Võ Xuân Trường
Well-known member
Mâm cơm đầy ắp đặc sản mùa rươi của người dân Hải Dương
Mâm cơm ở đất rươi Tứ Kỳ (Hải Dương) đầu đông có đủ món ngon. Đúng như lời ca dao đậm chất quê rươi: “Bao giờ cho đến tháng mười/Bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy”.
Chả rươi, canh rươi nấu củ niễng... là những món ăn ngon chế biến từ rươi. Ảnh: Hải An
Ngày tháng Mười âm lịch, những người dân thôn An Định, xã An Thanh (Tứ Kỳ) kể chuyện với khách: “Rươi là lộc của nước, ai nhớ được ngoài bãi kia, con nước lên bao nhiêu lần thì mới biết rươi đã có ở vùng này từ bao giờ”.
Vừa từ bãi về, nghe có người hỏi chuyện về con rươi, họ lại nhiệt tình ghé vào góp chuyện. An Định mùa này đang là mùa rươi, và hầu như nhà nào ở đây ít nhiều đều có rươi.
Cái cảnh cả làng kéo ra bãi vớt rươi đã có từ thời xưa. “Nhiều món ăn ngon từ rươi ở đất này đã có từ thời đó rồi”, một người nói.
“Muốn ăn rươi ngon, trước tiên cứ phải chọn được những mẻ rươi đúng mùa, mập mạp, đỏ hồng. Rươi như vậy mới có nhiều bột, vị ngậy nhất”, ông Phạm Xuân Sáu (55 tuổi, An Định) bật mí.
Chả rươi ăn kèm bún ngon miệng. Ảnh: Nguyễn Thu
Theo người dân ở Tứ Kỳ, muốn ăn rươi ngon thì khi chế biến không cần quá nhiều gia vị. “Chả rươi, canh măng rươi, rươi nấu cải... Cái ngon khiến người ta nhớ vẫn là từ con rươi mà ra”, chú Sáu và các bạn đồng niên cười vui vẻ.
Chả rươi là món dễ ăn và phổ biến nhất. Muốn tạo ra miếng chả rươi tròn trịa thì lót lá chuối vào nồi hấp trước, sau đó đổ từng muôi rươi vào hấp. Khi “bánh rươi” chín, để nguội hẳn rồi cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa.
“Miếng chả rươi ngả màu vàng cánh gián cả hai mặt thì vớt ra”, ông Nguyễn Văn Thuật (54 tuổi), người có bãi rươi rộng gần một mẫu, cho hay.
Chả rươi chiên vàng ruộm. Ảnh: Quốc Chung
Chả rươi là món mọi người hay ăn nhất, nhưng rươi đốt, hay rươi kho mới được coi là đặc sản ở An Định. Ông Nguyễn Văn Hải (67 tuổi, An Định) tâm sự: “Tôi nhớ ngày nhỏ, rươi nhiều, gạo ít, mẹ tôi cứ đốt cho một nồi rươi đầy rồi xắn ra lá chuối, mỗi đứa một phần rủ nhau ra bụi tre ngồi ăn”.
Rươi đốt tốn công nhất là ở công nấu. Để có một nồi rươi đốt ngon thì phải đốt ít nhất 12 tiếng. Nguyên liệu đi kèm cũng rất đơn giản, có chút thịt, gừng, nước giềng và ít măng tươi băm nhỏ. Trước khi đậy vung, người nấu cần phủ miếng lá chuối xanh mới cắt kín miệng nồi.
“Ở đây nhà nào cũng có vườn rộng, cứ tìm một chỗ đất trống, ủ trấu kín nồi rồi vun rơm xung quanh”, ông Hải chia sẻ.
Khi rươi chín, mở nắp vung ra là mùi thơm bay từ ngoài vườn vào trong bếp. Miếng rươi mềm, thơm, đáy nồi có lớp xém như cơm cháy là ngon. Không cần đợi đến Tết mới được canh nồi bánh chưng, những ngày đầu đông, người dân nơi đây đã canh nồi rươi đốt.
Rươi đốt kỳ công, từng lớp rất mềm, dẻo, có thể ăn kèm xôi trắng. Ảnh: Nguyễn Thu
Còn một món ăn khác lạ chính là món rươi nấu rau cải. Với món này, rươi đánh càng tan thì càng ngon. “Đánh rươi thật quánh, dẻo như đánh bột mì, sau đó đổ vào nồi rau cải đã xào qua trước. Món này chỉ cần thêm gừng và lá gừng, để nhỏ lửa đun kỹ”, ông Sáu vừa nói.
Con rươi với người dân Tứ Kỳ chẳng khó để chế biến thành món ăn. Một mâm cơm không chỉ có chả rươi, rươi đốt... mà còn có canh rươi nấu măng, nem rươi, thịt cuốn chấm mắm rươi...
Tùy từng món có thể thêm gừng, giềng, khế chua hay lá tầm bỏi. Nhưng dù có nấu trăm kiểu, vị béo, bùi và mùi thơm đặc trưng của “lộc nước” vẫn luôn là hương vị khiến người thưởng thức say mê nhất.
Ai đã nếm món rươi sẽ chẳng còn sợ vẻ ngoài của loài “rồng nước” này. Ảnh: Lê Tuyến
Cả một năm, vụ rươi ở Tứ Kỳ chỉ diễn ra từ cuối thu đến đầu đông. Ông Sáu nói: “Thời gian rươi nổi ngắn, nhưng chính ra, rươi lên vào lúc này lại hợp. Trời se se lạnh, ăn miếng rươi mới thấy ngọt nhất, ngậy nhất”.
