KIEUMY
Bùi Kiều My
1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ gắt ngủ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ gắt ngủ
Tình trạng gắt ngủ hay khó ngủ ở trẻ rất thường xảy ra ở các gia đình có con nhỏ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, có nhiều nguyên nhân phổ biến như sau:
Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Để có một giấc ngủ lành mạnh thì bố mẹ phải tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ với lịch trình ngủ phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của trẻ và quan trọng là trình tự này phải diễn ra hàng ngày. Ở các độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh được khoảng 6 tuần đầu, bố mẹ nên để bé bú và ngủ bất cứ khi nào bé muốn. Vào ban đêm, cho trẻ thư giãn trước khi ngủ, bên cạnh đó phòng ngủ nên ít đèn, đủ tối và yên tĩnh sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Cho bé no bụng trước khi ngủ
Cho bé ăn no trước khi ngủ
Khi cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến các bé khó ngủ hoặc không thoải mái. Trước khi cho ngủ, các mẹ nên cho trẻ bú no vừa đủ. Khi có dấu hiệu buồn ngủ thì nhẹ nhàng vỗ về, xoa lưng trẻ rồi đặt xuống giường giúp cho trẻ dễ ngủ hơn rất nhiều.
Quan sát tín hiệu buồn ngủ của trẻ
Quan sát tín hiệu buồn ngủ của trẻ
Ở một số trường hợp bé quấy khóc là do quá buồn ngủ. Các mẹ nên chú ý các biểu hiện khi bé muốn đi ngủ như chớp mắt liên tục, ngáp, nắm chặt tay, không tập trung nhìn đờ đẫn, chán đồ chơi,... Lúc này, các bố mẹ nên cho bé bú no và đi ngủ ngay. Nếu để bé thức lâu, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.
Không rung, lắc khi bé ngủ
Không rung, lắc khi bé ngủ
Nhiều mẹ hiện nay có quan niệm rung lắc khi ru sẽ giúp con dễ giúp ngủ hơn. Tuy nhiên, các bé sẽ không ngủ được sâu khi áp dụng cách này và lâu ngày sẽ làm bé có hình thành thói quen xấu, phụ thuộc vào sự vỗ về, rung lắc khi ngủ. Vì thế, tốt nhất nên đặt bé ngủ trên giường một cách tự nhiên và an toàn.
Cho bé ngủ nơi quen thuộc
Cho bé ngủ nơi quen thuộc
Mặc dù còn rất nhỏ nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Do đó, bạn nên tạo cho bé thói quen ngủ lành mạnh. Cho bé ngủ đúng giờ, ở đúng nơi, đúng không gian quen thuộc để giấc ngủ của bé được đảm bảo chất lượng. Việc này cũng giúp cho trẻ thói quen tự ngủ trong phòng thay vì phải được ba mẹ bế trên tay để dỗ ngủ.
Tạo không gian ngủ thoải mái, đủ tối và yên tĩnh
Tạo không gian ngủ thoải mái, đủ tối và yên tĩnh
Một không gian thoải mái, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để cho bé có giấc ngủ ngon và đầy đủ. Bố mẹ không nên đặt các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… trong phòng ngủ của bé vì những thiết bị này có thể làm giảm tiết hormone melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Khi bé đang say giấc, nên hạn chế tiếng ồn tối đa, chú ý điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng vì những yếu tố này sẽ khiến trẻ khó chịu, dễ gắt ngủ.
Sử dụng các loại âm thanh lặp đi lặp lại
Sử dụng các loại âm thanh lặp đi lặp lại
Nhạc ru bé ngủ có thể mang lại lợi ích to lớn, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Bên cạnh việc các mẹ hát ru để dỗ bé ngủ thì có thể cho bé nghe các loại âm thanh có giai điệu nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại sẽ giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) để tạo cảm giác quen thuộc, an toàn, dễ đi vào giấc ngủ và loại bỏ tình trạng gắt ngủ cho bé.
Cho bé mặc quần áo thoải mái
Cho bé mặc quần áo thoải mái
Quần áo cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mặc quần áo đúng cách và thoải mái, bé sẽ ngủ ngon hơn rất nhiều. Do trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm nên cha mẹ cần lựa chọn những loại quần áo thoải mái, mềm mại và không có nhiều chi tiết rườm rà. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên kiểm tra thường xuyên để thay tã cho bé, và chọn những loại sản phẩm bỉm tã thấm hút tốt, chất liệu phù hợp với các bé để giúp bé ngủ ngon suốt đêm.
Bổ sung vitamin D, cho trẻ tắm nắng
Bổ sung vitamin D, cho trẻ tắm nắng
Việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp tổng hợp vitamin D giúp xương chắc khỏe mà còn giúp bé sớm phân biệt được ngày và đêm để nhanh hình thành chu kỳ sinh học trong giấc ngủ. Và đây còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn và ít gắt ngủ hơn nếu được bổ sung đầy đủ vitamin D. Nên cho trẻ phơi nắng vào buổi sáng sớm tầm 15-20 phút mỗi ngày, sẽ giúp cơ thể trẻ sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng gây buồn ngủ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ gắt ngủ
Tình trạng gắt ngủ hay khó ngủ ở trẻ rất thường xảy ra ở các gia đình có con nhỏ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, có nhiều nguyên nhân phổ biến như sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có giấc ngủ ngắn và rất dễ bị giật mình tỉnh giấc. Ở độ tuổi này trẻ phải mất một khoảng thời gian để làm quen và xây dựng với giờ giấc đi ngủ.
