Võ Xuân Trường
Well-known member
Lý do cửa sổ máy bay không có hình vuông hay tam giác
Chuyên gia tiết lộ lý do mọi thứ trên máy bay từ tay vịn, bàn khay, màn hình tivi, kể cả cửa sổ, theo một cách nào đó, đều có hình tròn hoặc bo góc tròn.
Bên cạnh thiết kế ăn nhập với máy bay, các cửa sổ hình tròn sẽ giúp hành khách an toàn hơn khi ở trên không trung so với các cửa sổ vuông góc cạnh. Cửa sổ hình tròn có thể phân bổ áp lực tốt hơn, giảm thiểu khả năng nứt, vỡ. Hình tròn cũng là hình khối ít bị biến dạng hơn, khả năng chịu áp lực tốt từ chênh lệch áp suất giữa bên trong và ngoài máy bay, theo Travel + Leisure.
Anthony Harcup, giám đốc cấp cao của Teague, một công ty thiết kế đã làm việc với hãng hàng không Boeing hơn 75 năm, cho biết: “Các cạnh sắc nhọn của mọi đồ vật trên máy bay có thể làm tổn thương khuỷu tay, đầu gối, hông… hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể hành khách mà chúng tiếp xúc”.
Harcup lưu ý, những thiết kế hình tròn không chỉ để bảo vệ hành khách mà còn cho cả máy bay. Ông nói thêm: “Các đồ vật có hình vuông hoặc góc cạnh sắc nhọn sẽ dễ bị nứt do áp suất không khí”.
Các cửa sổ có hình vuông và cạnh sắc nhọn của máy bay sẽ tăng khả năng khiến hành khách bị thương. Ảnh: Alonso Reyes/Unsplash
Khi máy bay thương mại trở nên phổ biến hơn vào những năm 1950, các hãng hàng không bắt đầu cho máy bay bay ở độ cao cao hơn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu bởi máy bay gặp ít lực cản và hạn chế tình trạng nhiễu loạn không khí hơn.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các hãng hàng không chưa tìm ra được những thiết kế phù hợp để đảm bảo an toàn cho hành khách. Các nhà thiết kế đã để lại một lỗ hổng “chết người” là cửa sổ hình vuông, tạo ra các điểm yếu nơi áp lực tập trung và khiến chúng nhanh chóng bị nứt vỡ do chênh lệch áp suất bên trong và ngoài máy bay.
Đây là câu chuyện có thật đã xảy ra vào năm 1953 và 1954 khi hai chiếc máy bay vỡ vụn giữa không trung do cửa sổ hình vuông. Kể từ đó, các nhà thiết kế đã phải nghiên cứu rất nhiều để cải tiến độ an toàn của máy bay, điển hình là thay đổi sang sử dụng cửa sổ hình tròn.
Lần tới, khi bước lên máy bay, du khách hãy thầm "cảm ơn" với các kỹ sư vì những thiết kế hình tròn, để cửa sổ giúp bảo vệ hành khách theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Chuyên gia tiết lộ lý do mọi thứ trên máy bay từ tay vịn, bàn khay, màn hình tivi, kể cả cửa sổ, theo một cách nào đó, đều có hình tròn hoặc bo góc tròn.
Bên cạnh thiết kế ăn nhập với máy bay, các cửa sổ hình tròn sẽ giúp hành khách an toàn hơn khi ở trên không trung so với các cửa sổ vuông góc cạnh. Cửa sổ hình tròn có thể phân bổ áp lực tốt hơn, giảm thiểu khả năng nứt, vỡ. Hình tròn cũng là hình khối ít bị biến dạng hơn, khả năng chịu áp lực tốt từ chênh lệch áp suất giữa bên trong và ngoài máy bay, theo Travel + Leisure.
Anthony Harcup, giám đốc cấp cao của Teague, một công ty thiết kế đã làm việc với hãng hàng không Boeing hơn 75 năm, cho biết: “Các cạnh sắc nhọn của mọi đồ vật trên máy bay có thể làm tổn thương khuỷu tay, đầu gối, hông… hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể hành khách mà chúng tiếp xúc”.
Harcup lưu ý, những thiết kế hình tròn không chỉ để bảo vệ hành khách mà còn cho cả máy bay. Ông nói thêm: “Các đồ vật có hình vuông hoặc góc cạnh sắc nhọn sẽ dễ bị nứt do áp suất không khí”.
Khi máy bay thương mại trở nên phổ biến hơn vào những năm 1950, các hãng hàng không bắt đầu cho máy bay bay ở độ cao cao hơn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu bởi máy bay gặp ít lực cản và hạn chế tình trạng nhiễu loạn không khí hơn.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các hãng hàng không chưa tìm ra được những thiết kế phù hợp để đảm bảo an toàn cho hành khách. Các nhà thiết kế đã để lại một lỗ hổng “chết người” là cửa sổ hình vuông, tạo ra các điểm yếu nơi áp lực tập trung và khiến chúng nhanh chóng bị nứt vỡ do chênh lệch áp suất bên trong và ngoài máy bay.
Đây là câu chuyện có thật đã xảy ra vào năm 1953 và 1954 khi hai chiếc máy bay vỡ vụn giữa không trung do cửa sổ hình vuông. Kể từ đó, các nhà thiết kế đã phải nghiên cứu rất nhiều để cải tiến độ an toàn của máy bay, điển hình là thay đổi sang sử dụng cửa sổ hình tròn.
Lần tới, khi bước lên máy bay, du khách hãy thầm "cảm ơn" với các kỹ sư vì những thiết kế hình tròn, để cửa sổ giúp bảo vệ hành khách theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.