Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Cùng đổi gió mâm cơm ngày Tết của gia đình bạn với những món thịt tuyệt vời, đậm đà và lạ miệng dưới đây.
1. Bắp bò ngâm mắm
Chuẩn bị: 1 kg bắp bò hoặc lõi nhiều gân, nước mắm, giấm, đường trắng, hoa hồi, bạch đậu khấu, quế, gừng, tỏi, ớt, lọ thủy tinh lớn để ngâm, nước đun sôi để nguội.
Cách làm:
Bước 1: Thịt bò lọc hết mỡ xung quanh, cho vào nồi cùng một miếng gừng đập dập, một chút bạch đậu khấu đập dập, một ít hồi, quế, một chút muối rồi đổ nước vào đun sôi.
Khi nước sôi chú ý vớt bọt, vặn lửa nhỏ. Thời gian luộc tùy thuộc vào độ dày của miếng thịt bò. Chỉ cần luộc chín, không cần luộc kỹ, thịt sẽ bị nát, không ngon.
Thịt bò vớt ra, bạn cho luôn vào tô nước đun sôi để nguội để thịt không bị thâm và giòn.
Bước 2: Trộn nước mắm theo tỷ lệ: 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa giấm gạo, 1/2 thìa nước lọc rồi cho vào nồi đun sôi. Lượng nước mắm phải vừa đủ để ngấm vào thịt bò. Vị mặn của các loại nước mắm khác nhau nên công thức làm nước mắm chỉ mang tính ước chừng, khi bạn cho tỏi, ớt vào nêm nếm sao cho vừa miệng là được. Đun sôi nước mắm vừa mới chuẩn bị và để nguội.
Bước 3: Khi thịt bò và nước mắm đã nguội, bạn cho cả hai vào lọ thủy tinh sạch, khô để ngâm. Bò phải ngập hoàn toàn trong nước mắm, nếu bò nổi lên thì dùng que tre hoặc đĩa sứ cố định để thịt chìm xuống.
Sau 5 - 7 ngày bạn có thể lấy thịt ra. Bò bắp ngâm mắm khi thưởng thức sẽ có vị mặn, ngọt, chua, cay hòa quyện với nhau tạo nên món ăn ngon ngày Tết.
2. Tai lợn ngâm chua ngọt
Chuẩn bị: 2 chiếc tai lợn, giấm, tỏi, ớt, đường, nước mắm, hành tây, chanh, lọ thủy tinh.
Cách làm:
Bước 1: Tai lợn mua về rửa sạch với muối và giấm để khử mùi hôi. Đun sôi nước, thêm chút giấm rồi thả tai lợn vào chần. Khi nước sôi thì vớt tai ra rồi cho vào nồi nước đun sôi. Khi luộc có thể thêm sả, hành tây, một ít nước cốt chanh để tai lợn trắng ngon hơn. Khi tai lợn chín, vớt ra cho vào tô nước đun sôi để nguội.
Bước 2: Trộn giấm, đường, nước mắm sao vừa miệng rồi đun sôi để nguội.
Bước 3: Tai lợn thái thành những miếng nhỏ vừa ăn, cho vào lọ thủy tinh rồi đổ nước mắm đã để nguội vào. Sau khoảng 5 ngày là bạn đã có món tai lợn ngâm chua ngọt cực ngon.
3. Chân giò muối
Chuẩn bị: Chân giò lợn, nước mắm, giấm, ớt, đường, tỏi, xả, gừng, lọ thủy tinh.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch chân giò lợn với muối. Cho chân giò vào nồi với nước và đun sôi. Khi nước sôi, đợi khoảng 1 phút rồi vớt chân giò ra rửa sạch, cho vào nồi nước mới đun sôi đến khi chín. Khi thịt chín vớt ngay ra cho vào tô nước sôi để nguội để thịt trắng và mềm.
Bước 2: Gừng rửa sạch, tỏi bóc vỏ, rửa sạch phần củ màu trắng.
Pha nước mắm, giấm, đường, nước đun sôi nêm nếm vừa ăn. Cho hỗn hợp vào nồi rồi đặt lên bếp đun sôi. Khi sôi khoảng 1 phút thì cho tỏi, gừng vào. Khi nước sôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 3: Khi thịt chân giò và nước mắm nguội bớt, cho thịt vào lọ thủy tinh sạch, khô rồi rưới nước mắm vào thịt. Đậy kín hộp, để khoảng 2-3 ngày là có thể ăn được.
4. Chân gà ngâm mắm
Chuẩn bị: 10 chiếc chân gà, nước mắm, đường, giấm, hạt tiêu, tỏi, ớt, gừng, sả, lọ thủy tinh.
Cách làm:
Bước 1: Chọn mua chân gà trắng, bóc hết vảy, không bầm, không sần sùi. Chà chân gà với muối rồi rửa sạch bằng nước muối pha loãng 2 lần. Sau đó luộc chân gà với chút gừng, muối. Sau khi nước sôi, đợi khoảng 5 – 7 phút rồi vớt ra. Bạn không nên luộc quá lâu sẽ khiến chân gà bị nhão, nứt, không ngon.
Khi lấy chân gà ra, ngay lập tức cho vào bát nước lọc và vắt vài giọt chanh để chân gà trắng và giòn.
Bước 2: Trộn nước mắm, giấm, đường, nước và tiêu cho vừa ăn rồi cho vào nồi đun sôi.
Bước 3: Đợi nước mắm nguội. Hũ thủy tinh rửa sạch, lau khô. Bạn xếp một lớp chân gà, một lớp xả đập dập cùng tỏi, ớt. Khi xong, bạn rưới nước mắm sao cho nước mắm phủ đều lên chân gà. Sau 2 ngày, chúng ta có thể lấy chân gà ra thưởng thức.
