Quang Minh
Well-known member
Thoa kem chống nắng, dưỡng ẩm cả ngày và đêm, hạn chế trang điểm, bổ sung rau xanh, hoa quả và nước lọc để da trắng sáng, mịn màng, hạn chế mụn.
Giáp Tết, nhiệt độ giảm, da dễ khô, nứt nẻ và mất nước, kích ứng, dễ nổi mụn, sần sùi. Môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi nấm phát triển gây bệnh nấm da. Mức độ bị ảnh hưởng phụ thuộc nhiều yếu tố như cấu tạo di truyền, loại da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bác sĩ Đỗ Kim Anh, Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hướng dẫn mẹo chăm sóc da cận Tết, như sau:
Thoa kem chống nắng
Bất kể trời nắng, mưa hay làm việc trong nhà, bạn đều tiếp xúc với tia UV hoặc ánh sáng xanh từ điện thoại và máy tính. Đây là tác nhân khiến da lão hóa, các tế bào chết sản sinh ra nhiều hơn, xỉn màu và mất đi vẻ tự nhiên láng mịn vốn có. Tia UVA vẫn có thể xuyên qua lớp mây và cửa kính, quần áo để tác động lên da, gây nên lão hóa, nếp nhăn...
Kem chống nắng không khiến cho da đẹp hơn tức thì nhưng giúp bảo vệ da, phòng tránh lão hóa hiệu quả. Nếu phải tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, bạn nên chọn kem có chỉ số SPF cao. Làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp thì cần loại có chỉ số SPF thấp hơn. Chỉ số an toàn là từ 15 trở lên (SPF 30 đối với làn da trắng), thoa lặp lại sau mỗi hai giờ. Sử dụng trên tất cả phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm tai, lưng, vai, mặt sau của đầu gối và chân.
Da đang điều trị mụn không nên dùng kem chống nắng.
Dưỡng ẩm
Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, da thường bị mất nước, bong tróc, kích ứng, viêm sưng. Da bị thô ráp gây đau đớn, ngứa, nứt nẻ...
Bạn cần lựa chọn chất dưỡng ẩm phù hợp với từng làn da cũng như là vị trí tổn thương mà mức độ khô da.
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm ngay sau khi tắm ba đến 5 phút để duy trì độ ẩm trên da, giúp khóa ẩm và tăng hiệu quả của sản phẩm.
Nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa cồn và sử dụng sữa rửa mặt không chứa xà phòng để đảm bảo lớp dầu tự nhiên luôn được duy trì trên da.
Lượng dưỡng ẩm sử dụng cho người lớn là 500-600 g/tuần, trẻ em 250-300 g/tuần. Ngoài ra, tùy theo tình trạng da khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng tăng hoặc giảm dưỡng ẩm.
Người bị viêm da cơ địa nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít nhất hai đến ba lần/ngày, tăng số lần nếu da khô nhiều. Nên chia đều số lần bôi kem dưỡng ẩm ra trong ngày để duy trì hiệu quả bảo vệ da của kem dưỡng ẩm.
Uống đủ nước
Ngoài ra, bạn nên bổ sung và uống đủ nước để da không bị khô. Uống từ 1,5 đến hai lít nước mỗi ngày. Hạn chế uống nước ngọt, rượu, bia, cà phê khiến da, khô hơn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin từ rau quả có lợi cho khả năng tái tạo da.
Bổ sung vitamin cho cơ thể, như vitamin B trong gà tây, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối giúp da khỏe mạnh, phục hồi làn da khô. Vitamin C từ cam quýt, ớt, cà chua tác dụng cho da mềm mại, trắng sáng, gia tăng sản xuất collagen chống lão hóa. Vitamin E trong đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt tăng cường độ ẩm cho da, chống oxy hóa, giảm sự hình thành sắc tố da.
Giáp Tết, nhiệt độ giảm, da dễ khô, nứt nẻ và mất nước, kích ứng, dễ nổi mụn, sần sùi. Môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi nấm phát triển gây bệnh nấm da. Mức độ bị ảnh hưởng phụ thuộc nhiều yếu tố như cấu tạo di truyền, loại da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bác sĩ Đỗ Kim Anh, Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hướng dẫn mẹo chăm sóc da cận Tết, như sau:
Thoa kem chống nắng
Bất kể trời nắng, mưa hay làm việc trong nhà, bạn đều tiếp xúc với tia UV hoặc ánh sáng xanh từ điện thoại và máy tính. Đây là tác nhân khiến da lão hóa, các tế bào chết sản sinh ra nhiều hơn, xỉn màu và mất đi vẻ tự nhiên láng mịn vốn có. Tia UVA vẫn có thể xuyên qua lớp mây và cửa kính, quần áo để tác động lên da, gây nên lão hóa, nếp nhăn...
Kem chống nắng không khiến cho da đẹp hơn tức thì nhưng giúp bảo vệ da, phòng tránh lão hóa hiệu quả. Nếu phải tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, bạn nên chọn kem có chỉ số SPF cao. Làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp thì cần loại có chỉ số SPF thấp hơn. Chỉ số an toàn là từ 15 trở lên (SPF 30 đối với làn da trắng), thoa lặp lại sau mỗi hai giờ. Sử dụng trên tất cả phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm tai, lưng, vai, mặt sau của đầu gối và chân.
Da đang điều trị mụn không nên dùng kem chống nắng.
Dưỡng ẩm
Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, da thường bị mất nước, bong tróc, kích ứng, viêm sưng. Da bị thô ráp gây đau đớn, ngứa, nứt nẻ...
Bạn cần lựa chọn chất dưỡng ẩm phù hợp với từng làn da cũng như là vị trí tổn thương mà mức độ khô da.
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm ngay sau khi tắm ba đến 5 phút để duy trì độ ẩm trên da, giúp khóa ẩm và tăng hiệu quả của sản phẩm.
Nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa cồn và sử dụng sữa rửa mặt không chứa xà phòng để đảm bảo lớp dầu tự nhiên luôn được duy trì trên da.
Lượng dưỡng ẩm sử dụng cho người lớn là 500-600 g/tuần, trẻ em 250-300 g/tuần. Ngoài ra, tùy theo tình trạng da khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng tăng hoặc giảm dưỡng ẩm.
Người bị viêm da cơ địa nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít nhất hai đến ba lần/ngày, tăng số lần nếu da khô nhiều. Nên chia đều số lần bôi kem dưỡng ẩm ra trong ngày để duy trì hiệu quả bảo vệ da của kem dưỡng ẩm.
Uống đủ nước
Ngoài ra, bạn nên bổ sung và uống đủ nước để da không bị khô. Uống từ 1,5 đến hai lít nước mỗi ngày. Hạn chế uống nước ngọt, rượu, bia, cà phê khiến da, khô hơn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin từ rau quả có lợi cho khả năng tái tạo da.
Bổ sung vitamin cho cơ thể, như vitamin B trong gà tây, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối giúp da khỏe mạnh, phục hồi làn da khô. Vitamin C từ cam quýt, ớt, cà chua tác dụng cho da mềm mại, trắng sáng, gia tăng sản xuất collagen chống lão hóa. Vitamin E trong đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt tăng cường độ ẩm cho da, chống oxy hóa, giảm sự hình thành sắc tố da.