Quang Minh
Well-known member
Từng nặng hơn 100 kg, Trà My ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, không dám ra đường hay gặp gỡ bạn bè vì sợ bị miệt thị ngoại hình.
Trước khi lấy chồng, Tống Thị Trà My nặng 54-55 kg. Sau hai năm vướng dịch Covid-19, ở nhà và sinh con, cân nặng cô tăng gấp đôi. Nhiều lúc ngắm nhìn cơ thể sồ sề và vòng hai "phì nhiêu" của mình, bà mẹ trẻ cảm thấy ngán ngẩm. Với chiều cao 1,63 m, My bị ví như "nấm lùn" hay "thùng phi di động" khiến cô ngại ra ngoài, không gặp bạn bè, chỉ lủi thủi ở trong nhà. Ngoài ra, tăng cân nhanh khiến My thường xuyên ốm vặt, leo cầu thang vài bước là thở dốc, đi khám phát hiện mỡ máu cao, huyết áp cao.
Trước khi giảm cân, My chỉ mặc đồ màu đen để che đi khuyết điểm của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Nguyễn Hữu Lãm, Trung tâm thể hình Solid Fitness, cũng là huấn luyện viên cá nhân của Trà My, cho biết cô đã thử nhiều phương pháp tiêu cực như nhịn ăn, uống thuốc giảm cân để ép cân song bị phản tác dụng. Sau sinh, My đau lưng kèm thêm ám ảnh cân nặng, mất niềm tin nên hành trình "lột xác" thêm phần khó. My làm việc văn phòng cả ngày nên cần lên lộ trình đầy đủ về tập luyện và ăn uống mới đạt được kết quả mong muốn.
"Với My, không cần ăn uống cầu kỳ hay quá khắt khe mà chỉ cần đảm bảo calo in nạp vào ít hơn calo out kết hợp kiên trì tập luyện", Lãm nói.
Tuy nhiên, cơ địa My bị tích tụ mỡ nhiều năm nên việc tập luyện càng khó khăn hơn. Để có kết quả, cô tự nhủ bản thân phải nỗ lực gấp đôi học viên khác. Người phụ nữ tự đặt cho bản thân từng mục tiêu để thực hiện. Ví dụ, cô đặt thử thách giảm 10 kg trong hai tháng. Bài tập sau phải cao hơn bài tập trước, tăng dần tùy thuộc vào sức lực của bản thân. Cô yêu cầu huấn luyện viên đưa ra chế độ ăn chính xác, không tiêu thụ thực phẩm theo kiểu áng chừng số lượng.
"Tôi mua chiếc cân tiểu ly, đảm bảo ăn đúng gram yêu cầu", My nói, thêm rằng bản thân ăn đa dạng món ăn từ thịt, cá, trứng, sữa song không quá 1700 kcal một ngày.
Ngoài ra, bà mẹ 2 con thay đổi thực đơn liên tục, không chỉ ăn một chế độ. Chẳng hạn tháng đầu tiên, My ăn thâm hụt, lượng calo in nạp vào ít hơn calo out. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng nhất của giảm cân là thâm hụt calo, tức lượng calo nạp vào cơ thể phải ít hơn hoặc bằng lượng calo tiêu thụ. Calo nạp vào cơ thể (calo in) một ngày gồm thức ăn, đồ uống. Calo tiêu thụ (calo out) là quá trình trao đổi chất, các hoạt động thông thường (kể cả hít thở hoặc ngủ) và việc tập thể dục.
Mỗi bữa ăn, My chế biến đa dạng và chỉ hạn chế dầu mỡ. Ví dụ, vào buổi sáng, cô ăn thịt bò xào kèm bông cải; cá vào buổi trưa; thịt vào bữa tối. Trong tháng đầu, cô giảm 11 kg.
Tháng thứ hai, My chuyển sang ăn gián đoạn 16:8, tức là ăn từ 6 đến 8 giờ và nhịn ăn trong 16-18 giờ còn lại. Tuy nhiên, cô áp dụng chế độ này vào hai ngày cuối tuần để cơ thể làm quen, còn lại vẫn duy trì cách ăn thâm hụt.
