Minh Thư
Well-known member
Hiểu về chức năng điều tiết của đôi mắt
Đôi mắt của chúng ta có cơ chế hoạt động tương tự như một chiếc máy ảnh.
Mắt có hệ "thấu kính" bao gồm giác mạc và thủy tinh thể. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thủy tinh (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính) để giữ cho ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc vùng hoàng điểm.
Để có thể nhìn được vật ở gần, mắt chúng ta phải điều tiết, cơ chế này giống như chức năng điều chỉnh trong máy ảnh. Sự điều tiết này liên tục diễn ra cho đến khi chúng ta nhắm mắt. Khi nhìn một vật gì đó ở cự ly gần, kéo dài và thường xuyên, cơ thể mi phải hoạt động thường xuyên nên gây ra tình trạng mỏi mắt do điều tiết.
Nhận biết mỏi mắt do điều tiết
Mỏi mắt do điều tiết là tình trạng mắt nhìn không rõ hình ảnh, nhìn mờ đặc biệt khi nhìn xa, lúc rõ lúc mờ, các biểu hiện đi kèm như nhức và đỏ mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Nguyên nhân gây ra mỏi mắt do điều tiết
Hiện tượng mỏi mắt thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như sử dụng thiết bị kỹ thuật số thường xuyên, nhìn gần kéo dài đặc biệt trong điều kiện thiếu ánh sáng, tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh hoặc ánh sáng chói, mắc tật khúc xạ: lão thị, viễn thị..., hay do căng thẳng hoặc mệt mỏi. Vì vậy mỏi mắt là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải.
Các cách đơn giản để bảo vệ mắt
Bạn cần tuân thủ những cách chữa mỏi điều tiết mắt sau đây để giúp đôi mắt sáng, khoẻ mạnh hơn.
1. Thay đổi thói quen hàng ngày
- Chú ý ánh sáng xung quanh
Tình trạng mỏi mắt rất dễ xảy ra khi bạn thường xuyên làm việc, học tập trong điều kiện thiếu sáng bởi mắt phải điều tiết theo độ sáng của màn hình và bóng tối xung quanh. Điều kiện lý tưởng nhất khi làm việc với máy tính là bạn nên ngồi trong phòng sáng, tốt nhất là gần cửa sổ nơi có ánh sáng tự nhiên. Nên sắp xếp máy tính về một bên cửa sổ và giảm bớt ánh sáng bằng cách kéo rèm, không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màn hình và mắt.
Chú ý đảm bảo ánh sáng khi học bài, làm việc để bảo vệ mắt
- Thay đổi tư thế ngồi
Nếu thường xuyên tiếp xúc với máy tính, hãy điều chỉnh khoảng cách từ màn hình máy tính đến mắt trong khoảng từ 45 - 70 cm. Tâm điểm màn hình cần nằm thấp hơn tầm mắt của bạn và chếch khoảng 10 - 15 độ để đầu, cổ được thoải mái. Lưu ý thả lỏng dáng ngồi, sử dụng ghế có tựa lưng để tránh nhức mỏi khi thời gian làm việc kéo dài.
2. Áp dụng những phương pháp phù hợp để cải thiện
- Quy tắc 20 - 20 - 20 để thư giãn mắt
Sau 20 phút làm việc hãy để mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn vào cây xanh hoặc đồ vật ở xa với khoảng cách 20 feet (khoảng 6m). Động tác phóng tầm mắt ra xa sẽ giúp thư giãn cơ thể mi của mắt, từ đó xoa dịu cơn mệt mỏi.
- Bài tập thể dục cho đôi mắt sáng khỏe
Bước 1: Lần lượt đưa mắt nhìn lên trên, nhìn xuống dưới, nhìn bên trái, nhìn bên phải, mỗi lần thực hiện kéo dài 3 giây (lặp lại 3 lần)
Bước 2: Nhìn chéo lên phải 3 giây, tiếp tục nhìn chéo dưới bên trái 3 giây (lặp lại 3 lần)
Bước 3: Đảo mắt 1 vòng bên phải 3 giây, sau đó đảo mắt 1 vòng bên trái 3 giây. Chớp mắt vài lần
Bước 4: Nhắm chặt mắt trong 10 giây, thư giãn mắt
Bước 5: Mở mắt to trong 10 giây, tiếp tục chớp mở mắt
Bước 6: Cuối cùng xoa lòng bàn tay vào nhau, áp lên mắt để mắt được thư giãn tối đa\
- Bật chế độ night shift trên điện thoại
Cách khác để giảm mỏi mắt khi sử dụng điện thoại là bật chế độ “night shift”. Chế độ này sẽ giảm các tia sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại. Nhờ vậy, màn hình thiết bị trở nên vàng ấm và trông dịu mắt hơn. Việc chuyển màu màn hình sang gam vàng giúp người dùng đỡ mỏi mắt khi sử dụng điện thoại trong trời tối và hạn chế việc ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bật chế độ night shift trên điện thoại giúp dịu mắt hơn
3. Sử dụng dung dịch nhỏ mắt chứa Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Vitamin B12 cần thiết cho dây thần kinh thị giác để truyền thông tin và tín hiệu chính xác từ mắt đến não của bạn. Nếu thiếu hụt Vitamin B12 có thể gây tổn hại dây thần kinh thị giác, thậm chí làm giảm thị lực.
Khi mắt bạn nhìn mờ kèm theo nhức mỏi, rất có thể đôi mắt bạn cần nhiều Vitamin B12 hơn. Để cải thiện tình trạng mỏi mắt do điều tiết, bạn có thể bổ sung Vitamin B12 cho mắt từ thực phẩm dinh dưỡng hoặc dung dịch nhỏ mắt.
