Từ Minh Quân
Well-known member
Sau hơn hai năm bị hạn chế, mảng smartphone của Huawei đang tăng trưởng mạnh trở lại, trong khi các đối thủ giảm doanh số.
Theo Counterpoint Research, trong quý II/2023, Huawei đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 58% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị phần của hãng tại Trung Quốc đạt 11,3%, tăng từ 6,9% của quý II/2022. Dù vậy, con số này chưa đủ để hãng quay lại top 5 công ty sản xuất smartphone hàng đầu.
"Sự tăng trưởng của Huawei đến từ nỗ lực liên tục ra mắt sản phẩm nửa đầu năm nay", Counterpoint Research bình luận. "Tận dụng hình ảnh thương hiệu đã có từ lâu, đặc biệt là ở các thành phố lớn, cũng như giải quyết được tình trạng thiếu sản phẩm giúp doanh số bán hàng Huawei tăng đột biến".
Thị phần smartphone Trung Quốc quý II/2022 (trái) và quý II/2023. Nguồn: Counterpoint Research
Đến nay, hầu hết smartphone Huawei bán ra thị trường đều sử dụng mạng 4G do tác động từ lệnh cấm của Mỹ. Các sản phẩm của hãng giờ đây cũng tập trung vào các điểm mạnh như camera, cấu hình và các tính năng chủ chốt.
Huawei từng thường xuyên nằm trong top năm hãng điện thoại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, lệnh cấm năm 2019 khiến công ty đi xuống nhanh chóng. Theo Canalys, thị phần của Huawei đứng ở mức 2% vào năm ngoái. Hầu hết doanh số là ở Trung Quốc.
Để tồn tại, Huawei đang dần thay thế công nghệ nước ngoài bằng linh kiện nội địa. Trong bài phát biểu ở Đại học Giao thông Thượng Hải được công bố ngày 17/3, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi tiết lộ hãng đã thay thế hơn 13.000 linh kiện bị Mỹ cấm vận và chỉnh sửa 4.000 mạch in trên thiết bị trong vòng ba năm qua. Ông nhấn mạnh dây chuyền sản xuất mạch in của Huawei hiện đã " ổn định", toàn bộ linh kiện bị cấm đã được chuyển sang sản phẩm nội địa.
Gần đây, có thông tin cho rằng Huawei sẽ trở lại sản xuất smartphone 5G. Công ty được cho là đã thiết kế chip 5G và đặt hàng xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc SMIC sản xuất. Thông tin được ba công ty chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp smartphone của Trung Quốc tiết lộ.
Dù không được tích hợp 5G vào thiết bị của mình, Huawei vẫn là một trong những công ty sở hữu sáng chế 5G hàng đầu. Công ty hiện sở hữu hơn 3.000 bằng sáng chế liên quan tới 5G, cao nhất so với bất kỳ công ty nào trên thế giới. Hãng viễn thông Trung Quốc cũng đóng góp vào việc xây dựng các tiêu chuẩn ICT, như chương trình mã hóa đa phương tiện, Wi-Fi và di động. Gần đây, hãng công bố mức phí bản quyền, với mỗi smartphone 5G phải nộp phí 2,5 USD cho công ty.
Một cửa hàng Huawei ở Thâm Quyến. Ảnh: Huawei/Weibo
Trong quý vừa qua, tại thị trường Trung Quốc, chỉ Huawei, Realme và Apple tăng trưởng. Tuy nhiên, ngoài Huawei, hai cái tên còn lại chỉ đạt mức tăng 8% và 7% tương ứng. Riêng Apple vẫn đứng vị trí thứ hai với 17,2% thị phần và tiến sát Vivo với 17,7%.
Trong khi Huawei tăng trưởng mạnh, công ty được tách ra là Honor lại có mức giảm mạnh nhất với 21%, đứng ở vị trí thứ 4, theo sau là Vivo với 14%. Oppo và Xiaomi cũng có mức giảm lần lượt là 8% và 9%, xếp thứ ba và thứ 5 tương ứng tại thị trường Trung Quốc.
