Phuong Nam
Well-known member
Trẻ mấy tháng ăn dặm được?
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi đấy mẹ. Lý do là bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ cũng không còn bảo đảm về lượng để đáp ứng nhu cầu trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ ăn dặm sớm có sao không?
Một số trường hợp, mẹ muốn con tăng cân để phát triển nhanh hơn, nên cho bé ăn dặm sớm, bắt đầu từ 5 tháng hay thậm chí là 4 tháng tuổi.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho con ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Bé chưa có đủ enzyme amylase và một số men tiêu hóa khác để tiêu hóa các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo – thường có nhiều trong thành phần của bột ăn dặm.
“Bé mấy tháng ăn dặm được?” luôn là thắc mắc của mẹ.
Trẻ bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng thì sao?
Cũng không nên đâu mẹ nhé! Nếu để bé bắt đầu ăn dặm lúc 7 – 8 tháng tuổi, có khả năng con sẽ thiếu chất và năng lượng như đã nói ở trên. Đồng thời, đây là giai đoạn nhạy cảm để hình thành khẩu vị trẻ, nên ăn dặm muộn sẽ gây khó khăn về sau trong việc tiếp nhận nhiều mùi vị cũng như đa dạng thực phẩm cho trẻ.
Hơn nữa, tròn 6 tháng tuổi là thời gian bé bắt đầu phát triển cân nặng và chiều cao rõ rệt. Trung bình bé sẽ tăng khoảng từ 150gr đến 200gr mỗi tuần và có thể thấy đây là mức độ tăng trọng khá nhanh. Sữa mẹ giờ đây không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé tăng trưởng. Do đó, cho con yêu tập ăn dặm sau thời điểm 6 tháng tuổi là không nên mẹ nhé!
Sữa mẹ kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Qua các thông tin trên, hẳn mẹ đã có cho mình câu trả lời mấy tháng trẻ ăn dặm được rồi đúng không nào? Bên cạnh độ tuổi thì tùy vào thể trạng, tình hình sức khoẻ mỗi bé sẽ có thời điểm bắt đầu ăn dặm khác nhau. Để chắc chắn rằng con yêu có đủ khả năng bước vào thế giới ăn dặm hay chưa thì mẹ có thể quan sát con có biểu hiện sau đây mẹ nhé:
Bữa ăn dặm của bé cần có đủ chất đạm, tinh bột, chất xơ và chất béo.
Chắc hẳn mẹ đã tìm được cho mình câu trả lời mấy tháng trẻ ăn dặm được rồi. Nhìn chung, hầu hết các bé phát triển và sẵn sàng ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Vậy nên các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyến nghị rằng: Hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời hoặc kết hợp với sữa công thức khi được bác sĩ hoặc nhân viên y tế chỉ định. Sau đó, tập cho bé ăn dặm từ giai đoạn này, sớm hay muộn hơn đều không nên, tốt nhất là đúng thời điểm và phù hợp với thể trạng của bé sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con mẹ nhé!
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi đấy mẹ. Lý do là bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ cũng không còn bảo đảm về lượng để đáp ứng nhu cầu trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ ăn dặm sớm có sao không?
Một số trường hợp, mẹ muốn con tăng cân để phát triển nhanh hơn, nên cho bé ăn dặm sớm, bắt đầu từ 5 tháng hay thậm chí là 4 tháng tuổi.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho con ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Bé chưa có đủ enzyme amylase và một số men tiêu hóa khác để tiêu hóa các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo – thường có nhiều trong thành phần của bột ăn dặm.
“Bé mấy tháng ăn dặm được?” luôn là thắc mắc của mẹ.
Trẻ bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng thì sao?
Cũng không nên đâu mẹ nhé! Nếu để bé bắt đầu ăn dặm lúc 7 – 8 tháng tuổi, có khả năng con sẽ thiếu chất và năng lượng như đã nói ở trên. Đồng thời, đây là giai đoạn nhạy cảm để hình thành khẩu vị trẻ, nên ăn dặm muộn sẽ gây khó khăn về sau trong việc tiếp nhận nhiều mùi vị cũng như đa dạng thực phẩm cho trẻ.
Hơn nữa, tròn 6 tháng tuổi là thời gian bé bắt đầu phát triển cân nặng và chiều cao rõ rệt. Trung bình bé sẽ tăng khoảng từ 150gr đến 200gr mỗi tuần và có thể thấy đây là mức độ tăng trọng khá nhanh. Sữa mẹ giờ đây không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé tăng trưởng. Do đó, cho con yêu tập ăn dặm sau thời điểm 6 tháng tuổi là không nên mẹ nhé!
Sữa mẹ kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Qua các thông tin trên, hẳn mẹ đã có cho mình câu trả lời mấy tháng trẻ ăn dặm được rồi đúng không nào? Bên cạnh độ tuổi thì tùy vào thể trạng, tình hình sức khoẻ mỗi bé sẽ có thời điểm bắt đầu ăn dặm khác nhau. Để chắc chắn rằng con yêu có đủ khả năng bước vào thế giới ăn dặm hay chưa thì mẹ có thể quan sát con có biểu hiện sau đây mẹ nhé:
- Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp và giữ đầu thăng bằng.
- Bé thích cho đồ chơi hoặc những vật có thể cầm nắm được vào miệng.
- Bé háo hức đưa người về phía trước khi thấy người lớn ăn.
- Bé thể hiện sự thích thú và chóp chép nhai khi được mẹ đút một ít thức ăn xay nhuyễn và loãng.
Bữa ăn dặm của bé cần có đủ chất đạm, tinh bột, chất xơ và chất béo.
Chắc hẳn mẹ đã tìm được cho mình câu trả lời mấy tháng trẻ ăn dặm được rồi. Nhìn chung, hầu hết các bé phát triển và sẵn sàng ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Vậy nên các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyến nghị rằng: Hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời hoặc kết hợp với sữa công thức khi được bác sĩ hoặc nhân viên y tế chỉ định. Sau đó, tập cho bé ăn dặm từ giai đoạn này, sớm hay muộn hơn đều không nên, tốt nhất là đúng thời điểm và phù hợp với thể trạng của bé sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con mẹ nhé!