LỰA CHỌN ĐÚNG THÌ NỖ LỰC MỚI CÓ Ý NGHĨA
Trong cuộc đời, sẽ lắm lúc bạn rơi vào tình trạng bế tắc, thấy làm gì cũng không có kết quả, không thấy sự tiến bộ. Nhiều khả năng, bạn đã lựa chọn sai thứ gì đó.
Mỗi người đều có 24 giờ một ngày. Nếu nỗ lực hết sức, chúng ta có thể làm 14 - 16 tiếng. Nhưng, tại sao:
- Có người thu nhập lại cao gấp 10, gấp 100 thậm chí gấp 1000 lần người khác?
- Có người chỉ mới 27 - 29 tuổi đã thành công, tỏa sáng trong công việc nhưng cũng có người lông bông, trông chờ đồng lương ít ỏi cuối tháng?
May mắn có 1 phần, nỗ lực có 1 phần nhưng phần lớn hơn lại nằm ở lựa chọn của mỗi người. Lựa chọn sẽ quyết định thời gian 1 ngày của bạn, công sức của bạn, trí tuệ của bạn sẽ được đầu tư vào đúng chỗ hay không.
Mọi người có thể dễ bắt gặp trường hợp như thế này:
- Khi ra trường 1-2 năm đầu, thu nhập khởi điểm của cả hai sinh viên cùng lớp có thể không chênh nhau nhiều.
- 3-4 năm sau đó, có người vẫn còn là nhân viên còn người kia đã thăng tiến, có sự nghiệp vững chãi.
- Đến năm thứ 10 gặp lại nhau, tài sản của người này là thứ mà người kia có nỗ lực cả đời cũng chưa chắc đạt được.
Bạn thấy đấy, trường học không có quá nhiều điều buộc ta phải chọn, chọn sai thì có thể chọn lại và nỗ lực nhiều hơn cho điều đúng đã chọn. Bởi chỉ cần nỗ lực, chăm chỉ thì bản thân cũng có thể tiến bộ kịp lúc mà không bị bạn bè bỏ quá xa. Tuy nhiên, kể từ khi bước chân ra đời, đứng trước muôn vàn lựa chọn, ai lựa chọn đúng sẽ có lợi thế tích lũy theo thời gian.
Nỗ lực, chăm chỉ cũng quan trọng, cũng làm nên sự khác biệt nhưng chính lựa chọn đúng ngay từ đầu mới làm sự khác biệt ấy được nhân lên nhiều lần.
Vậy, làm thế nào để lựa chọn đúng?
Thực tế, lựa chọn thế nào cho đúng không hề dễ. Chúng ta không thể biết trước mọi thứ, nhất là trong thời đại mà công nghệ phát triển nhanh đến chóng mặt.
Nhưng, tin vui là bạn hoàn toàn có thể tăng tỷ lệ lựa chọn đúng bằng cách hoàn thiện cách bản thân tư duy, để nhìn nhận đúng vấn đề và ít đưa ra những nhận định sai lầm.
Chúng ta đều cần một tư duy tốt và một quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm lẫn tầm nhìn.
Trong cuộc đời, sẽ lắm lúc bạn rơi vào tình trạng bế tắc, thấy làm gì cũng không có kết quả, không thấy sự tiến bộ. Nhiều khả năng, bạn đã lựa chọn sai thứ gì đó.
Mỗi người đều có 24 giờ một ngày. Nếu nỗ lực hết sức, chúng ta có thể làm 14 - 16 tiếng. Nhưng, tại sao:
- Có người thu nhập lại cao gấp 10, gấp 100 thậm chí gấp 1000 lần người khác?
- Có người chỉ mới 27 - 29 tuổi đã thành công, tỏa sáng trong công việc nhưng cũng có người lông bông, trông chờ đồng lương ít ỏi cuối tháng?
May mắn có 1 phần, nỗ lực có 1 phần nhưng phần lớn hơn lại nằm ở lựa chọn của mỗi người. Lựa chọn sẽ quyết định thời gian 1 ngày của bạn, công sức của bạn, trí tuệ của bạn sẽ được đầu tư vào đúng chỗ hay không.
Mọi người có thể dễ bắt gặp trường hợp như thế này:
- Khi ra trường 1-2 năm đầu, thu nhập khởi điểm của cả hai sinh viên cùng lớp có thể không chênh nhau nhiều.
- 3-4 năm sau đó, có người vẫn còn là nhân viên còn người kia đã thăng tiến, có sự nghiệp vững chãi.
- Đến năm thứ 10 gặp lại nhau, tài sản của người này là thứ mà người kia có nỗ lực cả đời cũng chưa chắc đạt được.
Bạn thấy đấy, trường học không có quá nhiều điều buộc ta phải chọn, chọn sai thì có thể chọn lại và nỗ lực nhiều hơn cho điều đúng đã chọn. Bởi chỉ cần nỗ lực, chăm chỉ thì bản thân cũng có thể tiến bộ kịp lúc mà không bị bạn bè bỏ quá xa. Tuy nhiên, kể từ khi bước chân ra đời, đứng trước muôn vàn lựa chọn, ai lựa chọn đúng sẽ có lợi thế tích lũy theo thời gian.
Nỗ lực, chăm chỉ cũng quan trọng, cũng làm nên sự khác biệt nhưng chính lựa chọn đúng ngay từ đầu mới làm sự khác biệt ấy được nhân lên nhiều lần.
Vậy, làm thế nào để lựa chọn đúng?
Thực tế, lựa chọn thế nào cho đúng không hề dễ. Chúng ta không thể biết trước mọi thứ, nhất là trong thời đại mà công nghệ phát triển nhanh đến chóng mặt.
Nhưng, tin vui là bạn hoàn toàn có thể tăng tỷ lệ lựa chọn đúng bằng cách hoàn thiện cách bản thân tư duy, để nhìn nhận đúng vấn đề và ít đưa ra những nhận định sai lầm.
Chúng ta đều cần một tư duy tốt và một quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm lẫn tầm nhìn.