Mentor là gì? Để trở thành mentor giỏi, bạn cần làm gì?

Nguyên Linh

Well-known member
Ngày nay, mọi người thường nói về tầm quan trọng của mentor trong bối cảnh phát triển cá nhân và sự nghiệp, và để tìm được một mentor phù hợp không phải là điều dễ dàng. Cùng The Sam House tìm hiểu về mentor là gì, công việc của mentor ra sao và đặc biệt là bí quyết để trở thành mentor giỏi nhé!

Mentor là gì?

Mentor hay còn gọi là người cố vấn, là người có thể hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn bạn trong việc phát triển con đường sự nghiệp và cuộc sống. Với vốn hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân họ sẽ giúp bạn phát triển và cải thiện bản thân.

Mentor có thể trở thành những người bạn tri kỷ hoặc kéo dài cho đến khi bạn đạt được mục tiêu.

Công việc của một mentor như thế nào?

Công việc của mentor là giúp bạn phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn. Điều này có thể liên quan đến việc giúp bạn đạt được các mục tiêu cá nhân hoặc nghề nghiệp, đưa ra những góc nhìn mới, chia sẻ những bài học quý giá trong cuộc sống,…

Trên thực tế, có rất nhiều hình thức cố vấn khác nhau, từ cá nhân đến nhóm. Cho dù bạn đang bắt đầu kinh doanh, đang bắt đầu sự nghiệp hay đã có một số kinh nghiệm kinh doanh, bạn đều có thể học được nhiều bài học từ mentor.

Diane Domeyer Kock, phó chủ tịch cấp cao và CEO giải pháp sáng tạo tại Robert Half cho biết: “Một mentor có thể đóng vai trò như một người cố vấn ở những thời điểm quan trọng trong suốt sự nghiệp của bạn. Họ có thể đưa ra hướng dẫn về định hướng nghề nghiệp hay quan điểm của người trong cuộc về doanh nghiệp, cũng như giới thiệu các mối quan hệ trong ngành.”

Vicki Salemi, một chuyên gia nghề nghiệp của nền tảng tìm kiếm việc làm nổi tiếng Monster, đã chỉ ra rằng: khi chúng ta đắm chìm trong sự nghiệp của chính mình, chúng ta rất dễ đánh mất tầm nhìn về bức tranh toàn cảnh. Mentor sẽ có đôi mắt sáng suốt hơn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sự nghiệp của bạn.

Những phẩm chất cần có ở mentor

Bản chất của một mentor tốt là người không nói cho bạn biết phải làm gì, nhưng sẽ hướng dẫn để bạn tự tìm ra điều đó.

Khi tìm kiếm một người mentor, có một số đặc điểm cần ghi nhớ bao gồm:

– Là một người biết lắng nghe.

– Biết cách đặt câu hỏi.

– Thể hiện sự đồng cảm.

– Câu trả lời mang tính gợi mở, động viên và hỗ trợ.

– Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và trung thực.

5 mô hình mentoring trong kinh doanh

Mô hình dựa trên nguồn lực


Mentoring dựa trên nguồn lực là việc mentor được thêm vào một danh sách cố vấn có sẵn, mentee tự chọn ra mentor phù hợp với mình. Việc mentee tự chọn sẽ khiến việc ghép đôi giữa mentor và mentee bị hạn chế

Mô hình theo nhóm

Với mô hình này, thường nhiều hơn hai mentor sẽ đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cho mentee. Mô hình này giúp những người tham gia có cảm giác được hỗ trợ và mang tính cộng đồng hơn, đồng thời đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về việc phát triển nghề nghiệp. Đối với các tổ chức đang tìm cách phát triển nhóm các nhà lãnh đạo tương lai thì mô hình này rất hiệu quả

Mô hình dựa trên đào tạo

Một mentor được chỉ định cho một mentee để giúp người đó phát triển các kỹ năng cụ thể được dạy trong chương trình. Mentoring dựa trên đào tạo sẽ bị hạn chế vì nó tập trung vào một kỹ năng cụ thể mà không giúp mentee phát triển rộng hơn. Mô hình này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp nhằm phát triển lực lượng lao động của họ.

Mô hình cho cấp quản lý/ điều hành

Đây có thể là cách hiệu quả nhất để tạo nên văn hóa mentor và trau dồi các kỹ năng, kiến thức trong toàn tổ chức. Đây cũng là một công cụ lập kế hoạch để tìm ra người kế nhiệm tiếp theo bởi nó ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám” có thể xảy ra khi quản lý cấp cao nghỉ hưu

--------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG MINARA
ĐỊA CHỈ:
- 182 Trần Bình Trọng, P.3, Q.5, Tp.HCM
- 27 Đường số 16, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại: 097.777.1060
Email: info@minara.vn
Website: www.minara.vn
 
Bên trên