Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Long An đẩy mạnh các hoạt động du lịch
Long An thời gian qua liên tục thúc đẩy các hoạt động du lịch hướng tới mục tiêu đóng góp 7% GRDP, tạo việc làm cho 40.000 lao động vào năm 2030.
Nằm sát TP HCM nên Long An muốn thành điểm đến vệ tinh hấp dẫn với du khách, xây dựng du lịch thành ngành công nghiệp không khói mũi nhọn. Do đó, thời gian qua, địa phương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch.
Gần nhất, ngày 19/10, địa phương đã quảng bá văn hóa, du lịch tại Kon Tum. Đại diện tỉnh đã giới thiệu những nét đẹp, tiềm năng và thế mạnh của du lịch nông thôn đến với các cơ quan trong lĩnh vực các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Tỉnh Tây Nam bộ cũng tìm hiểu các mô hình hiệu quả tại Kon Tum, so sánh với mô hình phát triển du lịch nông thôn - cộng đồng - sinh thái hiện có để áp dụng những điểm mới lạ, hấp dẫn.
Đầu tháng 10, tỉnh hợp tác với Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM tổ chức hội thảo để tìm hướng phát triển cho làng nghề mai vàng gắn với phát triển du lịch. Đại diện của Trung tâm Saemaul Undong đưa ra đề xuất thiết kế xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng nông thôn kiểu mẫu cho Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Tân Trụ.
Long An nằm ở vị trí cửa ngõ miền Tây, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là thành viên của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu (TPO), có trụ sở tại thành phố Busan - Hàn Quốc.
Hiện nay, Long An dành nhiều nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái trên nền cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười. Tỉnh cũng kêu gọi đầu tư du lịch đường sông, gắn với việc khai thác cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề quanh hai con sông chính là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Các loại hình du lịch thể thao, golf, vườn thú bán hoang dã, du lịch sinh thái kết hợp với giáo dục trải nghiệm cũng được đánh giá giàu tiềm năng. Long An đang phối hợp với các trường đại học, đơn vị lữ hành nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nhất loại hình du lịch golf, sức khỏe và đường sông.
Hàng chục nghìn người dân, du khách tham gia lễ hội Làm Chay, huyện Châu Thành, tổ chức thường niên vào 16 tháng Giêng (Âm lịch). Ảnh: Hoàng Nam
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hàng chục nghìn người dân, du khách tham gia lễ hội Làm Chay, huyện Châu Thành, tổ chức thường niên vào 16 tháng Giêng (Âm lịch). Ảnh: Hoàng Nam
Tỉnh cũng sở hữu đến 123 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 21 di tích cấp Quốc gia, 102 di tích cấp tỉnh, 5 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nhiều địa điểm trong số này thu hút du khách như Khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, khu nhà cổ Phước Lộc Thọ, nhà cổ Trăm cột; các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Làm chay đình Tân Xuân, lễ hội Miếu bà Long Thượng, lễ húy kỵ nhạc sư Nguyễn Quang Đại - đình Vạn Phước. Du lịch làng nghề có Làng trống Bình An, nghề chế tác kim hoàn Thuận Thành, sản xuất mắm còng, bánh tráng trộn, hàng cau vua hay con đường hạnh phúc...
Thời gian qua, lượng khách đến địa phương liên tục tăng. Trong đó, năm 2021, tỉnh này đón 244.000 lượt khách, năm 2022 là 650.000 lượt. Đến năm 2023, lượng khách tăng lên 1 triệu. Doanh thu qua các năm lần lượt là 180 tỷ, 340 tỷ và 560 tỷ đồng. Lượt khách du lịch tăng trưởng bình quân đạt 69% mỗi năm. Doanh thu tăng trưởng bình quân theo năm 76%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành du lịch, địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là thiếu các nhà đầu tư lớn, số lượng cơ sở lưu trú chưa nhiều. Hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch trọng yếu còn hạn chế dẫn đến khả năng tiếp cận của du khách chưa cao.
Để thúc đẩy phát triển, cuối tháng 11, tỉnh sẽ tổ chức Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch (28/11-4/12). Xuyên suốt tuần lễ này là hàng chục hoạt động như không gian giao lưu văn hóa; các gian hàng giải trí, ẩm thực, sản phẩm du lịch; các giải thể thao; đại nhạc hội HiteJinro Festival 2024; cuộc thi "Tỏa sáng tài năng sinh viên"; hội nghị xúc tiến đầu tư Long An - Hàn Quốc năm 2024.
Địa phương kỳ vọng chuỗi hoạt động góp phần giới thiệu hình ảnh thanh bình, tươi đẹp và đặc trưng miền sông nước đến du khách cả nước, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Long An.