Đôi mắt của chúng ta có cơ chế hoạt động tương tự như một chiếc máy ảnh.
Mắt có hệ "thấu kính" bao gồm giác mạc và thủy tinh thể. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thủy tinh (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính) để giữ cho ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc vùng hoàng điểm.
Để có thể nhìn được vật ở gần, mắt chúng ta phải điều tiết, cơ chế này giống như chức năng điều chỉnh trong máy ảnh. Sự điều tiết này liên tục diễn ra cho đến khi chúng ta nhắm mắt. Khi nhìn một vật gì đó ở cự ly gần, kéo dài và thường xuyên, cơ thể mi phải hoạt động thường xuyên nên gây ra tình trạng mỏi mắt do điều tiết.
Nhận biết mỏi mắt do điều tiết
Mỏi mắt do điều tiết là tình trạng mắt nhìn không rõ hình ảnh, nhìn mờ đặc biệt khi nhìn xa, lúc rõ lúc mờ, các biểu hiện đi kèm như nhức và đỏ mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Nguyên nhân gây ra mỏi mắt do điều tiết
Hiện tượng mỏi mắt thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như sử dụng thiết bị kỹ thuật số thường xuyên, nhìn gần kéo dài đặc biệt trong điều kiện thiếu ánh sáng, tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh hoặc ánh sáng chói, mắc tật khúc xạ: lão thị, viễn thị..., hay do căng thẳng hoặc mệt mỏi. Vì vậy mỏi mắt là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải.
Các cách đơn giản để bảo vệ mắt
Bạn cần tuân thủ những cách chữa mỏi điều tiết mắt sau đây để giúp đôi mắt sáng, khoẻ mạnh hơn.
1. Thay đổi thói quen hàng ngày
- Chú ý ánh sáng xung quanh
Tình trạng mỏi mắt rất dễ xảy ra khi bạn thường xuyên làm việc, học tập trong điều kiện thiếu sáng bởi mắt phải điều tiết theo độ sáng của màn hình và bóng tối xung quanh. Điều kiện lý tưởng nhất khi làm việc với máy tính là bạn nên ngồi trong phòng sáng, tốt nhất là gần cửa sổ nơi có ánh sáng tự nhiên. Nên sắp xếp máy tính về một bên cửa sổ và giảm bớt ánh sáng bằng cách kéo rèm, không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màn hình và mắt.
Chú ý đảm bảo ánh sáng khi học bài, làm việc để bảo vệ mắt
- Thay đổi tư thế ngồi
Nếu thường xuyên tiếp xúc với máy tính, hãy điều chỉnh khoảng cách từ màn hình máy tính đến mắt trong khoảng từ 45 - 70 cm. Tâm điểm màn hình cần nằm thấp hơn tầm mắt của bạn và chếch khoảng 10 - 15 độ để đầu, cổ được thoải mái. Lưu ý thả lỏng dáng ngồi, sử dụng ghế có tựa lưng để tránh nhức mỏi khi thời gian làm việc kéo dài.
2. Áp dụng những phương pháp phù hợp để cải thiện
- Quy tắc 20 - 20 - 20 để thư giãn mắt
Sau 20 phút làm việc hãy để mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn vào cây xanh hoặc đồ vật ở xa với khoảng cách 20 feet (khoảng 6m). Động tác phóng tầm mắt ra xa sẽ giúp thư giãn cơ thể mi của mắt, từ đó xoa dịu cơn mệt mỏi.
- Bài tập thể dục cho đôi mắt sáng khỏe
Bước 1: Lần lượt đưa mắt nhìn lên trên, nhìn xuống dưới, nhìn bên trái, nhìn bên phải, mỗi lần thực hiện kéo dài 3 giây (lặp lại 3 lần)
Bước 2: Nhìn chéo lên phải 3 giây, tiếp tục nhìn chéo dưới bên trái 3 giây (lặp lại 3 lần)
Bước 3: Đảo mắt 1 vòng bên phải 3 giây, sau đó đảo mắt 1 vòng bên trái 3 giây. Chớp mắt vài lần
Bước 4: Nhắm chặt mắt trong 10 giây, thư giãn mắt
Bước 5: Mở mắt to trong 10 giây, tiếp tục chớp mở mắt
Bước 6: Cuối cùng xoa lòng bàn tay vào nhau, áp lên mắt để mắt được thư giãn tối đa\
- Bật chế độ night shift trên điện thoại
Cách khác để giảm mỏi mắt khi sử dụng điện thoại là bật chế độ “night shift”. Chế độ này sẽ giảm các tia sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại. Nhờ vậy, màn hình thiết bị trở nên vàng ấm và trông dịu mắt hơn. Việc chuyển màu màn hình sang gam vàng giúp người dùng đỡ mỏi mắt khi sử dụng điện thoại trong trời tối và hạn chế việc ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bật chế độ night shift trên điện thoại giúp dịu mắt hơn
3. Sử dụng dung dịch nhỏ mắt chứa Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Vitamin B12 cần thiết cho dây thần kinh thị giác để truyền thông tin và tín hiệu chính xác từ mắt đến não của bạn. Nếu thiếu hụt Vitamin B12 có thể gây tổn hại dây thần kinh thị giác, thậm chí làm giảm thị lực.
Khi mắt bạn nhìn mờ kèm theo nhức mỏi, rất có thể đôi mắt bạn cần nhiều Vitamin B12 hơn. Để cải thiện tình trạng mỏi mắt do điều tiết, bạn có thể bổ sung Vitamin B12 cho mắt từ thực phẩm dinh dưỡng hoặc dung dịch nhỏ mắt.