Lương cao, thu nhập ổn vẫn loay hoay bán cà phê, làm bánh

TUVM

Well-known member
Có việc làm ổn định, Minh Nhật vẫn bán thêm cà phê để thêm thu nhập. Tuy nhiên, anh gặp khó khăn khi không cân bằng được thời gian, thiếu cộng sự và luôn trong tình trạng quá tải.



Người trẻ tìm tới các công việc tay trái để tăng thu nhập, hoặc để thỏa đam mê. Ảnh minh họa: Phương Lâm.


Từ khi theo đuổi nghề thiết kế đồ họa, Minh Nhật (27 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã là một "freelance của full-timer" (cụm từ chỉ những nhân viên vừa làm công việc cố định, vừa làm tự do). Làm công việc hành chính 5 ngày/tuần tại một agency lớn, có thêm các dự án bên ngoài, anh vẫn kinh doanh cà phê online.

Một tay anh đảm nhận phần pha chế, marketing, thiết kế bao bì cho đến giao hàng.
"Tôi tận dụng thời gian làm tất cả những gì có thể, từ các dự án lớn, nhỏ bên ngoài, thiết kế logo, dàn trang tạp chí,... giờ đến cả bán cà phê", Minh Nhật kể.
Với khối lượng công việc lớn, Nhật thừa nhận anh khó cân bằng giữa việc chính, việc phụ lẫn các nhu cầu trong cuộc sống.
"Side job" là cách người trẻ đa dạng nguồn thu nhập của mình bằng các công việc khác nhau. Ngoài công việc full time, họ còn kiếm được tiền nhờ làm thêm ngoài giờ, kinh doanh, đầu tư… Điều này giúp một số người nâng cao tay nghề, mở rộng mối quan hệ, tích luỹ thêm tài sản và đạt được sự tự do về thời gian. Dù vậy, họ vẫn phải đối mặt với các vấn đề như mệt mỏi, kiệt sức vì làm việc.

Trong khi đó, "multiple careers" - "đa sự nghiệp" cũng là cụm từ được nhiều người trẻ quan tâm. Đa sự nghiệp là định nghĩa khác so với công việc tạm bợ và làm "chín nghề". Cụm từ này không hướng đến những công việc ngắn hạn, mà hướng đến việc đa dạng hoá nguồn thu nhập từ các sở trường và sở thích mà một người muốn theo đuổi suốt đời.

Một ngày làm 2-3 nghề
Vẫn làm freelance trong khi có công việc chính là lựa chọn của nhiều người trẻ, đặc biệt phổ biến ở nhóm ngành sáng tạo như xuất bản, UX-UI, content writing hay sản xuất video.

Theo báo cáo năm 2019 của Manpower, công ty cung cấp các giải pháp nhân sự toàn diện tại Việt Nam, cho biết có 87% người lao động Việt ưa chuộng các công việc bán thời gian như phụ trách dự án hoặc việc freelance. Trong nhiều trường hợp, họ tìm tới các dự án freelance để tăng thu nhập, hoặc tìm cơ hội phát triển chuyên môn.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhiều người trẻ thường lựa chọn có đa nghề nghiệp, thậm chí đa lĩnh vực dựa trên những sở trường hoặc sở thích cá nhân, thay vì chỉ gò bó mình trong những công việc cùng một lĩnh vực chuyên môn. Họ tự nhận mình là những người không sợ “đồng nghề thì chết".

"Tiệm cà phê" online, chỉ bán đúng 3 món nước của Minh Nhật.


freelancer anh 1
"Tiệm cà phê" online, chỉ bán đúng 3 món nước của Minh Nhật.


Minh Nhật hiện là chuyên viên thiết kế đồ họa cấp cao (senior executive) tại công ty với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Như bao công việc văn phòng khác, anh đi làm 8 tiếng/ngày, được nghỉ cuối tuần và có các chế độ phúc lợi toàn diện như bảo hiểm, kỳ nghỉ mát, lương, thưởng cuối năm.
Đến năm 2021, trong thời gian giãn cách xã hội, Trung Nhật bắt đầu bán thêm cà phê online. “Xe cà phê" mà anh có chỉ là một trang fanpage với hình ảnh được đầu tư bài bản trên mạng xã hội.
Thời gian đầu, khách hàng chủ yếu là bạn bè, người quen, đồng nghiệp, nhưng 3 tháng sau anh đã có được số lượng đơn đặt hàng lớn vào mỗi sáng.
"Tôi nhận đơn từ tối hôm trước, dậy sớm từ 5h để bắt đầu pha chế và đem giao hàng trước khi đến công ty", Minh Nhật kể.
Do hình thức bán hàng riêng, chỉ giao hàng trước 10h và sau 19h hàng ngày, món cà phê muối của anh được nhiều người quan tâm.
Đêm về, anh kiêm luôn việc thiết kế hình ảnh, tìm cách làm marketing, chạy quảng cáo cho startup mới của mình.
"Tôi làm chủ yếu vì sở thích, muốn thử sức, chứ bán cà phê kiểu này không có nhiều lợi nhuận", anh nói.


