Nguyễn May
Well-known member
Năm 2018, mâm cua vỉa hè của dì Ba ở TP.HCM nổi lên như một 'hiện tượng', thu hút hàng trăm thực khách xếp hàng chờ mua mỗi ngày. Nhưng hiện nay, sau 5 năm, khung cảnh hoàn toàn trái ngược, quán vắng vẻ, đìu hiu.
“Mâm cua dì Ba” vẫn nằm ở vỉa hè con hẻm 565 Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM). Con hẻm dường như thưa vắng người qua lại hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19. Mâm cua vắng khách nay lại càng đượm buồn sau một cơn mưa bất chợt tháng 11. Bà Ba (tên thật Huỳnh Ngọc Dung, 75 tuổi) đưa ánh mắt xa xăm, nhìn về phía đầu hẻm.
Hiện tại, vấn đề sức khỏe khiến bà Ba không còn nhanh nhẹn và hoạt bát như trước. Sau khi trải qua ca phẫu thuật bướu cổ vào năm 2021, bà bị tắt dây thanh quản, nói không thành tiếng, chỉ thều thào tiếng rõ tiếng không và chủ yếu là diễn tả bằng hành động, cử chỉ.
Năm 2018, “mâm cua dì Ba” xuất hiện trên hàng loạt các tờ báo lớn nhỏ, trang tin, mạng xã hội với những tiêu đề như: “Cảnh tượng chưa từng có, cả trăm người tranh nhau mua hết mâm cua trong 3 phút”, “Choáng váng cảnh chen lấn giành giật mua "mâm cua dì Ba" ở Sài Gòn, 10 phút bán 30kg”, “Mâm cua hấp bán sạch trong vòng 5 phút của bà Ba ở Sài Gòn”…. Khi ấy, khách vẫn xếp hàng dài hàng tiếng đồng hồ để đợi mua từng con cua. "Hễ bà Ba vừa đặt mâm cua đỏ au xuống, những cánh tay từ xung quanh bao vây, giành giật không kịp lựa, ngay lập tức mâm cua hết sạch trong tích tắc", một bài báo thời điểm ấy miêu tả.
Thậm chí "mâm cua dì Ba" đơn sơ, nằm nép trên vỉa hè đường Nguyễn Trãi khi ấy còn xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc. Độ lan tỏa và nổi tiếng của mâm cua này nhanh chóng thu hút sự quan tâm, tò mò của đông đảo thực khách, các YouTuber, Food Reviewer.
Thế nhưng, tình trạng tấp nập khách cũng chỉ kéo dài gần một năm. Hàng loạt biến cố xảy ra khi bà Ba liên tục bị nói xấu, chỉ trích bán cua thối, bùng hàng, giá "cắt cổ"… Đặc biệt, dịch Covid-19 làm công việc làm ăn của bà phải ngừng thời gian dài, mâm cua cũng từ đó rơi vào lãng quên.
Vài năm trở lại đây, mâm cua từng gây sốt ngày nào trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Thay vì cảnh "bán không kịp thở", bà Ba ngồi trông ngóng khách mỗi ngày, từ 10 giờ sáng đến 16-17 giờ chiều.
"Trước đây, 12h30 tôi mới ra bán. Thời điểm còn đông khách, cứ 12 giờ khách đã đến đây chờ sẵn. Nhưng sau dịch, tình hình bán chậm hơn nên tôi quyết định ra bán sớm hơn. 10 giờ sáng là tôi đã ngồi đây để bán tới chiều muộn”, bà Ba thều thào kể. Bà Bảy bán hàng kế bên hỗ trợ "phiên dịch" cho phóng viên hiểu.
Một khách hàng quen của bà Ba chia sẻ: "Lúc bà Ba bán đắt hàng thì cũng có nhiều lời đồn thổi, bàn tán không hay làm ảnh hưởng. Nhưng mà mình nghĩ lý do lớn nhất là vì tình hình kinh tế. Thời gian gần đây thị trường lao động đều khó khăn nên việc bỏ vài trăm nghìn ra mua một con cua thì khó”.
