linh_449
Linh Linhh
Món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho con người chính là tuổi thơ. Món quà ấy trong sáng, màu nhiệm và không bao giờ xuất hiện lần thứ hai trong đời. Có lẽ tuổi thơ của mỗi chúng ta đều gắn bó với trường lớp, với bạn bè, được bố mẹ đùm bọc, yêu thương. Nhưng tiếc thay có một thế hệ người Việt chưa bao giờ được nhận món quà ấy trong tay. Đó là những con người đã trải qua quãng thời gian đẹp nhất của đời người trong gian khổ cùng khói đạn và chiến tranh. Và Phùng Quán đã cho ra đời một cuốn sách viết về thế hệ đó cùng với một tuổi thơ hào hùng, đầy khí phách mang tên “ Tuổi thơ dữ dội”.
“Tuổi thơ dữ dội” là một cuốn sách xoay quanh cuộc sống chiến đấu của những thiếu niên trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Cuốn sách là câu chuyện về cuộc đời kháng chiến của những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi tiêu biểu là các nhân vật Lượm, Mừng, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca, Tư dát, Châu sém, Vệ to đầu... Trong số họ, có người là con, người cháu của chiến sĩ cách mạng; có người xuất thân ở những gia đình nông dân bình thường; thậm chí còn có người là con của Việt gian. Nhưng ở họ có một điểm chung đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, muốn tham gia vào hàng ngũ cách mạng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Chỉ mới mười ba, mười bốn tuổi. Đáng ra ở độ tuổi này họ đang được cắp sách tới trường, được bố mẹ đùm bọc, chở che. Thế nhưng những thiếu niên trinh sát lại hiện lên một cách đầy tội nghiệp qua bút pháp tả thực của Phùng Quán. Ai cũng hiện lên với tấm thân toàn da bọc xương, nước da vàng do thiếu ăn, do sốt rét rừng hành hạ; quần áo rách tả tơi. Những Vệ Quốc Đoàn tuy nhỏ tuổi nhưng đã có những suy nghĩ và hành động vô cùng trưởng thành và táo bạo. Họ sẵn sàng từ biệt vòng tay gia đình để lao vào biển lửa súng đạn, sẵn sàng hi sinh thân mình vì một ngày mai đất nước được độc lập.
Mỗi thiếu niên trinh sát đến với cách mạng trong từng hoàn cảnh khác nhau trong thời kì gian khó nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ cùng nhau đồng hành, cùng nhau viết lên một tuổi thơ dữ dội, viết lên những trang sử đầy tươi đẹp, vẻ vang cho đất nước. Trên con đường đấu tranh ấy, vui có, buồn có, gian khổ có mà hạnh phúc cũng có. Dường như lý tưởng sống, những niềm vui rất đỗi giản dị thường ngày làm họ quên đi sự thiếu thốn, khổ cực, quên đi mệt nhọc, quên đi đau đớn chỉ hướng về một mục tiêu duy nhất nhưng cũng cao cả nhất.
Mỗi nhân vật trong đội thiếu niên trinh sát lại có những tài năng và phong thái riêng. Quỳnh sơn ca thì đam mê về âm nhạc, có năng khiếu ca hát . Lượm gan dạ, nhạy bén. Vịnh sưa thì gương mẫu, tận tụy nhất đội. Họ gắn bó bên nhau, quen thuộc với những đức tính của nhau; cùng nhau trưởng thành, trở thành tri âm tri kỉ.
Phùng Quán đã mượn câu chuyện của những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi để truyền tải những nội dung, những thông điệp thiết thực nhất về đời sống cách mạng, về chiến tranh gian khổ, về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của dân tộc ta thời bấy giờ. “ Tuổi thơ dữ dội ” chứa đựng một câu chuyện đầy xúc động nhưng cũng rất vui tươi, hóm hỉnh của đội thiếu niên trinh sát. Mỗi một câu chuyện của họ, mỗi mỗi một khó khăn mà họ đã trải qua đều khiến cho người đọc thêm thấm thía và tự hào về những người cách mạng anh hùng.
Cuốn sách như một câu chuyện cổ tích ngoài đời thực, vừa chân thực, xúc động; vừa li kì, hấp dẫn. Đội thiếu niên trinh sát trong quá trình chiến đấu với quân thù đã trải qua biết bao gian khổ: nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, rồi cả sự thiếu thốn về vật chất, thiếu cơm ăn, áo mặc rồi còn bị giặc đày đọa cả về tinh thần lẫn thể xác. Trên con đường cách mạng, không ít những chiến sĩ đã đổ máu, không ít những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, nhưng không phải vì thế mà họ chùn bước chấp nhận chịu thua. Những khó khăn dường như càng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của những anh hùng cách mạng chân chính. Mặc dù trong số họ, sau này có người hi sinh vì bom đạn của giặc, có người hi sinh vì bệnh tật, nhưng những chiến công, những kỉ niệm về một tuổi thơ dữ dội năm ấy của các thiếu niên trinh sát vẫn luôn in sâu trong lòng độc giả.
“ Tuổi thơ dữ dội “ là một cuốn sách hay phù hợp với hầu hết các thế hệ. Cuốn sách vừa cung cấp cho ta kiến thức về cả lịch sử lẫn văn học; giúp ta khám phá được những khía cạnh khác nhau của những chiến sĩ cách mạng, của cuộc sống cách mạng năm nào. Cuốn sách sẽ giúp người đọc càng thêm thấm thía và tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc để từ đó suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong thời kì xây dựng đất nước. “ Tuổi thơ dữ dội “ chắc chắn sẽ không làm bạn đọc thất vọng; khiến bạn bồi hồi xúc động xen lẫn thương thương cảm tự hào.
