Ngọc Vàng
Well-known member
- Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, thị trấn mù sương Sa Pa còn “hút hồn” du khách bằng những món ăn đặc sắc của người dân bản địa.
Dưới đây là top 8 món ăn ở Sa Pa khiến bất kỳ ai ăn rồi cũng nhớ mãi:
Cốn sủi
Cốn sủi là món ăn dùng mì dẹt hơi giống bánh phở, nhưng không ăn với nước lèo mà ăn kèm nước sốt sánh, thơm nức mũi. Một bát cốn sủi sẽ có mì, khoai rán giòn, thịt ba chỉ và trứng luộc. Bạn chỉ cần nêm thêm tiêu, ớt cho đậm vị rồi ăn kèm ít rau bạc hà thơm nồng là cốn sủi sẽ trở thành món ăn gây thương nhớ khi tới Sa Pa.
Cốn sủi.
Cốn sủi ông Há là địa điểm quen thuộc của các “thổ địa” tại Sa Pa, vì mì được nhào bột và cán bằng tay, tạo nên một hương vị rất riêng.
Phở chua
Phở chua là món phở trộn được chế biến khá đơn giản nhưng là một món ăn ngon ở Sa Pa, mang đặc trưng hương vị phố núi. Món ăn gồm bánh phở, thịt xá xíu, dưa chua, xoài, đậu phộng rang, rau thơm và một chút hành phi. Khi ăn, bạn sẽ trộn đều lên để nước sốt thấm đẫm từng sợi phở.
Phở chua.
Bún chả
Bún chả là một loại bún nước nóng hổi, nước dùng có vị chua thanh của mẻ, ngọt từ nước hầm xương và cà chua xào. Chả ở đây bao gồm chả chiên, chả cá, thịt nướng (chả nướng) và mọc.
Bún chả.
Cá hồi
Với khí hậu ôn đới và nhiệt độ thấp, người dân Sa Pa đã thành công trong việc nuôi cá hồi vân. Cá hồi Sa Pa không quá béo nhưng chắc thịt, có màu hồng cam bắt mắt. Các món ngon từ cá hồi Sa Pa thì vô vàn như sashimi chấm nước tương và mù tạt, gỏi cá hồi, cá nướng mọi... nhưng món ăn làm du khách nhung nhớ nhất phải kể đến lẩu cá hồi.
Cá hồi.
Miếng thịt cá tươi rói nhúng vào nước lẩu nóng hổi chua ngọt, ăn kèm chút rau tươi Tây Bắc chắc chắn là món ăn phù hợp nhất cho một buổi tối lạnh giá.
Gà đen
Gà đen còn được biết đến với cái tên gà ác, một giống gà đặc trưng của Tây Bắc được người Mông nuôi thả vườn. Gà đen khá bé, chỉ tầm 300g - 1kg, da, thịt và xương đều có màu đen tuyền. Thịt gà đen thường chắc, thơm ngon, dai sần sật, không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được coi là một bài thuốc trong Đông Y.
Gà đen.
Có khá nhiều cách chế biến gà đen, như gà tần, luộc, trong đó gà đen nướng mật ong là món ngon Sa Pa nổi tiếng. Bạn có thể bỏ lỡ một vài trải nghiệm ở phố núi, nhưng đừng bỏ lỡ một đĩa gà ác nướng mật ăn với chút lá bạc hà và muối tiêu chanh.
Thắng cố
Nếu bạn đi Sa Pa mà chưa thử món thắng cố thì thật là một thiếu sót lớn. Thắng cố thường được làm chủ yếu từ ngựa, nhưng cũng có thể từ bò và trâu. Thịt và nội tạng ngựa sẽ được thái vuông, nấu cùng với 12 loại gia vị, trong đó có thảo quả, quế chi, sả, gừng...
Thắng cố.
Thắng cố thường được nấu trong một chiếc chảo lớn, khi ăn múc ra nồi lẩu và ăn kèm các loại rau nhúng như cải mèo, ngồng su hào hoặc cải lẩu.
Bánh hạt dẻ
Vị thơm bùi mộc mạc đã khiến bánh hạt dẻ Sa Pa trở thành một trong những món ăn ưa thích của du khách trong vài năm gần đây. Phần vỏ ngoài của bánh được làm từ bột mì; nhân bánh là hạt dẻ xay nhuyễn, trộn cùng một chút đường rồi rán vàng ươm trên chảo dầu.
Bánh hạt dẻ.
Thịt gác bếp
Người Thái Đen tạo nên cách bảo quản thịt này để có lương thực dự trữ trong những ngày đi rừng hoặc mùa mưa kéo dài.
Thịt gác bếp.
Vị đặc trưng của thịt gác bếp được tạo ra bởi lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) không nơi nào có. Chính điều này đã làm thịt gác bếp trở nên độc nhất vô nhị và là món ngon Sa Pa được du khách chuộng mua về làm quà.