freelancer anh 2
Vinh sáng làm ngân hàng, tối về làm "nhân viên" soạn hàng, chốt đơn quần áo.


Trong khi đó, 21h thứ ba, năm, bảy hàng tuần là những ngày cố định mà Thành Vinh (27 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM) phải ngồi livestream, chốt đơn cùng bạn gái. Anh và người yêu chọn cách hợp tác để kinh doanh mặt hàng second hand suốt 3 năm qua.
Nhìn Vinh ghi chú từng đơn hàng, gói đơn kỹ càng trong khi người yêu livestream giới thiệu sản phẩm, ít ai biết được đây không phải là công việc full-time của anh.
Thành Vinh là giao dịch viên tại ngân hàng, thời gian làm việc cố định từ 7h30-16h30 hàng ngày, ít khi nào phải tăng ca.
"Công việc hành chính khiến tôi yên tâm hơn vì đầy đủ phúc lợi, chế độ bảo hiểm cho nhân viên, người thân trong gia đình. Chúng tôi cũng có những chuyến team building nghỉ dưỡng, quà cáp nhân dịp lễ, Tết, thưởng nóng, hoặc được tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ miễn phí", anh kể.
Song, thấy thời gian rảnh buổi tối khá nhiều, anh đồng ý nhận lời giúp bạn gái quay, chụp hình ảnh sản phẩm để bán online. Một thời gian sau, anh chính thức góp thêm vốn đầu tư, trở thành nhân viên “đóng gói, chốt đơn" sau màn hình điện thoại.

Theo báo cáo của Side Hustle Nation được công bố vào tháng 1/2022, 45% người lao động tại Mỹ (tương đương khoảng 70 triệu người) có việc làm phụ song song công việc chính thức. Con số này ở thế hệ Millennials là 50%, Gen Z là 46%.
Ở Anh, 39% nhân sự Millennials và 42% nhân sự Gen Z cho biết có công việc phụ. Ngay cả những người nổi tiếng cũng làm cùng lúc nhiều việc nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Liệu "đống nghề thì chết"?
Làm nhiều nghề cùng lúc, 2-3 công việc lại không liên quan đến nhau, nhưng Thành Vinh cho rằng anh hiếm khi nào kiệt sức vì đã biết cách sắp xếp, cân bằng cuộc sống.

Chia sẻ với Zing, Vinh nhận mình là người đa năng nhưng không thuộc tuýp người "tham việc". Sau khi bàn bạc, chia việc cụ thể với bạn gái, anh biết mình sẽ đảm nhận những đầu việc nào trong công cuộc kinh doanh thời trang, vốn không nằm trong lĩnh vực mà anh am hiểu rõ.
"Chúng tôi chia sẻ thẳng thắn với nhau về trách nhiệm và quyền lợi. Bạn gái tôi xem kinh doanh là công việc chính, nên đầu tư 100% thời gian vào đó. Cô ấy là người chọn lọc hàng hóa, tư vấn khách hàng, làm nội dung. Công việc của tôi chủ yếu liên quan đến sổ sách, thu chi, và phụ đóng gói, giao hàng", anh kể lại.

Chia sẻ với Zing, Vinh thừa nhận nghề phụ này đem lại cho anh thu nhập đáng kể, vì vốn bỏ ra ít, nhưng lợi nhuận gấp nhiều lần.
"Đến nay, tôi vẫn chưa thấy công việc tay trái này ảnh hưởng gì đến công việc hành chính của mình", Vinh khẳng định.
Trong khi đó, Thùy Tiên (30 tuổi, quận 8, TP.HCM) vừa là nhân viên chăm sóc khách hàng tại một câu lạc bộ thể thao đồng thời còn là chủ của một cửa hàng bán bánh nhỏ tại nhà.

