Quang Minh
Well-known member
Trong một ngày, sáng sớm bạn nên đến Chùa Ông để tham quan, ghé nhà cổ Cai Cường ngồi thử lên bộ trường kỷ trăm năm.
7
Dương Nhựt Long (1994) đến từ An Giang, thường dành dịp cuối tuần để du lịch quanh miền Tây Nam Bộ, và chia sẻ kinh nghiệm trên mạng xã hội. Trong một ngày dạo chơi Vĩnh Long, Nhựt Long gợi ý bạn có thể đến các địa điểm gần nhau, dễ di chuyển, như chùa chiền không thu vé tham quan, do đó chi phí chuyến đi không đáng kể.
Điểm đầu tiên trong hành trình là Chùa Ông, một trong những công trình kiến trúc nổi bật ở địa phương tọa trên đường Nguyễn Chí Thanh. Long gợi ý du khách nên đến vào sáng sớm, khi những tia nắng chiếu xiên tạo ánh sáng đẹp để chụp ảnh. Hơn nữa, đó là lúc vắng người, phía trước sân sẽ ít xe của khách tham quan.
Được người Hoa xây dựng trong giai đoạn năm 1892 - 1909, Chùa Ông còn có tên là Hội Quán Phúc Kiến, Vĩnh An Cung hay Thất Phủ Miếu. Các tượng thờ và nội thất của công trình đa số làm bằng gỗ, được chạm khắc tỉ mỉ, sơn thếp lộng lẫy.
Nhựt Long ấn tượng nhất với 5 cánh cửa chính vẽ hình các vị thần giữ cửa, là nơi nhiều bạn trẻ check-in. Những năm gần đây, ngôi chùa trở thành điểm đến yêu thích của du khách vừa đến chiêm bái, vừa chụp ảnh.
Điểm đến Nhựt Long thích nhất là nhà cổ Cai Cường ở xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ, cách trung tâm thành phố vài km. Ngôi nhà có từ năm 1885, thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn (còn gọi là Cai Cường), một đại địa chủ một thời của Vĩnh Long.
Ngôi nhà thu hút du khách không chỉ bởi kiến trúc bên ngoài mà còn ở không gian bên trong. Điểm nhấn trong nhà là bao lam và các bức hoành phi được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Các chi tiết, vật dụng trong nhà như bàn ghế, tủ thờ, cửa, cột... được làm từ các loại gỗ quý, còn nguyên trạng tới nay.
Những bộ bàn ghế trong nhà có tuổi đời đến 100 năm vẫn được gia chủ sử dụng hàng ngày, khách đến có thể ngồi thử. Nếu thấy cửa đóng khi đến tham quan, bạn hãy đi vào sân trong gặp gia chủ xin phép tham quan. Nếu đi theo đoàn, bạn còn được nghe đờn ca tài tử, thưởng thức trái cây miệt vườn.
Chùa Phật Ngọc Xá Lợi là điểm đến tiếp theo. Nằm ở ấp Vĩnh Hoà, xã Tân Ngãi. Chùa được xây dựng từ năm 1970 với diện tích 1,7 ha, với nhiều công trình kiến trúc bề thế như cổng tam quan, chánh điện, giảng đường, trai đường, thư viện, bảo tàng…
Bậc thang lên tầng hai của công trình là nơi nhiều bạn trẻ chọn làm góc chụp ảnh check-in. Tại vị trí này có thế bắt được bảo tháp cao 45 m, kèm dãy hành lang màu đỏ truyền thống vào tấm hình. Khi vào chùa du khách cần mặc trang phục chỉnh tề.
Cuối chiều, Nhựt Long check-in cầu Mỹ Thuận, cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, nối liền Tiền Giang và Vĩnh Long. Bạn nên đến bờ kè Mỹ Thuận để có thể lấy hết khung cảnh cây cầu vào bức hình, chàng trai 26 tuổi gợi ý.
Hiện Vĩnh Long là điểm du lịch chưa thu hút nhiều bạn trẻ so với một số tỉnh thành miền Tây khác như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... "Mong bộ ảnh của mình sẽ đem lại một góc nhìn khác, để các du khách có thể mang về những bức ảnh check-in đẹp tại vùng đất này", Nhựt Long chia sẻ.