Long An thời gian qua liên tục thúc đẩy các hoạt động du lịch hướng tới mục tiêu đóng góp 7% GRDP, tạo việc làm cho 40.000 lao động vào năm 2030.
Nằm sát TP HCM nên Long An muốn thành điểm đến vệ tinh hấp dẫn với du khách, xây dựng du lịch thành ngành công nghiệp không khói mũi nhọn. Do đó, thời gian qua, địa phương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch.
Gần nhất, ngày 19/10, địa phương đã quảng bá văn hóa, du lịch tại Kon Tum. Đại diện tỉnh đã giới thiệu những nét đẹp, tiềm năng và thế mạnh của du lịch nông thôn đến với các cơ quan trong lĩnh vực các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Tỉnh Tây Nam bộ cũng tìm hiểu các mô hình hiệu quả tại Kon Tum, so sánh với mô hình phát triển du lịch nông thôn - cộng đồng - sinh thái hiện có để áp dụng những điểm mới lạ, hấp dẫn.
Đầu tháng 10, tỉnh hợp tác với Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM tổ chức hội thảo để tìm hướng phát triển cho làng nghề mai vàng gắn với phát triển du lịch. Đại diện của Trung tâm Saemaul Undong đưa ra đề xuất thiết kế xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng nông thôn kiểu mẫu cho Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Tân Trụ.
Long An nằm ở vị trí cửa ngõ miền Tây, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là thành viên của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu (TPO), có trụ sở tại thành phố Busan - Hàn Quốc.
Hiện nay, Long An dành nhiều nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái trên nền cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười. Tỉnh cũng kêu gọi đầu tư du lịch đường sông, gắn với việc khai thác cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề quanh hai con sông chính là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Các loại hình du lịch thể thao, golf, vườn thú bán hoang dã, du lịch sinh thái kết hợp với giáo dục trải nghiệm cũng được đánh giá giàu tiềm năng. Long An đang phối hợp với các trường đại học, đơn vị lữ hành nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nhất loại hình du lịch golf, sức khỏe và đường sông.
Hàng chục nghìn người dân, du khách tham gia lễ hội Làm Chay, huyện Châu Thành, tổ chức thường niên vào 16 tháng Giêng (Âm lịch). Ảnh: Hoàng Nam
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hàng chục nghìn người dân, du khách tham gia lễ hội Làm Chay, huyện Châu Thành, tổ chức thường niên vào 16 tháng Giêng (Âm lịch). Ảnh: Hoàng Nam
Tỉnh cũng sở hữu đến 123 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 21 di tích cấp Quốc gia, 102 di tích cấp tỉnh, 5 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nhiều địa điểm trong số này thu hút du khách như Khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, khu nhà cổ Phước Lộc Thọ, nhà cổ Trăm cột; các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Làm chay đình Tân Xuân, lễ hội Miếu bà Long Thượng, lễ húy kỵ nhạc sư Nguyễn Quang Đại - đình Vạn Phước. Du lịch làng nghề có Làng trống Bình An, nghề chế tác kim hoàn Thuận Thành, sản xuất mắm còng, bánh tráng trộn, hàng cau vua hay con đường hạnh phúc...
Thời gian qua, lượng khách đến địa phương liên tục tăng. Trong đó, năm 2021, tỉnh này đón 244.000 lượt khách, năm 2022 là 650.000 lượt. Đến năm 2023, lượng khách tăng lên 1 triệu. Doanh thu qua các năm lần lượt là 180 tỷ, 340 tỷ và 560 tỷ đồng. Lượt khách du lịch tăng trưởng bình quân đạt 69% mỗi năm. Doanh thu tăng trưởng bình quân theo năm 76%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành du lịch, địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là thiếu các nhà đầu tư lớn, số lượng cơ sở lưu trú chưa nhiều. Hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch trọng yếu còn hạn chế dẫn đến khả năng tiếp cận của du khách chưa cao.
Để thúc đẩy phát triển, cuối tháng 11, tỉnh sẽ tổ chức Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch (28/11-4/12). Xuyên suốt tuần lễ này là hàng chục hoạt động như không gian giao lưu văn hóa; các gian hàng giải trí, ẩm thực, sản phẩm du lịch; các giải thể thao; đại nhạc hội HiteJinro Festival 2024; cuộc thi "Tỏa sáng tài năng sinh viên"; hội nghị xúc tiến đầu tư Long An - Hàn Quốc năm 2024.
Địa phương kỳ vọng chuỗi hoạt động góp phần giới thiệu hình ảnh thanh bình, tươi đẹp và đặc trưng miền sông nước đến du khách cả nước, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Long An.