1. Bắp bò ngâm mắm
Chuẩn bị: 1 kg bắp bò hoặc lõi nhiều gân, nước mắm, giấm, đường trắng, hoa hồi, bạch đậu khấu, quế, gừng, tỏi, ớt, lọ thủy tinh lớn để ngâm, nước đun sôi để nguội.
Cách làm:
Bước 1: Thịt bò lọc hết mỡ xung quanh, cho vào nồi cùng một miếng gừng đập dập, một chút bạch đậu khấu đập dập, một ít hồi, quế, một chút muối rồi đổ nước vào đun sôi.
Khi nước sôi chú ý vớt bọt, vặn lửa nhỏ. Thời gian luộc tùy thuộc vào độ dày của miếng thịt bò. Chỉ cần luộc chín, không cần luộc kỹ, thịt sẽ bị nát, không ngon.
Thịt bò vớt ra, bạn cho luôn vào tô nước đun sôi để nguội để thịt không bị thâm và giòn.
Bước 2: Trộn nước mắm theo tỷ lệ: 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa giấm gạo, 1/2 thìa nước lọc rồi cho vào nồi đun sôi. Lượng nước mắm phải vừa đủ để ngấm vào thịt bò. Vị mặn của các loại nước mắm khác nhau nên công thức làm nước mắm chỉ mang tính ước chừng, khi bạn cho tỏi, ớt vào nêm nếm sao cho vừa miệng là được. Đun sôi nước mắm vừa mới chuẩn bị và để nguội.
Bước 3: Khi thịt bò và nước mắm đã nguội, bạn cho cả hai vào lọ thủy tinh sạch, khô để ngâm. Bò phải ngập hoàn toàn trong nước mắm, nếu bò nổi lên thì dùng que tre hoặc đĩa sứ cố định để thịt chìm xuống.
Sau 5 - 7 ngày bạn có thể lấy thịt ra. Bò bắp ngâm mắm khi thưởng thức sẽ có vị mặn, ngọt, chua, cay hòa quyện với nhau tạo nên món ăn ngon ngày Tết.
2. Tai lợn ngâm chua ngọt
Chuẩn bị: 2 chiếc tai lợn, giấm, tỏi, ớt, đường, nước mắm, hành tây, chanh, lọ thủy tinh.
Cách làm:
Bước 1: Tai lợn mua về rửa sạch với muối và giấm để khử mùi hôi. Đun sôi nước, thêm chút giấm rồi thả tai lợn vào chần. Khi nước sôi thì vớt tai ra rồi cho vào nồi nước đun sôi. Khi luộc có thể thêm sả, hành tây, một ít nước cốt chanh để tai lợn trắng ngon hơn. Khi tai lợn chín, vớt ra cho vào tô nước đun sôi để nguội.
Bước 2: Trộn giấm, đường, nước mắm sao vừa miệng rồi đun sôi để nguội.
Bước 3: Tai lợn thái thành những miếng nhỏ vừa ăn, cho vào lọ thủy tinh rồi đổ nước mắm đã để nguội vào. Sau khoảng 5 ngày là bạn đã có món tai lợn ngâm chua ngọt cực ngon.
3. Chân giò muối
Chuẩn bị: Chân giò lợn, nước mắm, giấm, ớt, đường, tỏi, xả, gừng, lọ thủy tinh.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch chân giò lợn với muối. Cho chân giò vào nồi với nước và đun sôi. Khi nước sôi, đợi khoảng 1 phút rồi vớt chân giò ra rửa sạch, cho vào nồi nước mới đun sôi đến khi chín. Khi thịt chín vớt ngay ra cho vào tô nước sôi để nguội để thịt trắng và mềm.
Bước 2: Gừng rửa sạch, tỏi bóc vỏ, rửa sạch phần củ màu trắng.
Pha nước mắm, giấm, đường, nước đun sôi nêm nếm vừa ăn. Cho hỗn hợp vào nồi rồi đặt lên bếp đun sôi. Khi sôi khoảng 1 phút thì cho tỏi, gừng vào. Khi nước sôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 3: Khi thịt chân giò và nước mắm nguội bớt, cho thịt vào lọ thủy tinh sạch, khô rồi rưới nước mắm vào thịt. Đậy kín hộp, để khoảng 2-3 ngày là có thể ăn được.
4. Chân gà ngâm mắm
Chuẩn bị: 10 chiếc chân gà, nước mắm, đường, giấm, hạt tiêu, tỏi, ớt, gừng, sả, lọ thủy tinh.
Cách làm:
Bước 1: Chọn mua chân gà trắng, bóc hết vảy, không bầm, không sần sùi. Chà chân gà với muối rồi rửa sạch bằng nước muối pha loãng 2 lần. Sau đó luộc chân gà với chút gừng, muối. Sau khi nước sôi, đợi khoảng 5 – 7 phút rồi vớt ra. Bạn không nên luộc quá lâu sẽ khiến chân gà bị nhão, nứt, không ngon.
Khi lấy chân gà ra, ngay lập tức cho vào bát nước lọc và vắt vài giọt chanh để chân gà trắng và giòn.
Bước 2: Trộn nước mắm, giấm, đường, nước và tiêu cho vừa ăn rồi cho vào nồi đun sôi.
Bước 3: Đợi nước mắm nguội. Hũ thủy tinh rửa sạch, lau khô. Bạn xếp một lớp chân gà, một lớp xả đập dập cùng tỏi, ớt. Khi xong, bạn rưới nước mắm sao cho nước mắm phủ đều lên chân gà. Sau 2 ngày, chúng ta có thể lấy chân gà ra thưởng thức.