Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Bị tạt nước bẩn, quấy rối và say xỉn rồi gây tai nạn giao thông là những mặt tối trong lễ hội Songkran.
Năm 2023 lễ hội Songkran (Tết té nước) quay trở lại sau 3 năm bị gián đoạn bởi Covid-19. Lễ hội chính diễn ra từ 13 đến 15/4, nhưng các hoạt động vui chơi thường kéo dài cả tuần.
Đảm bảo an ninh cho lễ hội luôn là thách thức với cảnh sát Thái Lan. Nhiều người dân, du khách thường say xỉn, bất chấp khuyến cáo về an toàn mà chính phủ đưa ra. Theo các thống kê, tai nạn đường bộ tăng trong thời gian lễ hội. Đó cũng là lý do dịp này còn có tên gọi khác: bảy ngày nguy hiểm.
Năm 2022, hơn 270 người chết, 1.860 người bị thương vì tai nạn giao thông từ ngày 11 đến 14/4. Các vụ liên quan đến rượu bia chiếm hơn 60%. Với những người Thái thuộc thế hệ cũ, Songkran ngày nay đang mất dần ý nghĩa, bị biến tướng do thương mại hóa. Truyền thống vẩy nước bạn bè, người thân thể hiện sự tôn trọng thay bằng những hoạt động được quảng cáo là "cuộc chiến súng nước điên cuồng nhất thế giới".
Người trẻ vừa cầm súng nước vừa cầm đồ uống để vui chơi dịp Songkran, Thái Lan. Ảnh: AFP
Mỗi năm, các khẩu súng ngày một lớn hơn và vòi cứu hỏa được dùng phun ngày càng mạnh, có thể gây nguy hiểm cho người bị xịt. Du khách đến Thái Lan dù muốn hay không đều có thể bị bắn nước khi ra đường. Việc này có thể khiến điện thoại của khách bị ướt, gây phiền toái.
Một nghiên cứu do Tổ chức Phong trào Tiến bộ Phụ nữ và Nam giới (WMP) tiến hành cho thấy 50% phụ nữ, bé gái phàn nàn bị quấy rối, sàm sỡ ở lễ hội. Thái Lan đã tăng cường sự có mặt của cảnh sát, tạo các khu vực an toàn, khuyến khích nạn nhân báo cáo sự cố. Tuy nhiên những biện pháp này vẫn chưa cải thiện được tình hình.
Mắc bệnh về da tiêu hóa sau khi chơi té nước cũng là vấn đề. Nước dùng để té lên người ở nhiều nơi tại Chiang Mai bị coi là nước bẩn vì có màu nâu. Ngoài ra, việc du khách hoạt động quá sức trong thời điểm được coi là nóng nhất năm, bị dội lên người nhiều xô nước đá dẫn đến việc dễ bị cảm lạnh.
Người tham gia sự kiện nên chuẩn bị trước túi ziplock (túi nilon kéo khóa) chống nước để cất điện thoại. Nên đeo kính, sử dụng giày có độ bám tốt giúp không bị trượt ngã vì nước đầy đường phố. Không nên mang theo đồ trang sức, điện thoại, máy ảnh khi tham gia lễ hội.
Mọi người thường mang súng nước để bắn nước lên người khác trong dịp Songkran. Ảnh: Reuters
Songkran đánh dấu năm mới của người Thái. Đây là dịp tôn vinh giá trị gia đình, tỏ lòng kính trọng người cao tuổi và nghi lễ truyền thống tại các ngôi đền khắp nước. Dịp này, mọi người thường té nước vào nhau để được may mắn. Lễ hội diễn ra khắp nước nhưng bầu không khí đặc biệt sôi động ở Bangkok, nơi từng đạt Kỷ lục Guinness về "Cuộc chiến súng nước lớn nhất thế giới" (gần 3.500 người cùng bắn súng nước vào nhau trong 10 phút) năm 2011.
Năm 2023 lễ hội Songkran (Tết té nước) quay trở lại sau 3 năm bị gián đoạn bởi Covid-19. Lễ hội chính diễn ra từ 13 đến 15/4, nhưng các hoạt động vui chơi thường kéo dài cả tuần.
Đảm bảo an ninh cho lễ hội luôn là thách thức với cảnh sát Thái Lan. Nhiều người dân, du khách thường say xỉn, bất chấp khuyến cáo về an toàn mà chính phủ đưa ra. Theo các thống kê, tai nạn đường bộ tăng trong thời gian lễ hội. Đó cũng là lý do dịp này còn có tên gọi khác: bảy ngày nguy hiểm.
Năm 2022, hơn 270 người chết, 1.860 người bị thương vì tai nạn giao thông từ ngày 11 đến 14/4. Các vụ liên quan đến rượu bia chiếm hơn 60%. Với những người Thái thuộc thế hệ cũ, Songkran ngày nay đang mất dần ý nghĩa, bị biến tướng do thương mại hóa. Truyền thống vẩy nước bạn bè, người thân thể hiện sự tôn trọng thay bằng những hoạt động được quảng cáo là "cuộc chiến súng nước điên cuồng nhất thế giới".
Người trẻ vừa cầm súng nước vừa cầm đồ uống để vui chơi dịp Songkran, Thái Lan. Ảnh: AFP
Mỗi năm, các khẩu súng ngày một lớn hơn và vòi cứu hỏa được dùng phun ngày càng mạnh, có thể gây nguy hiểm cho người bị xịt. Du khách đến Thái Lan dù muốn hay không đều có thể bị bắn nước khi ra đường. Việc này có thể khiến điện thoại của khách bị ướt, gây phiền toái.
Một nghiên cứu do Tổ chức Phong trào Tiến bộ Phụ nữ và Nam giới (WMP) tiến hành cho thấy 50% phụ nữ, bé gái phàn nàn bị quấy rối, sàm sỡ ở lễ hội. Thái Lan đã tăng cường sự có mặt của cảnh sát, tạo các khu vực an toàn, khuyến khích nạn nhân báo cáo sự cố. Tuy nhiên những biện pháp này vẫn chưa cải thiện được tình hình.
Mắc bệnh về da tiêu hóa sau khi chơi té nước cũng là vấn đề. Nước dùng để té lên người ở nhiều nơi tại Chiang Mai bị coi là nước bẩn vì có màu nâu. Ngoài ra, việc du khách hoạt động quá sức trong thời điểm được coi là nóng nhất năm, bị dội lên người nhiều xô nước đá dẫn đến việc dễ bị cảm lạnh.
Người tham gia sự kiện nên chuẩn bị trước túi ziplock (túi nilon kéo khóa) chống nước để cất điện thoại. Nên đeo kính, sử dụng giày có độ bám tốt giúp không bị trượt ngã vì nước đầy đường phố. Không nên mang theo đồ trang sức, điện thoại, máy ảnh khi tham gia lễ hội.
Mọi người thường mang súng nước để bắn nước lên người khác trong dịp Songkran. Ảnh: Reuters
Songkran đánh dấu năm mới của người Thái. Đây là dịp tôn vinh giá trị gia đình, tỏ lòng kính trọng người cao tuổi và nghi lễ truyền thống tại các ngôi đền khắp nước. Dịp này, mọi người thường té nước vào nhau để được may mắn. Lễ hội diễn ra khắp nước nhưng bầu không khí đặc biệt sôi động ở Bangkok, nơi từng đạt Kỷ lục Guinness về "Cuộc chiến súng nước lớn nhất thế giới" (gần 3.500 người cùng bắn súng nước vào nhau trong 10 phút) năm 2011.