7
Dương Nhựt Long (1994) đến từ An Giang, thường dành dịp cuối tuần để du lịch quanh miền Tây Nam Bộ, và chia sẻ kinh nghiệm trên mạng xã hội. Trong một ngày dạo chơi Vĩnh Long, Nhựt Long gợi ý bạn có thể đến các địa điểm gần nhau, dễ di chuyển, như chùa chiền không thu vé tham quan, do đó chi phí chuyến đi không đáng kể.
Điểm đầu tiên trong hành trình là Chùa Ông, một trong những công trình kiến trúc nổi bật ở địa phương tọa trên đường Nguyễn Chí Thanh. Long gợi ý du khách nên đến vào sáng sớm, khi những tia nắng chiếu xiên tạo ánh sáng đẹp để chụp ảnh. Hơn nữa, đó là lúc vắng người, phía trước sân sẽ ít xe của khách tham quan.
Được người Hoa xây dựng trong giai đoạn năm 1892 - 1909, Chùa Ông còn có tên là Hội Quán Phúc Kiến, Vĩnh An Cung hay Thất Phủ Miếu. Các tượng thờ và nội thất của công trình đa số làm bằng gỗ, được chạm khắc tỉ mỉ, sơn thếp lộng lẫy.
Nhựt Long ấn tượng nhất với 5 cánh cửa chính vẽ hình các vị thần giữ cửa, là nơi nhiều bạn trẻ check-in. Những năm gần đây, ngôi chùa trở thành điểm đến yêu thích của du khách vừa đến chiêm bái, vừa chụp ảnh.
Điểm đến Nhựt Long thích nhất là nhà cổ Cai Cường ở xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ, cách trung tâm thành phố vài km. Ngôi nhà có từ năm 1885, thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn (còn gọi là Cai Cường), một đại địa chủ một thời của Vĩnh Long.
Ngôi nhà thu hút du khách không chỉ bởi kiến trúc bên ngoài mà còn ở không gian bên trong. Điểm nhấn trong nhà là bao lam và các bức hoành phi được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Các chi tiết, vật dụng trong nhà như bàn ghế, tủ thờ, cửa, cột... được làm từ các loại gỗ quý, còn nguyên trạng tới nay.
Những bộ bàn ghế trong nhà có tuổi đời đến 100 năm vẫn được gia chủ sử dụng hàng ngày, khách đến có thể ngồi thử. Nếu thấy cửa đóng khi đến tham quan, bạn hãy đi vào sân trong gặp gia chủ xin phép tham quan. Nếu đi theo đoàn, bạn còn được nghe đờn ca tài tử, thưởng thức trái cây miệt vườn.
Chùa Phật Ngọc Xá Lợi là điểm đến tiếp theo. Nằm ở ấp Vĩnh Hoà, xã Tân Ngãi. Chùa được xây dựng từ năm 1970 với diện tích 1,7 ha, với nhiều công trình kiến trúc bề thế như cổng tam quan, chánh điện, giảng đường, trai đường, thư viện, bảo tàng…
Bậc thang lên tầng hai của công trình là nơi nhiều bạn trẻ chọn làm góc chụp ảnh check-in. Tại vị trí này có thế bắt được bảo tháp cao 45 m, kèm dãy hành lang màu đỏ truyền thống vào tấm hình. Khi vào chùa du khách cần mặc trang phục chỉnh tề.
Cuối chiều, Nhựt Long check-in cầu Mỹ Thuận, cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, nối liền Tiền Giang và Vĩnh Long. Bạn nên đến bờ kè Mỹ Thuận để có thể lấy hết khung cảnh cây cầu vào bức hình, chàng trai 26 tuổi gợi ý.
Hiện Vĩnh Long là điểm du lịch chưa thu hút nhiều bạn trẻ so với một số tỉnh thành miền Tây khác như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... "Mong bộ ảnh của mình sẽ đem lại một góc nhìn khác, để các du khách có thể mang về những bức ảnh check-in đẹp tại vùng đất này", Nhựt Long chia sẻ.