Theo bà Ba, thay vì bán từ 100-130kg cua mỗi ngày như năm 2018 thì hiện tại, cả ngày bà chỉ bán 6-7kg cua. Mâm cua bà Ba có 3 loại cua chính là cua thịt (giá 600.000 đồng/kg), cua gạch son (650.000 đồng/kg) và cua cốm (1 triệu đồng/kg). Mức giá này sẽ dao động tùy theo ngày, lúc cao điểm loại cua cốm được bán với giá 1,2-1,3 triệu đồng/kg.
"Có hôm ngồi đến chiều mà còn dư cua nhiều quá, tôi đi tìm mấy đứa nhỏ hay người khó khăn để tặng miễn phí. Từ trước đến giờ, tôi không để cua qua ngày vì cua cứng, hết độ thơm ngon đặc trưng”, bà Ba chia sẻ với ánh mắt đượm buồn.
Bà Ba đặt tất cả cua Cà Mau đã hấp chín vào một cái mâm tròn, bên cạnh là một ít dụng cụ như dao đập vỏ cua cho khách, cân, và đặc biệt là những túi "nước chấm thần thánh" do chính tay bà Ba tự làm. Không có biển hiệu, không có chỗ ngồi lại, đa phần khách đều mua mang đi nơi khác thưởng thức.
"Đa phần các chỗ bán cua họ đều cột kèm dây thật dày lên con cua để kiếm thêm phần lời, còn tôi thì không. Tôi chỉ quấn cua bằng một sợi thun mỏng rồi hấp lên. Mặc dù giá có nhỉnh hơn so với nhiều chỗ khác thật nhưng tôi cam đoan cua tươi sống, thơm ngon và béo ngậy. Vì có kinh nghiệm bán và lựa cua hơn chục năm nay rồi nên tôi biết rõ cua nào là ngon và chất lượng”, bà Ba nói.
Những con cua Cà Mau chắc thịt, tươi sống được bà Ba mang về rửa sạch, sơ chế kỹ càng trước khi hấp chín. Mỗi con cua sẽ được quét lên một lớp dầu mỏng trước khi hấp. Theo bà Ba đây là yếu tố giúp cua thơm, đẹp mắt và cho ra màu đỏ au.
Chồng và người con trai duy nhất đã mất, bà Ba giờ chỉ lủi thủi bán cua kiếm từng đồng lẻ, thi thoảng cho tiền đứa cháu nội của mình. Cũng nhờ thời điểm mâm cua gây sốt mà bà Ba có đủ tiền trả số nợ tưởng như cả đời không trả nổi. Ngoài ra, bà cũng thuê được một chỗ ở ổn định hơn ở quận 8. Mỗi sáng, bà sẽ bắt xe đi từ quận 8 sang quận 5 để bán cua.
"Nhiều người nói tôi thất sủng rồi hết thời, tôi cũng chẳng để tâm làm gì. Tôi coi thời điểm buôn bán đắt khách đó là một may mắn và được trời thương. Nhờ vậy mà giờ tôi trả được hết nợ, chữa được bệnh, có nơi che nắng che mưa và dư được một ít dưỡng già. Thi thoảng tôi lại đi làm từ thiện, chia sẻ một chút tấm lòng cho người này, người kia khó khăn hơn mình. Với tôi thế là vui rồi”, bà Ba cười chia sẻ.
Bà Bảy, một người bán trái cây kế mâm cua bà Ba, thường phụ giúp bà Ba bán hàng, trao đổi khách. "Bà Ba hiền lành mà cái số lại khổ nên ai trong khu này cũng thương. Thấy bà nhờ buôn bán mà trả được nợ, trị được bệnh làm tôi cũng mừng theo. Nhiều người nói bà bán cua mắc tiền nhưng tôi nói thật là tiền nào của đó. Cua rất ngọt thịt, béo và thơm, đâu phải tự dưng mà khách đến đông một thời như vậy, phải ngon họ mới tới chứ", bà Bảy nói.
"Nhiều lúc tôi không khuyên bà Ba ở nhà nghỉ ngơi đi vì lớn tuổi rồi nhưng bà than buồn, muốn buôn bán để có đồng ra đồng vào. Giờ bà ấy sống một mình, nên thôi cái gì bà thích bà vui thì cứ để bà làm. Tôi bán kế bên nên phụ được gì là tôi phụ thôi”, bà Bảy kể thêm.
