Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
"Năm nay Chúa chào đời trong đống đổ nát", "Giáng sinh tệ nhất" là những cụm từ thường được nói khi nhắc đến Bethlehem và dải Gaza.
"Giáng sinh cả thế giới đến Bethlehem, nơi Chúa chào đời" là câu nói được nhiều người truyền tai nhau mỗi dịp tháng 12. Những năm trước tầng thượng của tòa thị chính có rất nhiều phóng viên đến từ các hãng thông tấn hàng đầu thế giới quay phim cây thông Noel tại quảng trường Manger khi tiếng chuông vang lên trong Thánh lễ Giáng sinh.
Năm nay, Giáng sinh tại Bethlehem bị hủy bỏ: không diễu hành, ban nhạc, đèn trang trí và cả chợ Giáng sinh. Tiệc tùng hay các bài hát chúc mừng Giáng sinh cũng không có. Bóng dáng ông già Noel phát kẹo cho trẻ em cũng không còn.
Bethlehem cách Jerusalem 10 km về phía nam của Bờ Tây nhưng hai thánh địa quan trọng của đạo Thiên Chúa bị ngăn cách bởi tường cao và các hàng rào. Có các trạm kiểm soát của Israel để ra vào hai thành phố. Người dân Palestine muốn đến Jerusalem phải đi bộ qua máy quét và trả lời các câu hỏi của lính biên phòng Israel. Nhiều trạm kiểm soát biên giới hiện đóng cửa hoặc chỉ mở vài giờ mỗi ngày từ khi chiến sự xảy ra vào đầu tháng 10.
Mục sư Munther Isaac, mục sư của Nhà thờ Giáng sinh Tin lành Lutheran, đứng bên cạnh tiểu cảnh Giáng sinh trong nhà nguyện: chúa hài đồng nằm giữa những ngọn nến trên một đống xi măng bị vỡ và đá bẩn.
"Đây chính là lễ Giáng sinh ở Palestine. Nó là một thông điệp" Issac nói. Mục sư cho biết ban đầu e ngại ý tưởng sắp đặt khung cảnh chúa hài đồng chào đời trong vùng chiến sự của năm nay "có đôi chút khó khăn và gây sốc" với người dân. Nhưng sau đó ông tin rằng hình ảnh này để lại ấn tượng mạnh mẽ vì sự chân thực. Nó giúp người dân đối diện với thực tế.
Một tác phẩm sắp đặt tương tự sẽ được đặt ở Quảng trường Manger trước đêm Giáng sinh.
Những năm trước Nhà thờ Navidad (Nhà thờ Giáng sinh) có từ thế kỷ thứ 6 đã được tân trang công phu. Năm nay hầu như không có khách ghé thăm.
Hiện tại, nơi này chỉ có một vài nhà báo chiến trường đi lại xung quanh. Nicola Hadur, một người dân địa phương, cho biết khung cảnh ở thành phố vắng vẻ, ảm đảm giống thời kỳ đại dịch "nhưng tệ hơn".
Trên ảnh là cửa hàng lưu niệm của Victor Tabah nằm ngay phía sau Nhà thờ Giáng sinh. Năm nay, nơi này hoàn toàn trống rỗng.
"Tôi không đổ lỗi cho ai về tình huống này, không phải Hamas hay bất kỳ ai. Chúng ta phải tự trách mình, chúng ta cần phải mạnh mẽ và phải tiếp tục", người đàn ông 77 tuổi nói.
Mục sư Rami Asakrieh trong sân Nhà thờ Thánh Catherine, nơi tiến hành Thánh lễ dịp Giáng sinh ở Bethlehem.
Ông cho biết trong một năm bình thường, những người hành hương và khách du lịch sẽ xếp hàng nhiều giờ để được xem hang đá nơi Chúa Jesus được cho là đã chào đời. Nhưng năm nay mọi thứ đều vắng vẻ.
Hiện tại Bethlehem có 78 khách sạn và 5.700 phòng. Vào thời điểm bình thường, 6.000 khách du lịch đến mỗi ngày. Năm nay thị trấn nhỏ này đón 624 khách du lịch trong tháng 11, hầu hết là người Indonesia.
Trên ảnh là quang cảnh các cửa hàng lưu niệm đóng cửa xung quanh Quảng trường Manger ở Bethlehem vào ngày 9/12.
Joey Canavati, chủ khách sạn Alexander, cho biết họ không có khách. "Đây là Giáng sinh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Bethlehem đóng cửa vào dịp Giáng sinh. Không có cây thông Noel, không có niềm vui, không có không khí Giáng sinh", ông nói. Trong khi đó Bethlehem phụ thuộc rất nhiều thu nhập và việc làm từ du lịch.
Canavati nói trước đó khách sạn của anh đã kín chỗ cho dịp Giáng sinh. Khách vẫn tiếp tục đặt phòng đông đến mức đến mức anh phải tìm phòng ở những nơi khác trong thị trấn để giúp đỡ những người không đặt được chỗ trong khách sạn của anh.
Khi chiến tranh bắt đầu tất cả những gì anh nhận được trong email là thông báo hủy đặt phòng.
Quang cảnh vắng lặng tại Nhà thờ Giáng sinh.
"Không thể tin được những gì đang chứng kiến ở Gaza. Đây là những ngày tồi tệ nhất mà người Palestine từng trải qua", một người dân địa phương cho biết. "Năm nay Giáng sinh của chúng tôi qua rồi", Victor Tabah nói.
