Quang Minh
Well-known member
Không còn iPhoto, iPod, iBook và cũng sẽ không có iWatch, iVision Pro trong dải sản phẩm của Apple sau hơn một thập kỷ xóa chữ "i" khỏi tên gọi.
Theo Apple Insider, từ chiếc iMac đầu tiên vào những năm 1990 đến nay, tiền tố "i" đã trở thành một thương hiệu của Apple. Nhưng cũng trong nhiều năm qua, công ty đang xóa chữ "i" khỏi tên sản phẩm của mình. Thiết bị phần cứng hoàn toàn mới cuối cùng có chữ "i" phía trước là iPad, được giới thiệu năm 2010.
Khi Apple bắt đầu bỏ "i"
Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng iPad là thiết bị phần cứng mới cuối cùng Steve Jobs cho ra mắt. Giám đốc tiếp thị Ken Segall nói với Wired: "Steve Jobs xây dựng đế chế Apple quanh chữ cái này, bắt đầu với iMac. Nhưng hiện nay có quá nhiều công ty dùng chữ 'i' để bắt đầu tên sản phẩm, trong khi Apple không thể đăng ký độc quyền cho tiền tố "i". Nó gần như mất đi ý nghĩa 'Internet' ban đầu, khi iMac biến kết nối Internet trở thành một phần tự nhiên của đời sống xã hội".
Steve Jobs ra mắt iPad năm 2010 - thiết bị cuối cùng của Apple được đặt tên có chữ "i". Ảnh: Apple Insider
Năm 2006, Apple giới thiệu hộp giải mã truyền hình với tên gọi "iTV". Nhưng sau đó, Mạng truyền hình Độc lập ITV của Anh phản đối. Cuối cùng, thiết bị được bán ra với tên Apple TV như ngày nay. Khi đó, ITV đã hoạt động ở Anh được hơn 5 thập niên, Apple không có cơ hội để lật lại vấn đề.
Sau "iTV", công ty tiếp tục mất nhiều năm kiện tụng để bảo vệ tên gọi iPad cho máy tính bảng. Gần nhất, công ty cũng gặp rắc rối với tên gọi của kính Vision Pro ở Trung Quốc. Trước khi có thể bán tại thị trường tỷ dân, họ phải giải quyết vấn đề về cuộc chiến thương hiệu.
Số phận của chữ "i"
Người dùng đã quen với iPhone, iPad, iCloud, nhưng cũng không khó nhận ra Apple không có iWatch hay iTV và iVision Pro. Về phần cứng, phần mềm và dịch vụ, Apple đặt tên cho khoảng 30 sản phẩm, bắt đầu với chữ "i" sau thành công của iMac từ năm 1998 cho đến năm 2010.
Một số chuyên gia tiếp thị cho rằng Apple không nên bỏ chữ "i" vì đây như hình ảnh biểu tượng khi nhắc đến sản phẩm của hãng. Tuy nhiên trên thực tế, công ty không thể độc quyền chữ "i" cho riêng mình. Một lý do khác liên quan đến chính văn hóa đổi mới sáng tạo của Apple. Năm 2006, công ty từng bỏ tên PowerBook, chuyển sang gọi máy tính xách tay là MacBook như ngày nay. Tuy nhiên kịch bản tương tự khó xảy ra với iPhone. Đây là sản phẩm thành công nhất trong lịch sử Apple.
Nhiều năm qua, công ty cũng đã khai tử nhiều sản phẩm như iPod và iSight. iWeb, iChat, iSync và iCal đã biến mất. Một số người dùng thậm chí không biết một tính năng tên iMix cũng đã biến mất khỏi iTunes.
iTunes chưa bị gạch tên nhưng không còn được đầu tư nhiều. Thay vào đó, Apple Music đang được đẩy mạnh. Người dùng Apple vẫn có hệ điều hành iOS và iPadOS nhưng iPhoto đã được đổi thành Photos. Trong khi đó, bản chất của ứng dụng Numbers, Pages và Keynote không khác nhiều về các tính năng của iWork, được nhắc đến lần cuối vào 2011.
Ken Segall cho rằng khi tên iMac ra đời, Apple mong muốn có thể tạo ra được nhiều thứ ngoài sức tưởng tượng. Nhưng giờ đây, công ty muốn loại chữ "i" khỏi tên các sản phẩm để tiếp tục tinh thần đổi mới sáng tạo.
