Võ Xuân Trường
Well-known member
Lý do tuyệt đối tránh ngủ khi máy bay cất và hạ cánh
Nếu hành khách ngủ trong thời gian máy bay cất và hạ cánh, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gặp nguy hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Sau tiếng chuông báo thức vào sáng sớm, chuyến xe tới sân bay và thời gian dài xếp hàng qua cửa an ninh, có lẽ tất cả những gì du khách muốn làm sau khi lên máy bay là lập tức đi ngủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hành khách nên tỉnh táo khi máy bay cất và hạ cánh để đảm bảo an toàn và tránh chấn thương tai do áp suất không khí thay đổi đột ngột.
Chấn thương khí áp tai là tình trạng áp lực tích tụ trong tai do sự khác biệt về áp suất không khí giữa môi trường và bên trong tai. Trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh, áp suất không khí bên trong cabin máy bay thay đổi nhanh chóng và màng nhĩ phải thích ứng.
Khi máy bay cất và hạ cánh, du khách nên giảm áp lực cho tai bằng cách cử động quai hàm như ngáp, nuốt hoặc nhai — những hoạt động này sẽ giúp thông vòi nhĩ, điều chỉnh sự thay đổi áp suất trong tai.
Bên cạnh đó, nếu ngủ trong thời điểm này, hành khách, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ dễ gặp phải tình trạng đau và ù tai, nhức đầu, thậm chí là tổn thương vòi nhĩ, chảy máu cam hoặc tổn thương thính giác. Vì vậy, các chuyên gia y tế còn khuyến khích du khách nên sử dụng nút tai silicon trước khi cất cánh và hạ cánh để hạn chế tình trạng này.
Hành khách chỉ nên ngủ khi đèn hiệu cài dây an toàn tắt và thức dậy trước khi máy bay giảm độ cao để hạ cánh. Ảnh: Cover Trip
"Một lý do khác mà du khách không nên ngủ khi máy bay cất cánh và hạ cánh là để biết chuyện gì đang xảy ra, đặc biệt là khi xảy ra trường hợp khẩn cấp khiến hành khách và thành viên phi hành đoàn phải sơ tán khỏi máy bay", Dan Bubb - giáo sư, chuyên gia hàng không tại Đại học Nevada, Mỹ nhấn mạnh.
Vì vậy, để chuyến đi thoải mái, du khách chỉ nên ngủ khi máy bay đạt độ cao ổn định, đặc biệt là nên tập trung lắng nghe theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không để tự đảm bảo an toàn.
Nếu hành khách ngủ trong thời gian máy bay cất và hạ cánh, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gặp nguy hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Sau tiếng chuông báo thức vào sáng sớm, chuyến xe tới sân bay và thời gian dài xếp hàng qua cửa an ninh, có lẽ tất cả những gì du khách muốn làm sau khi lên máy bay là lập tức đi ngủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hành khách nên tỉnh táo khi máy bay cất và hạ cánh để đảm bảo an toàn và tránh chấn thương tai do áp suất không khí thay đổi đột ngột.
Chấn thương khí áp tai là tình trạng áp lực tích tụ trong tai do sự khác biệt về áp suất không khí giữa môi trường và bên trong tai. Trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh, áp suất không khí bên trong cabin máy bay thay đổi nhanh chóng và màng nhĩ phải thích ứng.
Khi máy bay cất và hạ cánh, du khách nên giảm áp lực cho tai bằng cách cử động quai hàm như ngáp, nuốt hoặc nhai — những hoạt động này sẽ giúp thông vòi nhĩ, điều chỉnh sự thay đổi áp suất trong tai.
Bên cạnh đó, nếu ngủ trong thời điểm này, hành khách, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ dễ gặp phải tình trạng đau và ù tai, nhức đầu, thậm chí là tổn thương vòi nhĩ, chảy máu cam hoặc tổn thương thính giác. Vì vậy, các chuyên gia y tế còn khuyến khích du khách nên sử dụng nút tai silicon trước khi cất cánh và hạ cánh để hạn chế tình trạng này.
Hành khách chỉ nên ngủ khi đèn hiệu cài dây an toàn tắt và thức dậy trước khi máy bay giảm độ cao để hạ cánh. Ảnh: Cover Trip
"Một lý do khác mà du khách không nên ngủ khi máy bay cất cánh và hạ cánh là để biết chuyện gì đang xảy ra, đặc biệt là khi xảy ra trường hợp khẩn cấp khiến hành khách và thành viên phi hành đoàn phải sơ tán khỏi máy bay", Dan Bubb - giáo sư, chuyên gia hàng không tại Đại học Nevada, Mỹ nhấn mạnh.
Vì vậy, để chuyến đi thoải mái, du khách chỉ nên ngủ khi máy bay đạt độ cao ổn định, đặc biệt là nên tập trung lắng nghe theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không để tự đảm bảo an toàn.