HÀ MY(tổng hợp)
Dưới đây là top 8 món ăn ở Sa Pa khiến bất kỳ ai ăn rồi cũng nhớ mãi:
Cốn sủi
Cốn sủi là món ăn dùng mì dẹt hơi giống bánh phở, nhưng không ăn với nước lèo mà ăn kèm nước sốt sánh, thơm nức mũi. Một bát cốn sủi sẽ có mì, khoai rán giòn, thịt ba chỉ và trứng luộc. Bạn chỉ cần nêm thêm tiêu, ớt cho đậm vị rồi ăn kèm ít rau bạc hà thơm nồng là cốn sủi sẽ trở thành món ăn gây thương nhớ khi tới Sa Pa.
Cốn sủi.
Cốn sủi ông Há là địa điểm quen thuộc của các “thổ địa” tại Sa Pa, vì mì được nhào bột và cán bằng tay, tạo nên một hương vị rất riêng.
Phở chua
Phở chua là món phở trộn được chế biến khá đơn giản nhưng là một món ăn ngon ở Sa Pa, mang đặc trưng hương vị phố núi. Món ăn gồm bánh phở, thịt xá xíu, dưa chua, xoài, đậu phộng rang, rau thơm và một chút hành phi. Khi ăn, bạn sẽ trộn đều lên để nước sốt thấm đẫm từng sợi phở.
Phở chua.
Bún chả
Bún chả là một loại bún nước nóng hổi, nước dùng có vị chua thanh của mẻ, ngọt từ nước hầm xương và cà chua xào. Chả ở đây bao gồm chả chiên, chả cá, thịt nướng (chả nướng) và mọc.
Bún chả.
Cá hồi
Với khí hậu ôn đới và nhiệt độ thấp, người dân Sa Pa đã thành công trong việc nuôi cá hồi vân. Cá hồi Sa Pa không quá béo nhưng chắc thịt, có màu hồng cam bắt mắt. Các món ngon từ cá hồi Sa Pa thì vô vàn như sashimi chấm nước tương và mù tạt, gỏi cá hồi, cá nướng mọi... nhưng món ăn làm du khách nhung nhớ nhất phải kể đến lẩu cá hồi.
Cá hồi.
Miếng thịt cá tươi rói nhúng vào nước lẩu nóng hổi chua ngọt, ăn kèm chút rau tươi Tây Bắc chắc chắn là món ăn phù hợp nhất cho một buổi tối lạnh giá.
Gà đen
Gà đen còn được biết đến với cái tên gà ác, một giống gà đặc trưng của Tây Bắc được người Mông nuôi thả vườn. Gà đen khá bé, chỉ tầm 300g - 1kg, da, thịt và xương đều có màu đen tuyền. Thịt gà đen thường chắc, thơm ngon, dai sần sật, không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được coi là một bài thuốc trong Đông Y.
Gà đen.
Có khá nhiều cách chế biến gà đen, như gà tần, luộc, trong đó gà đen nướng mật ong là món ngon Sa Pa nổi tiếng. Bạn có thể bỏ lỡ một vài trải nghiệm ở phố núi, nhưng đừng bỏ lỡ một đĩa gà ác nướng mật ăn với chút lá bạc hà và muối tiêu chanh.
Thắng cố
Nếu bạn đi Sa Pa mà chưa thử món thắng cố thì thật là một thiếu sót lớn. Thắng cố thường được làm chủ yếu từ ngựa, nhưng cũng có thể từ bò và trâu. Thịt và nội tạng ngựa sẽ được thái vuông, nấu cùng với 12 loại gia vị, trong đó có thảo quả, quế chi, sả, gừng...
Thắng cố.
Thắng cố thường được nấu trong một chiếc chảo lớn, khi ăn múc ra nồi lẩu và ăn kèm các loại rau nhúng như cải mèo, ngồng su hào hoặc cải lẩu.
Bánh hạt dẻ
Vị thơm bùi mộc mạc đã khiến bánh hạt dẻ Sa Pa trở thành một trong những món ăn ưa thích của du khách trong vài năm gần đây. Phần vỏ ngoài của bánh được làm từ bột mì; nhân bánh là hạt dẻ xay nhuyễn, trộn cùng một chút đường rồi rán vàng ươm trên chảo dầu.
Bánh hạt dẻ.
Thịt gác bếp
Người Thái Đen tạo nên cách bảo quản thịt này để có lương thực dự trữ trong những ngày đi rừng hoặc mùa mưa kéo dài.
Thịt gác bếp.
Vị đặc trưng của thịt gác bếp được tạo ra bởi lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) không nơi nào có. Chính điều này đã làm thịt gác bếp trở nên độc nhất vô nhị và là món ngon Sa Pa được du khách chuộng mua về làm quà.
HÀ MY(tổng hợp)