Chia sẻ với Zing, Tiên cho biết có một tiệm bánh là niềm mơ ước từ khi còn bé của cô. Song, không rành việc kinh doanh, buôn bán, cô lo sợ nguồn thu từ cửa hàng không đủ lo các chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại thành phố.
Sáng làm nhân viên, tranh thủ tư vấn khách hàng, chiều về làm bánh đã là thời khóa biểu nhiều năm nay của cô.
"Dù một ngày đi làm mệt, nhưng tối về được đứng trong căn bếp của mình với trứng, bột làm bánh, đánh kem, tạo khuôn,... tôi thấy rất ‘đã'”, Tiên tâm sự.

Công việc bán bánh cũng đem lại nguồn thu nhập tốt hơn Thùy Tiên mong đợi, từ một tiệm bánh online, chỉ vài người biết đến, cô mở được hẳn một cửa hàng tại nhà và nhờ mẹ quản lý, trông nom hộ.
"Tôi còn quảng cáo tiệm bánh của mình cho cả khách ở phòng thể dục, nhiều người giờ còn là khách quen của tôi", cô hào hứng.

freelancer anh 3



freelancer anh 4
Thùy Tiên vừa làm nhân viên chăm sóc khách hàng, vừa mở tiệm bánh riêng.


Trong khi đó, Minh Nhật lại nhiều lần muốn từ bỏ việc bán cà phê online của anh vì quá nhiều việc, không thể cân bằng cuộc sống. Làm việc tại agency quảng cáo, Nhật không xa lạ với những ngày chạy deadline đến đêm tại văn phòng với đồng nghiệp. Trong khi đó, một loạt đơn hàng giao cà phê vào sáng sớm vẫn đang đợi anh ở nhà.
"Tôi thiếu cộng sự, không tìm được ai hỗ trợ công việc kinh doanh nên chắc khó theo đuổi lâu dài", anh tâm sự với Zing.

Nhiều lần ngồi tại văn phòng công ty, nhưng phải trả lời khách, hẹn thời gian giao hàng và loay hoay đăng bài đúng "giờ vàng" để tăng tương tác, anh không ít lần bị sếp nhắc nhở.

Minh Nhật cũng thừa nhận mô hình bán cà phê online mà anh đang làm tương đối khó vận hành khi anh không thể tập trung vào nó 100%. Menu của quán cũng chỉ có 3 món đặc trưng vì nam nhân viên không có thời gian để pha chế hay ôm đồm các đầu việc khác như lựa chọn nguyên liệu, tham khảo thị trường hay pha nước theo yêu cầu riêng của từng khách.
"Tôi nghĩ 'đống nghề' cũng chẳng chết, quan trọng là tìm được nghề phù hợp với thời gian, khả năng và những công việc đang làm song song khác", anh thở dài.

Theo Bill Burnett, đồng tác giả cuốn sách Designing Your Life (tựa tiếng Việt: Thiết kế một cuộc đời đáng sống), nếu động lực làm nghề tay trái thực sự có ý nghĩa, nên đánh giá những thách thức hiện tại thông qua nhận thức về “vấn đề mỏ neo” (anchor problem) và “vấn đề trọng lực” (gravity problem).
Giả sử, công việc phụ là sáng tạo nội dung, chia sẻ về những nhà hàng mới nhất trong thành phố và phải đăng tải video hàng tuần. “Vấn đề mỏ neo” ở đây chính là việc phải thực hiện video hàng tuần, thay vì là bất kỳ hình thức và thời gian nào khác.

Theo Burnett, nên buông bỏ những “mỏ neo” này và suy nghĩ sáng tạo hơn. Thay vì là chu kỳ theo tuần, có thể đăng video mỗi 2 tuần hoặc chuyển sang định dạng hình ảnh.
Trong khi đó, những “vấn đề trọng lực” thì hầu như không thể thay đổi được (giống như trọng lực của Trái Đất), và cũng không thực sự sẵn lòng để giải quyết.
Ví dụ, không muốn hi sinh toàn bộ thời gian rảnh vào cuối tuần cho việc làm video. Vì vậy, khi tìm kiếm giải pháp, hãy nhớ lấy giới hạn đó và không nên ép bản thân vượt qua.

Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng không nên đẩy mình vào trạng thái quá kiệt sức của "Hustle culture" - văn hóa hối hả, suy nghĩ rằng phải làm việc nhiều hơn mức bình thường.
 
Bên trên