Theo Apple Insider, từ chiếc iMac đầu tiên vào những năm 1990 đến nay, tiền tố "i" đã trở thành một thương hiệu của Apple. Nhưng cũng trong nhiều năm qua, công ty đang xóa chữ "i" khỏi tên sản phẩm của mình. Thiết bị phần cứng hoàn toàn mới cuối cùng có chữ "i" phía trước là iPad, được giới thiệu năm 2010.
Khi Apple bắt đầu bỏ "i"
Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng iPad là thiết bị phần cứng mới cuối cùng Steve Jobs cho ra mắt. Giám đốc tiếp thị Ken Segall nói với Wired: "Steve Jobs xây dựng đế chế Apple quanh chữ cái này, bắt đầu với iMac. Nhưng hiện nay có quá nhiều công ty dùng chữ 'i' để bắt đầu tên sản phẩm, trong khi Apple không thể đăng ký độc quyền cho tiền tố "i". Nó gần như mất đi ý nghĩa 'Internet' ban đầu, khi iMac biến kết nối Internet trở thành một phần tự nhiên của đời sống xã hội".
Steve Jobs ra mắt iPad năm 2010 - thiết bị cuối cùng của Apple được đặt tên có chữ "i". Ảnh: Apple Insider
Năm 2006, Apple giới thiệu hộp giải mã truyền hình với tên gọi "iTV". Nhưng sau đó, Mạng truyền hình Độc lập ITV của Anh phản đối. Cuối cùng, thiết bị được bán ra với tên Apple TV như ngày nay. Khi đó, ITV đã hoạt động ở Anh được hơn 5 thập niên, Apple không có cơ hội để lật lại vấn đề.
Sau "iTV", công ty tiếp tục mất nhiều năm kiện tụng để bảo vệ tên gọi iPad cho máy tính bảng. Gần nhất, công ty cũng gặp rắc rối với tên gọi của kính Vision Pro ở Trung Quốc. Trước khi có thể bán tại thị trường tỷ dân, họ phải giải quyết vấn đề về cuộc chiến thương hiệu.
Số phận của chữ "i"
Người dùng đã quen với iPhone, iPad, iCloud, nhưng cũng không khó nhận ra Apple không có iWatch hay iTV và iVision Pro. Về phần cứng, phần mềm và dịch vụ, Apple đặt tên cho khoảng 30 sản phẩm, bắt đầu với chữ "i" sau thành công của iMac từ năm 1998 cho đến năm 2010.
Một số chuyên gia tiếp thị cho rằng Apple không nên bỏ chữ "i" vì đây như hình ảnh biểu tượng khi nhắc đến sản phẩm của hãng. Tuy nhiên trên thực tế, công ty không thể độc quyền chữ "i" cho riêng mình. Một lý do khác liên quan đến chính văn hóa đổi mới sáng tạo của Apple. Năm 2006, công ty từng bỏ tên PowerBook, chuyển sang gọi máy tính xách tay là MacBook như ngày nay. Tuy nhiên kịch bản tương tự khó xảy ra với iPhone. Đây là sản phẩm thành công nhất trong lịch sử Apple.
Nhiều năm qua, công ty cũng đã khai tử nhiều sản phẩm như iPod và iSight. iWeb, iChat, iSync và iCal đã biến mất. Một số người dùng thậm chí không biết một tính năng tên iMix cũng đã biến mất khỏi iTunes.
iTunes chưa bị gạch tên nhưng không còn được đầu tư nhiều. Thay vào đó, Apple Music đang được đẩy mạnh. Người dùng Apple vẫn có hệ điều hành iOS và iPadOS nhưng iPhoto đã được đổi thành Photos. Trong khi đó, bản chất của ứng dụng Numbers, Pages và Keynote không khác nhiều về các tính năng của iWork, được nhắc đến lần cuối vào 2011.
Ken Segall cho rằng khi tên iMac ra đời, Apple mong muốn có thể tạo ra được nhiều thứ ngoài sức tưởng tượng. Nhưng giờ đây, công ty muốn loại chữ "i" khỏi tên các sản phẩm để tiếp tục tinh thần đổi mới sáng tạo.