Mẹo tập thể dục an toàn cho người bệnh tiểu đường

Nguyệt Phan

Well-known member
Tập thể dục là hoạt động nên có trong danh sách việc cần làm của bạn nếu bạn bị bệnh tiểu đường.


Lợi ích của việc tập thể dục đối với người bệnh tiểu đường loại 2

Tập thể dục với người bệnh tiểu đường mang lại nhiều lợi ích như giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu; đốt cháy mỡ thừa; tăng cường cơ bắp và xương; giúp hạ huyết áp; giảm mức cholesterol "xấu" LDL; tăng mức cholesterol "tốt" HDL; cải thiện lưu lượng máu; giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ; tăng cường năng lượng và tâm trạng; giải tỏa căng thẳng, theo chuyên trang y tế WebMD.
Sau đây, các chuyên gia chỉ ra mẹo tập thể dục đạt hiệu quả cao.
1. Lập danh sách các hoạt động yêu thích. Có rất nhiều lựa chọn và bạn không cần phải đến phòng tập thể dục. Khiêu vũ, yoga, đi bộ, bơi lội..., bất cứ hoạt động nào có thể làm tăng nhịp tim đều được. Nhưng bạn nhớ là đừng tập quá sức.
Người bệnh tiểu đường nên cẩn trọng với các môn thể thao mạo hiểm như leo núi hoặc lặn biển.
Mẹo tập thể dục an toàn cho người bệnh tiểu đường - Ảnh 1.
Hãy chọn một môn thể thao, hoạt động nào đó mà bạn yêu thích
Shutterstock
2. Được sự đồng ý của bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ xem bài tập có an toàn cho bạn không, có cần thay đổi bữa ăn, insulin hoặc thuốc trị tiểu đường không. Bác sĩ cũng có thể cho biết bạn nên tập vào thời điểm nào trong ngày.
3. Kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu muốn tập trong hơn 1 giờ, hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trong khi tập để biết liệu có cần ăn nhẹ hay không. Kiểm tra lượng đường trong máu sau mỗi lần tập để điều chỉnh nếu cần.
4. Mang theo carbs. Tập luyện có thể làm giảm lượng đường trong máu. Luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ chứa nhiều carbohydrate, như trái cây, phòng trường hợp lượng đường trong máu xuống thấp.
5. Hãy thoải mái. Nếu trước đây chưa tập, hãy bắt đầu với 10 phút tập mỗi lần. Dần dần lên 30 phút mỗi ngày. Ngừng tập nếu cảm thấy run, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, tim đập nhanh hoặc đau đầu, theo WebMD.
Mẹo tập thể dục an toàn cho người bệnh tiểu đường - Ảnh 2.
Tập sức mạnh ít nhất 2 lần một tuần. Có thể nâng tạ, chống đẩy, gập người hoặc ngồi xổm
Minh họa: Shutterstock
6. Tập luyện sức mạnh ít nhất 2 lần một tuần. Điều này giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu. Có thể nâng tạ, chống đẩy, gập người hoặc ngồi xổm. Tốt nhất nên tập với người hướng dẫn.
7. Biến thành thói quen. Tập thể dục, ăn uống và uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày để ngăn ngừa hạ đường huyết.


8. Tập với bạn. Tập với người biết rõ bạn bị tiểu đường và biết phải làm gì nếu bạn bị hạ đường huyết.
9. Chăm sóc đôi chân. Mang giày thể thao tốt và phù hợp với bài tập. Kiểm tra và làm sạch bàn chân hằng ngày để tìm vết phồng rộp hay vết loét, ngay cả vào ngày không tập thể dục. Hãy cho bác sĩ biết nếu thấy bất kỳ vấn đề gì ở chân.
10. Uống đủ nước. Uống nước trước, trong và sau khi tập, ngay cả khi không khát.
11. Dừng lại nếu đột nhiên bị đau. Cơ bắp bị đau nhẹ là bình thường, nhưng đau đột ngột thì phải dừng ngay. Tránh tập quá nhiều để không bị chấn thương, theo WebMD.
 
Bên trên