Theo Counterpoint Research, trong quý II/2023, Huawei đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 58% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị phần của hãng tại Trung Quốc đạt 11,3%, tăng từ 6,9% của quý II/2022. Dù vậy, con số này chưa đủ để hãng quay lại top 5 công ty sản xuất smartphone hàng đầu.
"Sự tăng trưởng của Huawei đến từ nỗ lực liên tục ra mắt sản phẩm nửa đầu năm nay", Counterpoint Research bình luận. "Tận dụng hình ảnh thương hiệu đã có từ lâu, đặc biệt là ở các thành phố lớn, cũng như giải quyết được tình trạng thiếu sản phẩm giúp doanh số bán hàng Huawei tăng đột biến".
Thị phần smartphone Trung Quốc quý II/2022 (trái) và quý II/2023. Nguồn: Counterpoint Research
Đến nay, hầu hết smartphone Huawei bán ra thị trường đều sử dụng mạng 4G do tác động từ lệnh cấm của Mỹ. Các sản phẩm của hãng giờ đây cũng tập trung vào các điểm mạnh như camera, cấu hình và các tính năng chủ chốt.
Huawei từng thường xuyên nằm trong top năm hãng điện thoại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, lệnh cấm năm 2019 khiến công ty đi xuống nhanh chóng. Theo Canalys, thị phần của Huawei đứng ở mức 2% vào năm ngoái. Hầu hết doanh số là ở Trung Quốc.
Để tồn tại, Huawei đang dần thay thế công nghệ nước ngoài bằng linh kiện nội địa. Trong bài phát biểu ở Đại học Giao thông Thượng Hải được công bố ngày 17/3, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi tiết lộ hãng đã thay thế hơn 13.000 linh kiện bị Mỹ cấm vận và chỉnh sửa 4.000 mạch in trên thiết bị trong vòng ba năm qua. Ông nhấn mạnh dây chuyền sản xuất mạch in của Huawei hiện đã " ổn định", toàn bộ linh kiện bị cấm đã được chuyển sang sản phẩm nội địa.
Gần đây, có thông tin cho rằng Huawei sẽ trở lại sản xuất smartphone 5G. Công ty được cho là đã thiết kế chip 5G và đặt hàng xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc SMIC sản xuất. Thông tin được ba công ty chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp smartphone của Trung Quốc tiết lộ.
Dù không được tích hợp 5G vào thiết bị của mình, Huawei vẫn là một trong những công ty sở hữu sáng chế 5G hàng đầu. Công ty hiện sở hữu hơn 3.000 bằng sáng chế liên quan tới 5G, cao nhất so với bất kỳ công ty nào trên thế giới. Hãng viễn thông Trung Quốc cũng đóng góp vào việc xây dựng các tiêu chuẩn ICT, như chương trình mã hóa đa phương tiện, Wi-Fi và di động. Gần đây, hãng công bố mức phí bản quyền, với mỗi smartphone 5G phải nộp phí 2,5 USD cho công ty.
Một cửa hàng Huawei ở Thâm Quyến. Ảnh: Huawei/Weibo
Trong quý vừa qua, tại thị trường Trung Quốc, chỉ Huawei, Realme và Apple tăng trưởng. Tuy nhiên, ngoài Huawei, hai cái tên còn lại chỉ đạt mức tăng 8% và 7% tương ứng. Riêng Apple vẫn đứng vị trí thứ hai với 17,2% thị phần và tiến sát Vivo với 17,7%.
Trong khi Huawei tăng trưởng mạnh, công ty được tách ra là Honor lại có mức giảm mạnh nhất với 21%, đứng ở vị trí thứ 4, theo sau là Vivo với 14%. Oppo và Xiaomi cũng có mức giảm lần lượt là 8% và 9%, xếp thứ ba và thứ 5 tương ứng tại thị trường Trung Quốc.