“Mâm cua dì Ba” vẫn nằm ở vỉa hè con hẻm 565 Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM). Con hẻm dường như thưa vắng người qua lại hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19. Mâm cua vắng khách nay lại càng đượm buồn sau một cơn mưa bất chợt tháng 11. Bà Ba (tên thật Huỳnh Ngọc Dung, 75 tuổi) đưa ánh mắt xa xăm, nhìn về phía đầu hẻm.
Hiện tại, vấn đề sức khỏe khiến bà Ba không còn nhanh nhẹn và hoạt bát như trước. Sau khi trải qua ca phẫu thuật bướu cổ vào năm 2021, bà bị tắt dây thanh quản, nói không thành tiếng, chỉ thều thào tiếng rõ tiếng không và chủ yếu là diễn tả bằng hành động, cử chỉ.
Năm 2018, “mâm cua dì Ba” xuất hiện trên hàng loạt các tờ báo lớn nhỏ, trang tin, mạng xã hội với những tiêu đề như: “Cảnh tượng chưa từng có, cả trăm người tranh nhau mua hết mâm cua trong 3 phút”, “Choáng váng cảnh chen lấn giành giật mua "mâm cua dì Ba" ở Sài Gòn, 10 phút bán 30kg”, “Mâm cua hấp bán sạch trong vòng 5 phút của bà Ba ở Sài Gòn”…. Khi ấy, khách vẫn xếp hàng dài hàng tiếng đồng hồ để đợi mua từng con cua. "Hễ bà Ba vừa đặt mâm cua đỏ au xuống, những cánh tay từ xung quanh bao vây, giành giật không kịp lựa, ngay lập tức mâm cua hết sạch trong tích tắc", một bài báo thời điểm ấy miêu tả.
Thậm chí "mâm cua dì Ba" đơn sơ, nằm nép trên vỉa hè đường Nguyễn Trãi khi ấy còn xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc. Độ lan tỏa và nổi tiếng của mâm cua này nhanh chóng thu hút sự quan tâm, tò mò của đông đảo thực khách, các YouTuber, Food Reviewer.
Thế nhưng, tình trạng tấp nập khách cũng chỉ kéo dài gần một năm. Hàng loạt biến cố xảy ra khi bà Ba liên tục bị nói xấu, chỉ trích bán cua thối, bùng hàng, giá "cắt cổ"… Đặc biệt, dịch Covid-19 làm công việc làm ăn của bà phải ngừng thời gian dài, mâm cua cũng từ đó rơi vào lãng quên.
Vài năm trở lại đây, mâm cua từng gây sốt ngày nào trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Thay vì cảnh "bán không kịp thở", bà Ba ngồi trông ngóng khách mỗi ngày, từ 10 giờ sáng đến 16-17 giờ chiều.
"Trước đây, 12h30 tôi mới ra bán. Thời điểm còn đông khách, cứ 12 giờ khách đã đến đây chờ sẵn. Nhưng sau dịch, tình hình bán chậm hơn nên tôi quyết định ra bán sớm hơn. 10 giờ sáng là tôi đã ngồi đây để bán tới chiều muộn”, bà Ba thều thào kể. Bà Bảy bán hàng kế bên hỗ trợ "phiên dịch" cho phóng viên hiểu.
Một khách hàng quen của bà Ba chia sẻ: "Lúc bà Ba bán đắt hàng thì cũng có nhiều lời đồn thổi, bàn tán không hay làm ảnh hưởng. Nhưng mà mình nghĩ lý do lớn nhất là vì tình hình kinh tế. Thời gian gần đây thị trường lao động đều khó khăn nên việc bỏ vài trăm nghìn ra mua một con cua thì khó”.
