Mẹo trò chuyện với con cái theo từng độ tuổi: Đơn giản, hiệu quả tức thì

Nguyễn Mai

Well-known member
Bạn không thể áp dụng cách nói chuyện với một đứa trẻ 2-3 tuổi lên trẻ ở tuổi dậy thì được.
Tùy theo từng độ tuổi mà cha mẹ nên có cách nói chuyện phù hợp để con cái có thể lắng nghe, chia sẻ, tâm sự.

0-2 tuổi

- Chạm, âu yếm là hình thức giao tiếp đầu tiên với trẻ.

- Sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể để thể hiện điều mình muốn nói.

- Đáp lại những lời ê a của bé bằng một cuộc nói chuyện vui vẻ.

- Khuyến khích con nói chuyện lại bất chấp chúng chưa biết nói nhiều.


Mẹo trò chuyện với con cái theo từng độ tuổi: Đơn giản, hiệu quả tức thì - 1




3-5 tuổi

- Dành cho con sự chú ý và tập trung hoàn toàn mỗi khi con nói chuyện với mình.

- Chú ý tới giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của mình.

- Giúp con diễn tả cảm xúc của mình bằng lời nói.

- Giúp con điều chỉnh cảm xúc của mình.

- Đưa ra những lựa chọn, giải thích ngắn ngọn, đơn giản.

6-11 tuổi

- Dành nhiều thời gian để trò chuyện với con.

- Nói chuyện với con một cách tôn trọng. Dù con không đáp lại thì vẫn nói chuyện một cách bình tĩnh.

- Lắng nghe con nói nhiều hơn, không lặp đi lặp lại những điều mình từng nói.

- Cho phép con đưa ra những ý kiến riêng của bản thân về các quy tắc trong gia đình.

- Cười với con và thừa nhận lỗi sai của mình.

Mẹo trò chuyện với con cái theo từng độ tuổi: Đơn giản, hiệu quả tức thì - 2

12-18 tuổi

- Nói chuyện với con một cách tôn trọng, không làm con mất mặt trước người khác.

- Tìm các cơ hội để trò chuyện với con như khi đang lái xe, lúc xem TV.

- Tôn trọng quyền riêng tư của con, giữ bí mật cho con. Thể hiện sự tin tưởng và khuyến khích con tâm sự với mình.

- Tôn trọng một thiếu niên mới lớn như một người trưởng thành.

- Bớt cằn nhằn, nói nhiều, can thiệp quá mức vào cuộc sống riêng tư của con.
 
Bên trên