“ Đọc “ Tuổi thơ dữ dội “ chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào...
Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những thế hệ tuổi thơ sắp ra đời.”
“Tuổi thơ dữ dội” là một cuốn sách xoay quanh cuộc sống chiến đấu của những thiếu niên trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Cuốn sách là câu chuyện về cuộc đời kháng chiến của những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi tiêu biểu là các nhân vật Lượm, Mừng, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca, Tư dát, Châu sém, Vệ to đầu... Trong số họ, có người là con, người cháu của chiến sĩ cách mạng; có người xuất thân ở những gia đình nông dân bình thường; thậm chí còn có người là con của Việt gian. Nhưng ở họ có một điểm chung đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, muốn tham gia vào hàng ngũ cách mạng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Chỉ mới mười ba, mười bốn tuổi. Đáng ra ở độ tuổi này họ đang được cắp sách tới trường, được bố mẹ đùm bọc, chở che. Thế nhưng những thiếu niên trinh sát lại hiện lên một cách đầy tội nghiệp qua bút pháp tả thực của Phùng Quán. Ai cũng hiện lên với tấm thân toàn da bọc xương, nước da vàng do thiếu ăn, do sốt rét rừng hành hạ; quần áo rách tả tơi. Những Vệ Quốc Đoàn tuy nhỏ tuổi nhưng đã có những suy nghĩ và hành động vô cùng trưởng thành và táo bạo. Họ sẵn sàng từ biệt vòng tay gia đình để lao vào biển lửa súng đạn, sẵn sàng hi sinh thân mình vì một ngày mai đất nước được độc lập.
Mỗi thiếu niên trinh sát đến với cách mạng trong từng hoàn cảnh khác nhau trong thời kì gian khó nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ cùng nhau đồng hành, cùng nhau viết lên một tuổi thơ dữ dội, viết lên những trang sử đầy tươi đẹp, vẻ vang cho đất nước. Trên con đường đấu tranh ấy, vui có, buồn có, gian khổ có mà hạnh phúc cũng có. Dường như lý tưởng sống, những niềm vui rất đỗi giản dị thường ngày làm họ quên đi sự thiếu thốn, khổ cực, quên đi mệt nhọc, quên đi đau đớn chỉ hướng về một mục tiêu duy nhất nhưng cũng cao cả nhất.
Mỗi nhân vật trong đội thiếu niên trinh sát lại có những tài năng và phong thái riêng. Quỳnh sơn ca thì đam mê về âm nhạc, có năng khiếu ca hát . Lượm gan dạ, nhạy bén. Vịnh sưa thì gương mẫu, tận tụy nhất đội. Họ gắn bó bên nhau, quen thuộc với những đức tính của nhau; cùng nhau trưởng thành, trở thành tri âm tri kỉ.
Phùng Quán đã mượn câu chuyện của những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi để truyền tải những nội dung, những thông điệp thiết thực nhất về đời sống cách mạng, về chiến tranh gian khổ, về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của dân tộc ta thời bấy giờ. “ Tuổi thơ dữ dội ” chứa đựng một câu chuyện đầy xúc động nhưng cũng rất vui tươi, hóm hỉnh của đội thiếu niên trinh sát. Mỗi một câu chuyện của họ, mỗi mỗi một khó khăn mà họ đã trải qua đều khiến cho người đọc thêm thấm thía và tự hào về những người cách mạng anh hùng.
Cuốn sách như một câu chuyện cổ tích ngoài đời thực, vừa chân thực, xúc động; vừa li kì, hấp dẫn. Đội thiếu niên trinh sát trong quá trình chiến đấu với quân thù đã trải qua biết bao gian khổ: nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, rồi cả sự thiếu thốn về vật chất, thiếu cơm ăn, áo mặc rồi còn bị giặc đày đọa cả về tinh thần lẫn thể xác. Trên con đường cách mạng, không ít những chiến sĩ đã đổ máu, không ít những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, nhưng không phải vì thế mà họ chùn bước chấp nhận chịu thua. Những khó khăn dường như càng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của những anh hùng cách mạng chân chính. Mặc dù trong số họ, sau này có người hi sinh vì bom đạn của giặc, có người hi sinh vì bệnh tật, nhưng những chiến công, những kỉ niệm về một tuổi thơ dữ dội năm ấy của các thiếu niên trinh sát vẫn luôn in sâu trong lòng độc giả.
“ Tuổi thơ dữ dội “ là một cuốn sách hay phù hợp với hầu hết các thế hệ. Cuốn sách vừa cung cấp cho ta kiến thức về cả lịch sử lẫn văn học; giúp ta khám phá được những khía cạnh khác nhau của những chiến sĩ cách mạng, của cuộc sống cách mạng năm nào. Cuốn sách sẽ giúp người đọc càng thêm thấm thía và tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc để từ đó suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong thời kì xây dựng đất nước. “ Tuổi thơ dữ dội “ chắc chắn sẽ không làm bạn đọc thất vọng; khiến bạn bồi hồi xúc động xen lẫn thương thương cảm tự hào.
“ Đọc “ Tuổi thơ dữ dội “ chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào...
Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những thế hệ tuổi thơ sắp ra đời.”