"Giáng sinh cả thế giới đến Bethlehem, nơi Chúa chào đời" là câu nói được nhiều người truyền tai nhau mỗi dịp tháng 12. Những năm trước tầng thượng của tòa thị chính có rất nhiều phóng viên đến từ các hãng thông tấn hàng đầu thế giới quay phim cây thông Noel tại quảng trường Manger khi tiếng chuông vang lên trong Thánh lễ Giáng sinh.
Năm nay, Giáng sinh tại Bethlehem bị hủy bỏ: không diễu hành, ban nhạc, đèn trang trí và cả chợ Giáng sinh. Tiệc tùng hay các bài hát chúc mừng Giáng sinh cũng không có. Bóng dáng ông già Noel phát kẹo cho trẻ em cũng không còn.
Bethlehem cách Jerusalem 10 km về phía nam của Bờ Tây nhưng hai thánh địa quan trọng của đạo Thiên Chúa bị ngăn cách bởi tường cao và các hàng rào. Có các trạm kiểm soát của Israel để ra vào hai thành phố. Người dân Palestine muốn đến Jerusalem phải đi bộ qua máy quét và trả lời các câu hỏi của lính biên phòng Israel. Nhiều trạm kiểm soát biên giới hiện đóng cửa hoặc chỉ mở vài giờ mỗi ngày từ khi chiến sự xảy ra vào đầu tháng 10.
Mục sư Munther Isaac, mục sư của Nhà thờ Giáng sinh Tin lành Lutheran, đứng bên cạnh tiểu cảnh Giáng sinh trong nhà nguyện: chúa hài đồng nằm giữa những ngọn nến trên một đống xi măng bị vỡ và đá bẩn.
"Đây chính là lễ Giáng sinh ở Palestine. Nó là một thông điệp" Issac nói. Mục sư cho biết ban đầu e ngại ý tưởng sắp đặt khung cảnh chúa hài đồng chào đời trong vùng chiến sự của năm nay "có đôi chút khó khăn và gây sốc" với người dân. Nhưng sau đó ông tin rằng hình ảnh này để lại ấn tượng mạnh mẽ vì sự chân thực. Nó giúp người dân đối diện với thực tế.
Một tác phẩm sắp đặt tương tự sẽ được đặt ở Quảng trường Manger trước đêm Giáng sinh.
Những năm trước Nhà thờ Navidad (Nhà thờ Giáng sinh) có từ thế kỷ thứ 6 đã được tân trang công phu. Năm nay hầu như không có khách ghé thăm.
Hiện tại, nơi này chỉ có một vài nhà báo chiến trường đi lại xung quanh. Nicola Hadur, một người dân địa phương, cho biết khung cảnh ở thành phố vắng vẻ, ảm đảm giống thời kỳ đại dịch "nhưng tệ hơn".
Trên ảnh là cửa hàng lưu niệm của Victor Tabah nằm ngay phía sau Nhà thờ Giáng sinh. Năm nay, nơi này hoàn toàn trống rỗng.
"Tôi không đổ lỗi cho ai về tình huống này, không phải Hamas hay bất kỳ ai. Chúng ta phải tự trách mình, chúng ta cần phải mạnh mẽ và phải tiếp tục", người đàn ông 77 tuổi nói.
Mục sư Rami Asakrieh trong sân Nhà thờ Thánh Catherine, nơi tiến hành Thánh lễ dịp Giáng sinh ở Bethlehem.
Ông cho biết trong một năm bình thường, những người hành hương và khách du lịch sẽ xếp hàng nhiều giờ để được xem hang đá nơi Chúa Jesus được cho là đã chào đời. Nhưng năm nay mọi thứ đều vắng vẻ.
Hiện tại Bethlehem có 78 khách sạn và 5.700 phòng. Vào thời điểm bình thường, 6.000 khách du lịch đến mỗi ngày. Năm nay thị trấn nhỏ này đón 624 khách du lịch trong tháng 11, hầu hết là người Indonesia.
Trên ảnh là quang cảnh các cửa hàng lưu niệm đóng cửa xung quanh Quảng trường Manger ở Bethlehem vào ngày 9/12.
Joey Canavati, chủ khách sạn Alexander, cho biết họ không có khách. "Đây là Giáng sinh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Bethlehem đóng cửa vào dịp Giáng sinh. Không có cây thông Noel, không có niềm vui, không có không khí Giáng sinh", ông nói. Trong khi đó Bethlehem phụ thuộc rất nhiều thu nhập và việc làm từ du lịch.
Canavati nói trước đó khách sạn của anh đã kín chỗ cho dịp Giáng sinh. Khách vẫn tiếp tục đặt phòng đông đến mức đến mức anh phải tìm phòng ở những nơi khác trong thị trấn để giúp đỡ những người không đặt được chỗ trong khách sạn của anh.
Khi chiến tranh bắt đầu tất cả những gì anh nhận được trong email là thông báo hủy đặt phòng.
Quang cảnh vắng lặng tại Nhà thờ Giáng sinh.
"Không thể tin được những gì đang chứng kiến ở Gaza. Đây là những ngày tồi tệ nhất mà người Palestine từng trải qua", một người dân địa phương cho biết. "Năm nay Giáng sinh của chúng tôi qua rồi", Victor Tabah nói.