Sang tháng thứ ba, My ăn gián đoạn vào thứ 2,4,6 còn lại các ngày khác sẽ ăn thâm hụt. Các tháng sau, cô liên tục đổi chế độ ăn để tránh nhàm chán và không bị chững cân. Tuy nhiên, khi ăn thâm hụt, My giới hạn không quá 1600 kcal một ngày còn ăn gián đoạn thì luôn kết thúc trước 18h tối. Tuyệt đối không ăn sau 20h tối.
"Nhiều người nghĩ tôi bị đói bụng, song tôi luôn cố gắng ăn nhiều thịt cá trong ngày, tối đa 800 gr nên vẫn đủ năng lượng làm việc", người phụ nữ nói.
Ngoài ra, cô cho rằng không nhất thiết giảm cân là ăn ức gà hay chỉ luộc, hấp đồ ăn. My chỉ hạn chế tiêu thụ dầu mỡ và đồ ngọt. Khi bị chững cân, cô cho phép bản thân "ăn xả" (còn gọi ngày cheat day) để lấy lại năng lượng, sau đó tiếp tục giảm cân.
Nhờ đó, cô giảm được hơn 40 cm vòng bụng, tự tin lựa chọn quần áo. Huấn luyện viên Lãm đánh giá cô là học viên kỷ luật và có kết quả giảm cân đáng học hỏi.
Khi đến phòng tập, My nặng 96 kg. Hiện, cô giảm còn 53 kg. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngoài dinh dưỡng, My được hướng dẫn tập kháng lực để cải thiện cân nặng tốt hơn. "Do cơ địa yếu, thể lực kém, My mất khá nhiều thời gian để quen với cường độ", anh Lãm nói. Trong đó, bắp chân là phần khó giảm nhất do cơ địa "quả lê", do đó My tập thêm plank, cardio để tăng cơ, giảm mỡ nhanh hơn.
Sau 8 tháng, My giảm hơn 30 kg. Cô nói các chỉ số cơ thể tuy chưa hoàn hảo, song bản thân tự tin khi nắm vững quy tắc ăn uống để không bị tăng cân trở lại. Bà mẹ 2 con hiểu rõ giảm cân là hành trình lâu dài, cả tập luyện và ăn uống đều phải nỗ lực 100%.
Hiện, My vẫn kiên trì tập luyện 4 buổi một tuần, từ 1,5 đến hai tiếng để ngày càng khỏe, đẹp hơn.
Trước khi lấy chồng, Tống Thị Trà My nặng 54-55 kg. Sau hai năm vướng dịch Covid-19, ở nhà và sinh con, cân nặng cô tăng gấp đôi. Nhiều lúc ngắm nhìn cơ thể sồ sề và vòng hai "phì nhiêu" của mình, bà mẹ trẻ cảm thấy ngán ngẩm. Với chiều cao 1,63 m, My bị ví như "nấm lùn" hay "thùng phi di động" khiến cô ngại ra ngoài, không gặp bạn bè, chỉ lủi thủi ở trong nhà. Ngoài ra, tăng cân nhanh khiến My thường xuyên ốm vặt, leo cầu thang vài bước là thở dốc, đi khám phát hiện mỡ máu cao, huyết áp cao.
Trước khi giảm cân, My chỉ mặc đồ màu đen để che đi khuyết điểm của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Nguyễn Hữu Lãm, Trung tâm thể hình Solid Fitness, cũng là huấn luyện viên cá nhân của Trà My, cho biết cô đã thử nhiều phương pháp tiêu cực như nhịn ăn, uống thuốc giảm cân để ép cân song bị phản tác dụng. Sau sinh, My đau lưng kèm thêm ám ảnh cân nặng, mất niềm tin nên hành trình "lột xác" thêm phần khó. My làm việc văn phòng cả ngày nên cần lên lộ trình đầy đủ về tập luyện và ăn uống mới đạt được kết quả mong muốn.
"Với My, không cần ăn uống cầu kỳ hay quá khắt khe mà chỉ cần đảm bảo calo in nạp vào ít hơn calo out kết hợp kiên trì tập luyện", Lãm nói.
Tuy nhiên, cơ địa My bị tích tụ mỡ nhiều năm nên việc tập luyện càng khó khăn hơn. Để có kết quả, cô tự nhủ bản thân phải nỗ lực gấp đôi học viên khác. Người phụ nữ tự đặt cho bản thân từng mục tiêu để thực hiện. Ví dụ, cô đặt thử thách giảm 10 kg trong hai tháng. Bài tập sau phải cao hơn bài tập trước, tăng dần tùy thuộc vào sức lực của bản thân. Cô yêu cầu huấn luyện viên đưa ra chế độ ăn chính xác, không tiêu thụ thực phẩm theo kiểu áng chừng số lượng.
