Meta muốn sản xuất thiết bị 'vũ trụ ảo' ở Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
MỸ tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện Meta nói muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có việc sản xuất thiết bị metaverse.

Việc sản xuất thiết bị metaverse là một trong những điểm nhấn trong hoạt động hợp tác với Việt Nam, được Meta điểm lại khi gặp Thủ tướng, ngày 18/9.

Theo Phó Chủ tịch phụ trách chính sách công của Meta - Joel Kaplan, trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, tập đoàn này đã bắt đầu sản xuất tại Việt Nam một số thiết bị cho "vũ trụ ảo" (metaverse). Tuy nhiên, việc này đã bị gián đoạn do đại dịch. "Tập đoàn muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có việc tiếp tục sản xuất các thiết bị của metaverse cho những năm tới", ông Kaplan nói.

Thủ tướng cùng đại diện Meta trải nghiệm công nghệ thực tế ảo. Ảnh: Dương Giang


Thủ tướng cùng đại diện Meta trải nghiệm công nghệ thực tế ảo. Ảnh: Dương Giang

Meta, trước đây có tên Facebook, là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia, sở hữu và vận hành Facebook, Instagram, Threads và WhatsApp. Năm 2022, tập đoàn này đạt doanh thu 116,6 tỷ USD, là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới. Tại Việt Nam, Facebook cũng là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất.

Ngoài việc sản xuất thiết bị metaverse, Phó chủ tịch Meta cũng nhắc đến một số hoạt động hợp tác tại Việt Nam như ký biên bản ghi nhớ với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) về việc thúc đẩy các hoạt động về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam; hợp tác với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy hoạt động fanpage, tăng lên 4,2 triệu lượt theo dõi, trở thành fanpage thành công nhất so với các quốc gia trong khu vực.


Thời gian tới, Meta sẽ hợp tác nhiều hơn với các cơ quan phía Việt Nam, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ của Việt Nam tiếp cận khách hàng, đào tạo nhân lực chuyển đổi số.

Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa xác lập, Việt Nam - Mỹ đã xác định hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá mới trong quan hệ song phương, nhất trí hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp.

Thủ tướng hoan nghênh việc Meta tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thời gian tới với Trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam (NIC) cũng như các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam trên tinh thần cùng thắng, khai thác tốt nhất thị trường Việt Nam với 100 triệu dân.

Ông cho rằng tương lai của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ phụ thuộc rất lớn vào khả năng hiện thực hóa các tiềm năng và cơ hội giữa các doanh nghiệp hai nước, nhằm phát triển đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực ưu tiên.

Phó chủ tịch Meta Joel Kaplan (thứ tư từ phải sang) đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn Việt Nam tại trụ sở Meta. Ảnh: Dương Giang

Phó chủ tịch Meta Joel Kaplan (thứ tư từ phải sang) đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn Việt Nam tại trụ sở Meta. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng tin tưởng các hoạt động hợp tác với Meta sẽ ngày càng hiệu quả, thực chất hơn, nhất là trong các lĩnh vực chủ chốt như kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, nội dung số, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ông mong Meta tiếp tục cung cấp cho phía Việt Nam các giải pháp công nghệ, chuyển giao công nghệ nhiều hơn; đồng thời hợp tác về tài chính để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số; hợp tác nâng cao năng lực quản trị trong các lĩnh vực mà Meta có thế mạnh.

Ngoài ra, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, phòng chống tội phạm mạng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và tăng cường cung cấp những thông tin tích cực, chính xác về quan hệ hai nước là vấn đề được Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Bên trên