Theo bà Ba, thay vì bán từ 100-130kg cua mỗi ngày như năm 2018 thì hiện tại, cả ngày bà chỉ bán 6-7kg cua. Mâm cua bà Ba có 3 loại cua chính là cua thịt (giá 600.000 đồng/kg), cua gạch son (650.000 đồng/kg) và cua cốm (1 triệu đồng/kg). Mức giá này sẽ dao động tùy theo ngày, lúc cao điểm loại cua cốm được bán với giá 1,2-1,3 triệu đồng/kg.
"Có hôm ngồi đến chiều mà còn dư cua nhiều quá, tôi đi tìm mấy đứa nhỏ hay người khó khăn để tặng miễn phí. Từ trước đến giờ, tôi không để cua qua ngày vì cua cứng, hết độ thơm ngon đặc trưng”, bà Ba chia sẻ với ánh mắt đượm buồn.
Bà Ba đặt tất cả cua Cà Mau đã hấp chín vào một cái mâm tròn, bên cạnh là một ít dụng cụ như dao đập vỏ cua cho khách, cân, và đặc biệt là những túi "nước chấm thần thánh" do chính tay bà Ba tự làm. Không có biển hiệu, không có chỗ ngồi lại, đa phần khách đều mua mang đi nơi khác thưởng thức.
"Đa phần các chỗ bán cua họ đều cột kèm dây thật dày lên con cua để kiếm thêm phần lời, còn tôi thì không. Tôi chỉ quấn cua bằng một sợi thun mỏng rồi hấp lên. Mặc dù giá có nhỉnh hơn so với nhiều chỗ khác thật nhưng tôi cam đoan cua tươi sống, thơm ngon và béo ngậy. Vì có kinh nghiệm bán và lựa cua hơn chục năm nay rồi nên tôi biết rõ cua nào là ngon và chất lượng”, bà Ba nói.
Những con cua Cà Mau chắc thịt, tươi sống được bà Ba mang về rửa sạch, sơ chế kỹ càng trước khi hấp chín. Mỗi con cua sẽ được quét lên một lớp dầu mỏng trước khi hấp. Theo bà Ba đây là yếu tố giúp cua thơm, đẹp mắt và cho ra màu đỏ au.
Chồng và người con trai duy nhất đã mất, bà Ba giờ chỉ lủi thủi bán cua kiếm từng đồng lẻ, thi thoảng cho tiền đứa cháu nội của mình. Cũng nhờ thời điểm mâm cua gây sốt mà bà Ba có đủ tiền trả số nợ tưởng như cả đời không trả nổi. Ngoài ra, bà cũng thuê được một chỗ ở ổn định hơn ở quận 8. Mỗi sáng, bà sẽ bắt xe đi từ quận 8 sang quận 5 để bán cua.
"Nhiều người nói tôi thất sủng rồi hết thời, tôi cũng chẳng để tâm làm gì. Tôi coi thời điểm buôn bán đắt khách đó là một may mắn và được trời thương. Nhờ vậy mà giờ tôi trả được hết nợ, chữa được bệnh, có nơi che nắng che mưa và dư được một ít dưỡng già. Thi thoảng tôi lại đi làm từ thiện, chia sẻ một chút tấm lòng cho người này, người kia khó khăn hơn mình. Với tôi thế là vui rồi”, bà Ba cười chia sẻ.
Bà Bảy, một người bán trái cây kế mâm cua bà Ba, thường phụ giúp bà Ba bán hàng, trao đổi khách. "Bà Ba hiền lành mà cái số lại khổ nên ai trong khu này cũng thương. Thấy bà nhờ buôn bán mà trả được nợ, trị được bệnh làm tôi cũng mừng theo. Nhiều người nói bà bán cua mắc tiền nhưng tôi nói thật là tiền nào của đó. Cua rất ngọt thịt, béo và thơm, đâu phải tự dưng mà khách đến đông một thời như vậy, phải ngon họ mới tới chứ", bà Bảy nói.
"Nhiều lúc tôi không khuyên bà Ba ở nhà nghỉ ngơi đi vì lớn tuổi rồi nhưng bà than buồn, muốn buôn bán để có đồng ra đồng vào. Giờ bà ấy sống một mình, nên thôi cái gì bà thích bà vui thì cứ để bà làm. Tôi bán kế bên nên phụ được gì là tôi phụ thôi”, bà Bảy kể thêm.