay, chân.
Tagal Luanti là điểm du lịch nằm ở vùng nông thôn trên cao nguyên Ranau, cao 400 m so với mức nước biển, cách trung tâm thành phố Kota Kinabalu - thủ phủ bang Sabah hơn 120 km.
Loài cá mát xa ở đây tên mahseer thuộc họ cá chép (danh pháp khoa học là Cyprinidae). Loài này được được nuôi tự nhiên, có kích thước trung bình 30 cm. Theo nhân viên khu du lịch, những con cá này được dân làng huấn luyện để thực hiện các hoạt động xoa bóp chữa bệnh.
Khúc sông Moroli chảy qua Tagal Luanti không quá sâu, nước chảy nhẹ để khách thoải mái lội. Một số đoạn sâu được chăng dây, hạn chế người tham quan bước xuống. Du khách phải bỏ giày dép khi xuống nước.
Chỉ cần lội xuống khoảng 30 cm, hàng trăm con cá mahseer nhanh chóng bơi xúm lại, thi nhau cắn vào tay, chân du khách để rỉa những tế bào chết trên da.
Anh Prasanth, sống ở bang Sabah, cùng vợ lần đầu trải nghiệm mát xa cá trên sông. "Cảm giác lúc đầu hơi đau xíu khi bị cá rỉa vào chân nhưng một lúc sau thì khá dễ chịu", anh cho biết.
Du khách chụp ảnh với cảnh hàng trăm con cá quây, rỉa dưới chân. Người tham quan được yêu cầu không được bắt cá.
Ngoài mát xa, mỗi khách khi mua vé vào được phát đồ ăn cho cá. "Cá ở đây rất thân thiện, không lạ người, không khí xung quanh cũng trong lành", chị Jasmine - một du khách địa phương cho biết.
Hàng ngày có khoảng 150 du khách tới trải nghiệm mát xa cá. Giá vé vào cổng 5 ringgit (khoảng 25.000 đồng) một người, mở cửa đến 17h mỗi ngày.
Bang Sabah trên đảo Borneo, Malaysia, là vùng đất có khí hậu nhiệt đới đặc trưng. Du khách đến đây ngoài trải nghiệm mát xa cá có thể tham quan các khu rừng nhiệt đới, khỉ mũi dài, hoa xác thối và làng văn hóa Mari Mari, nơi tái hiện cuộc sống, sinh hoạt một thời của cộng đồng các thổ dân sinh sống trên đảo.
6
Hoạt động từ năm 2007, dịch vụ mát xa cá ở Tagal Luanti, bang Sabah, thu hút đông đảo du khách mỗi ngày. Thay vì ngâm chân vào bể để mát xa với loài cá nhỏ như thường thấy, khách sẽ lội trực tiếp xuống sông - nơi có hàng nghìn con cá cỡ lớn bơi lại rỉa tay, chân.
Tagal Luanti là điểm du lịch nằm ở vùng nông thôn trên cao nguyên Ranau, cao 400 m so với mức nước biển, cách trung tâm thành phố Kota Kinabalu - thủ phủ bang Sabah hơn 120 km.
Loài cá mát xa ở đây tên mahseer thuộc họ cá chép (danh pháp khoa học là Cyprinidae). Loài này được được nuôi tự nhiên, có kích thước trung bình 30 cm. Theo nhân viên khu du lịch, những con cá này được dân làng huấn luyện để thực hiện các hoạt động xoa bóp chữa bệnh.
Khúc sông Moroli chảy qua Tagal Luanti không quá sâu, nước chảy nhẹ để khách thoải mái lội. Một số đoạn sâu được chăng dây, hạn chế người tham quan bước xuống. Du khách phải bỏ giày dép khi xuống nước.
Chỉ cần lội xuống khoảng 30 cm, hàng trăm con cá mahseer nhanh chóng bơi xúm lại, thi nhau cắn vào tay, chân du khách để rỉa những tế bào chết trên da.
Anh Prasanth, sống ở bang Sabah, cùng vợ lần đầu trải nghiệm mát xa cá trên sông. "Cảm giác lúc đầu hơi đau xíu khi bị cá rỉa vào chân nhưng một lúc sau thì khá dễ chịu", anh cho biết.
Du khách chụp ảnh với cảnh hàng trăm con cá quây, rỉa dưới chân. Người tham quan được yêu cầu không được bắt cá.
Ngoài mát xa, mỗi khách khi mua vé vào được phát đồ ăn cho cá. "Cá ở đây rất thân thiện, không lạ người, không khí xung quanh cũng trong lành", chị Jasmine - một du khách địa phương cho biết.
Hàng ngày có khoảng 150 du khách tới trải nghiệm mát xa cá. Giá vé vào cổng 5 ringgit (khoảng 25.000 đồng) một người, mở cửa đến 17h mỗi ngày.
Bang Sabah trên đảo Borneo, Malaysia, là vùng đất có khí hậu nhiệt đới đặc trưng. Du khách đến đây ngoài trải nghiệm mát xa cá có thể tham quan các khu rừng nhiệt đới, khỉ mũi dài, hoa xác thối và làng văn hóa Mari Mari, nơi tái hiện cuộc sống, sinh hoạt một thời của cộng đồng các thổ dân sinh sống trên đảo.