Từ Minh Quân
Well-known member
Công nghệ sử dụng lớp vi thấu kính giúp TV của LG có độ sáng cao hơn 70% và chỉ số đỉnh sáng thực tế có thể đạt 2.000 nit.
Năm ngoái, chuyên trang đánh giá TV nổi tiếng Rtings chọn Samsung S95B là TV OLED tốt nhất năm. Đây được coi là cú sốc với LG - thương hiệu gắn liền công nghệ này nhiều năm, trong khi S95B là TV OLED đầu tiên được Samsung tung ra thị trường.
Tuy nhiên, LG đã đáp trả thành công khi mẫu G3 năm nay lấy lại được ngôi vị sau các bài đánh giá, đo kiểm và so sánh thực tế của Rtings. Theo chuyên trang này, một trong những điểm tạo nên sự khác biệt lớn chính là công nghệ MLA.
LG OLED G3. Ảnh: Tuấn Hưng
MLA (Micro Lens Array) là công nghệ sử dụng thêm một lớp vi thấu kính xếp trên các điểm ảnh OLED thông thường. Nhờ kích thước siêu nhỏ, nhà sản xuất cho biết có thể đặt 5.000 vi thấu kính trên một điểm ảnh. Ví dụ, với một mẫu TV OLED kích thước 77 inch độ phân giải 4K, số lượng vi thấu kính có thể lên tới 42,4 tỷ.
Ưu điểm của công nghệ mới là khả năng tăng độ sáng - điểm yếu cố hữu của tấm nền OLED. Việc tăng sáng theo cách thông thường có thể khiến TV OLED gặp hiện tượng lưu ảnh (burn-in) sau thời gian ngắn sử dụng. MLA khắc phục vấn đề này. Thay vì ép các thành phần điểm ảnh sáng hơn, lớp vi thấu kính tập trung lượng ánh sáng của điểm ảnh phát ra, giúp tăng độ sáng tự nhiên.
Lớp vi thấu kính xếp trên mỗi điểm ảnh OLED. Ảnh: LG
Với mẫu OLED G3 mới nhất, MLA được kiểm soát bởi thuật toán tăng cường độ sáng Meta Boosting. Model này có thể đạt đỉnh sáng 2.000 nit trong một số trường hợp. Ở điều kiện xem thông thường, độ sáng tối đa là 1.500 nit, gấp rưỡi model trước đó là G2 với 1.000 nit.
Kết quả đo thực tế cho thấy G3 đạt đỉnh sáng 1.467 cd/m2 khi đo ở 2% diện tích màn hình, 1.454 cd/m2 ở 10% diện tích màn hình và 213 cd/m2 khi đo trên toàn màn hình. Mức này cao hơn 50% so với model có độ sáng tốt thứ hai hiện nay là S95B của Samsung, với chỉ số lần lượt là 1.028, 1.026 và 21 cd/m2.
Ngoài tăng độ sáng, MLA cũng giúp G3 cải thiện 30% về góc nhìn và xử lý hiện tượng phản chiếu tốt hơn. Đây được coi là giải pháp khác biệt của LG so với Samsung khi công ty đồng hương tích hợp QD-OLED - tấm nền sử dụng công nghệ chấm lượng tử để cải thiện độ sáng và màu sắc.
MLA giúp giải bài toán tăng độ sáng nhưng không tăng nguy cơ burn-in trên TV OLED. Ảnh: Tuấn Hưng
Công nghệ MLA hiện mới chỉ được áp dụng trên mẫu G3. Một nhà sản xuất khác cũng đã ứng dụng trên sản phẩm của mình là Panasonic với mẫu MZ2000 nhưng vẫn chưa tới tay người dùng. Trong năm 2024, LG có thể mở rộng thêm dòng C với tấm nền OLED công nghệ MLA.
TV OLED G3 hiện có bốn lựa chọn kích thước màn hình tại Việt Nam gồm 55, 65, 77 và 83 inch với giá khởi điểm 54,9 triệu đồng. Model chủ lực 65 inch có giá 69,9 triệu đồng, thấp hơn 20% so với G2 năm ngoái. Nâng cấp công nghệ nhưng chính sách giá mới rẻ hơn cho thấy LG đang muốn gây áp lực lên đối thủ trong mảng TV OLED là Samsung.