"Tôi mua chiếc cân tiểu ly, đảm bảo ăn đúng gram yêu cầu", My nói, thêm rằng bản thân ăn đa dạng món ăn từ thịt, cá, trứng, sữa song không quá 1700 kcal một ngày.
Ngoài ra, bà mẹ 2 con thay đổi thực đơn liên tục, không chỉ ăn một chế độ. Chẳng hạn tháng đầu tiên, My ăn thâm hụt, lượng calo in nạp vào ít hơn calo out. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng nhất của giảm cân là thâm hụt calo, tức lượng calo nạp vào cơ thể phải ít hơn hoặc bằng lượng calo tiêu thụ. Calo nạp vào cơ thể (calo in) một ngày gồm thức ăn, đồ uống. Calo tiêu thụ (calo out) là quá trình trao đổi chất, các hoạt động thông thường (kể cả hít thở hoặc ngủ) và việc tập thể dục.
Mỗi bữa ăn, My chế biến đa dạng và chỉ hạn chế dầu mỡ. Ví dụ, vào buổi sáng, cô ăn thịt bò xào kèm bông cải; cá vào buổi trưa; thịt vào bữa tối. Trong tháng đầu, cô giảm 11 kg.
Tháng thứ hai, My chuyển sang ăn gián đoạn 16:8, tức là ăn từ 6 đến 8 giờ và nhịn ăn trong 16-18 giờ còn lại. Tuy nhiên, cô áp dụng chế độ này vào hai ngày cuối tuần để cơ thể làm quen, còn lại vẫn duy trì cách ăn thâm hụt.
Sang tháng thứ ba, My ăn gián đoạn vào thứ 2,4,6 còn lại các ngày khác sẽ ăn thâm hụt. Các tháng sau, cô liên tục đổi chế độ ăn để tránh nhàm chán và không bị chững cân. Tuy nhiên, khi ăn thâm hụt, My giới hạn không quá 1600 kcal một ngày còn ăn gián đoạn thì luôn kết thúc trước 18h tối. Tuyệt đối không ăn sau 20h tối.
"Nhiều người nghĩ tôi bị đói bụng, song tôi luôn cố gắng ăn nhiều thịt cá trong ngày, tối đa 800 gr nên vẫn đủ năng lượng làm việc", người phụ nữ nói.
Ngoài ra, cô cho rằng không nhất thiết giảm cân là ăn ức gà hay chỉ luộc, hấp đồ ăn. My chỉ hạn chế tiêu thụ dầu mỡ và đồ ngọt. Khi bị chững cân, cô cho phép bản thân "ăn xả" (còn gọi ngày cheat day) để lấy lại năng lượng, sau đó tiếp tục giảm cân.
Nhờ đó, cô giảm được hơn 40 cm vòng bụng, tự tin lựa chọn quần áo. Huấn luyện viên Lãm đánh giá cô là học viên kỷ luật và có kết quả giảm cân đáng học hỏi.
Khi đến phòng tập, My nặng 96 kg. Hiện, cô giảm còn 53 kg. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngoài dinh dưỡng, My được hướng dẫn tập kháng lực để cải thiện cân nặng tốt hơn. "Do cơ địa yếu, thể lực kém, My mất khá nhiều thời gian để quen với cường độ", anh Lãm nói. Trong đó, bắp chân là phần khó giảm nhất do cơ địa "quả lê", do đó My tập thêm plank, cardio để tăng cơ, giảm mỡ nhanh hơn.
Sau 8 tháng, My giảm hơn 30 kg. Cô nói các chỉ số cơ thể tuy chưa hoàn hảo, song bản thân tự tin khi nắm vững quy tắc ăn uống để không bị tăng cân trở lại. Bà mẹ 2 con hiểu rõ giảm cân là hành trình lâu dài, cả tập luyện và ăn uống đều phải nỗ lực 100%.
Hiện, My vẫn kiên trì tập luyện 4 buổi một tuần, từ 1,5 đến hai tiếng để ngày càng khỏe, đẹp hơn.