Vào mùa rươi, giá có lên đến 300.000 đồng/kg, nhiều người cũng cố “săn” một mẻ rươi ngon. Ngày ngắn đêm dài, trở chuyển rét, gió ù ù bên cửa, ngồi trong bếp thưởng thức miếng rươi nóng hổi thật không còn gì bằng.
Mâm cơm ở đất rươi Tứ Kỳ (Hải Dương) đầu đông có đủ món ngon. Đúng như lời ca dao đậm chất quê rươi: “Bao giờ cho đến tháng mười/Bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy”.
Chả rươi, canh rươi nấu củ niễng... là những món ăn ngon chế biến từ rươi. Ảnh: Hải An
Ngày tháng Mười âm lịch, những người dân thôn An Định, xã An Thanh (Tứ Kỳ) kể chuyện với khách: “Rươi là lộc của nước, ai nhớ được ngoài bãi kia, con nước lên bao nhiêu lần thì mới biết rươi đã có ở vùng này từ bao giờ”.
Vừa từ bãi về, nghe có người hỏi chuyện về con rươi, họ lại nhiệt tình ghé vào góp chuyện. An Định mùa này đang là mùa rươi, và hầu như nhà nào ở đây ít nhiều đều có rươi.
Cái cảnh cả làng kéo ra bãi vớt rươi đã có từ thời xưa. “Nhiều món ăn ngon từ rươi ở đất này đã có từ thời đó rồi”, một người nói.
“Muốn ăn rươi ngon, trước tiên cứ phải chọn được những mẻ rươi đúng mùa, mập mạp, đỏ hồng. Rươi như vậy mới có nhiều bột, vị ngậy nhất”, ông Phạm Xuân Sáu (55 tuổi, An Định) bật mí.
Theo người dân ở Tứ Kỳ, muốn ăn rươi ngon thì khi chế biến không cần quá nhiều gia vị. “Chả rươi, canh măng rươi, rươi nấu cải... Cái ngon khiến người ta nhớ vẫn là từ con rươi mà ra”, chú Sáu và các bạn đồng niên cười vui vẻ.
Chả rươi là món dễ ăn và phổ biến nhất. Muốn tạo ra miếng chả rươi tròn trịa thì lót lá chuối vào nồi hấp trước, sau đó đổ từng muôi rươi vào hấp. Khi “bánh rươi” chín, để nguội hẳn rồi cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa.
“Miếng chả rươi ngả màu vàng cánh gián cả hai mặt thì vớt ra”, ông Nguyễn Văn Thuật (54 tuổi), người có bãi rươi rộng gần một mẫu, cho hay.
Chả rươi là món mọi người hay ăn nhất, nhưng rươi đốt, hay rươi kho mới được coi là đặc sản ở An Định. Ông Nguyễn Văn Hải (67 tuổi, An Định) tâm sự: “Tôi nhớ ngày nhỏ, rươi nhiều, gạo ít, mẹ tôi cứ đốt cho một nồi rươi đầy rồi xắn ra lá chuối, mỗi đứa một phần rủ nhau ra bụi tre ngồi ăn”.
Rươi đốt tốn công nhất là ở công nấu. Để có một nồi rươi đốt ngon thì phải đốt ít nhất 12 tiếng. Nguyên liệu đi kèm cũng rất đơn giản, có chút thịt, gừng, nước giềng và ít măng tươi băm nhỏ. Trước khi đậy vung, người nấu cần phủ miếng lá chuối xanh mới cắt kín miệng nồi.
“Ở đây nhà nào cũng có vườn rộng, cứ tìm một chỗ đất trống, ủ trấu kín nồi rồi vun rơm xung quanh”, ông Hải chia sẻ.
Khi rươi chín, mở nắp vung ra là mùi thơm bay từ ngoài vườn vào trong bếp. Miếng rươi mềm, thơm, đáy nồi có lớp xém như cơm cháy là ngon. Không cần đợi đến Tết mới được canh nồi bánh chưng, những ngày đầu đông, người dân nơi đây đã canh nồi rươi đốt.
Còn một món ăn khác lạ chính là món rươi nấu rau cải. Với món này, rươi đánh càng tan thì càng ngon. “Đánh rươi thật quánh, dẻo như đánh bột mì, sau đó đổ vào nồi rau cải đã xào qua trước. Món này chỉ cần thêm gừng và lá gừng, để nhỏ lửa đun kỹ”, ông Sáu vừa nói.
Con rươi với người dân Tứ Kỳ chẳng khó để chế biến thành món ăn. Một mâm cơm không chỉ có chả rươi, rươi đốt... mà còn có canh rươi nấu măng, nem rươi, thịt cuốn chấm mắm rươi...
Tùy từng món có thể thêm gừng, giềng, khế chua hay lá tầm bỏi. Nhưng dù có nấu trăm kiểu, vị béo, bùi và mùi thơm đặc trưng của “lộc nước” vẫn luôn là hương vị khiến người thưởng thức say mê nhất.
Cả một năm, vụ rươi ở Tứ Kỳ chỉ diễn ra từ cuối thu đến đầu đông. Ông Sáu nói: “Thời gian rươi nổi ngắn, nhưng chính ra, rươi lên vào lúc này lại hợp. Trời se se lạnh, ăn miếng rươi mới thấy ngọt nhất, ngậy nhất”.
Vào mùa rươi, giá có lên đến 300.000 đồng/kg, nhiều người cũng cố “săn” một mẻ rươi ngon. Ngày ngắn đêm dài, trở chuyển rét, gió ù ù bên cửa, ngồi trong bếp thưởng thức miếng rươi nóng hổi thật không còn gì bằng.