Năm ngoái, chuyên trang đánh giá TV nổi tiếng Rtings chọn Samsung S95B là TV OLED tốt nhất năm. Đây được coi là cú sốc với LG - thương hiệu gắn liền công nghệ này nhiều năm, trong khi S95B là TV OLED đầu tiên được Samsung tung ra thị trường.
Tuy nhiên, LG đã đáp trả thành công khi mẫu G3 năm nay lấy lại được ngôi vị sau các bài đánh giá, đo kiểm và so sánh thực tế của Rtings. Theo chuyên trang này, một trong những điểm tạo nên sự khác biệt lớn chính là công nghệ MLA.
LG OLED G3. Ảnh: Tuấn Hưng
MLA (Micro Lens Array) là công nghệ sử dụng thêm một lớp vi thấu kính xếp trên các điểm ảnh OLED thông thường. Nhờ kích thước siêu nhỏ, nhà sản xuất cho biết có thể đặt 5.000 vi thấu kính trên một điểm ảnh. Ví dụ, với một mẫu TV OLED kích thước 77 inch độ phân giải 4K, số lượng vi thấu kính có thể lên tới 42,4 tỷ.
Ưu điểm của công nghệ mới là khả năng tăng độ sáng - điểm yếu cố hữu của tấm nền OLED. Việc tăng sáng theo cách thông thường có thể khiến TV OLED gặp hiện tượng lưu ảnh (burn-in) sau thời gian ngắn sử dụng. MLA khắc phục vấn đề này. Thay vì ép các thành phần điểm ảnh sáng hơn, lớp vi thấu kính tập trung lượng ánh sáng của điểm ảnh phát ra, giúp tăng độ sáng tự nhiên.
Lớp vi thấu kính xếp trên mỗi điểm ảnh OLED. Ảnh: LG
Với mẫu OLED G3 mới nhất, MLA được kiểm soát bởi thuật toán tăng cường độ sáng Meta Boosting. Model này có thể đạt đỉnh sáng 2.000 nit trong một số trường hợp. Ở điều kiện xem thông thường, độ sáng tối đa là 1.500 nit, gấp rưỡi model trước đó là G2 với 1.000 nit.
Kết quả đo thực tế cho thấy G3 đạt đỉnh sáng 1.467 cd/m2 khi đo ở 2% diện tích màn hình, 1.454 cd/m2 ở 10% diện tích màn hình và 213 cd/m2 khi đo trên toàn màn hình. Mức này cao hơn 50% so với model có độ sáng tốt thứ hai hiện nay là S95B của Samsung, với chỉ số lần lượt là 1.028, 1.026 và 21 cd/m2.
Ngoài tăng độ sáng, MLA cũng giúp G3 cải thiện 30% về góc nhìn và xử lý hiện tượng phản chiếu tốt hơn. Đây được coi là giải pháp khác biệt của LG so với Samsung khi công ty đồng hương tích hợp QD-OLED - tấm nền sử dụng công nghệ chấm lượng tử để cải thiện độ sáng và màu sắc.
MLA giúp giải bài toán tăng độ sáng nhưng không tăng nguy cơ burn-in trên TV OLED. Ảnh: Tuấn Hưng
Công nghệ MLA hiện mới chỉ được áp dụng trên mẫu G3. Một nhà sản xuất khác cũng đã ứng dụng trên sản phẩm của mình là Panasonic với mẫu MZ2000 nhưng vẫn chưa tới tay người dùng. Trong năm 2024, LG có thể mở rộng thêm dòng C với tấm nền OLED công nghệ MLA.
TV OLED G3 hiện có bốn lựa chọn kích thước màn hình tại Việt Nam gồm 55, 65, 77 và 83 inch với giá khởi điểm 54,9 triệu đồng. Model chủ lực 65 inch có giá 69,9 triệu đồng, thấp hơn 20% so với G2 năm ngoái. Nâng cấp công nghệ nhưng chính sách giá mới rẻ hơn cho thấy LG đang muốn gây áp lực lên đối thủ trong mảng TV OLED là Samsung.