- Với trẻ sơ sinh chưa có khả năng giao tiếp với bố mẹ, nên khi đói trẻ sẽ quấy khóc và hay thức dậy đòi bú.
- Khi trẻ bị khó ngủ kéo dài, có thể đang mắc các bệnh lý như: thiếu canxi, nhiễm khuẩn đường hô hấp, béo phì,... Khi có các dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám ngay.
- Điều kiện bên ngoài cũng tác động rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nhiều trẻ nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,... Khi đó, trẻ dễ giật mình và khó đi vào giấc ngủ.
Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Để có một giấc ngủ lành mạnh thì bố mẹ phải tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ với lịch trình ngủ phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của trẻ và quan trọng là trình tự này phải diễn ra hàng ngày. Ở các độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh được khoảng 6 tuần đầu, bố mẹ nên để bé bú và ngủ bất cứ khi nào bé muốn. Vào ban đêm, cho trẻ thư giãn trước khi ngủ, bên cạnh đó phòng ngủ nên ít đèn, đủ tối và yên tĩnh sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Cho bé no bụng trước khi ngủ
Cho bé ăn no trước khi ngủ
Khi cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến các bé khó ngủ hoặc không thoải mái. Trước khi cho ngủ, các mẹ nên cho trẻ bú no vừa đủ. Khi có dấu hiệu buồn ngủ thì nhẹ nhàng vỗ về, xoa lưng trẻ rồi đặt xuống giường giúp cho trẻ dễ ngủ hơn rất nhiều.
Quan sát tín hiệu buồn ngủ của trẻ
Quan sát tín hiệu buồn ngủ của trẻ
Ở một số trường hợp bé quấy khóc là do quá buồn ngủ. Các mẹ nên chú ý các biểu hiện khi bé muốn đi ngủ như chớp mắt liên tục, ngáp, nắm chặt tay, không tập trung nhìn đờ đẫn, chán đồ chơi,... Lúc này, các bố mẹ nên cho bé bú no và đi ngủ ngay. Nếu để bé thức lâu, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.
Không rung, lắc khi bé ngủ
Không rung, lắc khi bé ngủ
Nhiều mẹ hiện nay có quan niệm rung lắc khi ru sẽ giúp con dễ giúp ngủ hơn. Tuy nhiên, các bé sẽ không ngủ được sâu khi áp dụng cách này và lâu ngày sẽ làm bé có hình thành thói quen xấu, phụ thuộc vào sự vỗ về, rung lắc khi ngủ. Vì thế, tốt nhất nên đặt bé ngủ trên giường một cách tự nhiên và an toàn.
Cho bé ngủ nơi quen thuộc
Cho bé ngủ nơi quen thuộc
Mặc dù còn rất nhỏ nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Do đó, bạn nên tạo cho bé thói quen ngủ lành mạnh. Cho bé ngủ đúng giờ, ở đúng nơi, đúng không gian quen thuộc để giấc ngủ của bé được đảm bảo chất lượng. Việc này cũng giúp cho trẻ thói quen tự ngủ trong phòng thay vì phải được ba mẹ bế trên tay để dỗ ngủ.
Tạo không gian ngủ thoải mái, đủ tối và yên tĩnh
Tạo không gian ngủ thoải mái, đủ tối và yên tĩnh
Một không gian thoải mái, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để cho bé có giấc ngủ ngon và đầy đủ. Bố mẹ không nên đặt các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… trong phòng ngủ của bé vì những thiết bị này có thể làm giảm tiết hormone melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Khi bé đang say giấc, nên hạn chế tiếng ồn tối đa, chú ý điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng vì những yếu tố này sẽ khiến trẻ khó chịu, dễ gắt ngủ.
Sử dụng các loại âm thanh lặp đi lặp lại
Sử dụng các loại âm thanh lặp đi lặp lại
Nhạc ru bé ngủ có thể mang lại lợi ích to lớn, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Bên cạnh việc các mẹ hát ru để dỗ bé ngủ thì có thể cho bé nghe các loại âm thanh có giai điệu nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại sẽ giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) để tạo cảm giác quen thuộc, an toàn, dễ đi vào giấc ngủ và loại bỏ tình trạng gắt ngủ cho bé.
Cho bé mặc quần áo thoải mái
Cho bé mặc quần áo thoải mái
Quần áo cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mặc quần áo đúng cách và thoải mái, bé sẽ ngủ ngon hơn rất nhiều. Do trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm nên cha mẹ cần lựa chọn những loại quần áo thoải mái, mềm mại và không có nhiều chi tiết rườm rà. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên kiểm tra thường xuyên để thay tã cho bé, và chọn những loại sản phẩm bỉm tã thấm hút tốt, chất liệu phù hợp với các bé để giúp bé ngủ ngon suốt đêm.
Bổ sung vitamin D, cho trẻ tắm nắng
Bổ sung vitamin D, cho trẻ tắm nắng
Việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp tổng hợp vitamin D giúp xương chắc khỏe mà còn giúp bé sớm phân biệt được ngày và đêm để nhanh hình thành chu kỳ sinh học trong giấc ngủ. Và đây còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn và ít gắt ngủ hơn nếu được bổ sung đầy đủ vitamin D. Nên cho trẻ phơi nắng vào buổi sáng sớm tầm 15-20 phút mỗi ngày, sẽ giúp cơ thể trẻ sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng gây buồn ngủ