Quang Phúc Trương
Well-known member
Từ ảnh chụp nhanh 24MP đến hỗ trợ Thread, đây là những gì smartphone Android nên lấy từ dòng iPhone 15.
“Gia đình” iPhone 15 cuối cùng đã chính thức ra mắt và đi kèm một loạt tính năng mới. Nhiều trong số chúng đã quen thuộc với người dùng Android nhưng bên cạnh đó, các nhà sản xuất điện thoại Android cũng cần “sao chép” một số tính năng từ Apple.
Dưới đây là 5 tính năng điện thoại thông minh Android cần học hỏi từ dòng iPhone 15.
1. Ảnh chụp 24MP/25MP
Một trong những tính năng camera hấp dẫn đã được Apple công bố là khả năng chụp ảnh 24MP thông qua camera 48MP. Công ty không sử dụng tính năng gộp pixel mà kết hợp dữ liệu từ ảnh chụp nhanh 48MP và ảnh chụp có độ phân giải thấp hơn.
Cận cảnh cụm camera của cặp iPhone 15 Pro.
Ảnh chụp 24MP là điểm trung gian tuyệt vời giữa ảnh chụp nhanh 12MP và ảnh chụp nhanh 48MP có độ phân giải đầy đủ.
Khả năng này tương tự như công nghệ Adaptive Pixel của Samsung. Cụ thể hơn, điện thoại Galaxy S Ultra của hãng kết hợp dữ liệu từ ảnh chụp 108MP và ảnh chụp nhanh 12MP. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Samsung mang lại hình ảnh 12MP và dành cho điều kiện ánh sáng yếu thay vì chụp nhanh ở độ phân giải trung bình.
Do đó, giới chuyên gia kỳ vọng các nhà sản xuất smartphone Android sẽ cung cấp chức năng tương tự trong tương lai vì ảnh chụp 24MP hoặc tương tự sẽ cung cấp thêm chi tiết và độ phân giải trong khi không yêu cầu xử lý như ảnh chụp nhanh 48MP hoặc lớn hơn.
2. Hỗ trợ bên đường qua vệ tinh
Apple là một phần trong "làn sóng" các thương hiệu điện thoại đầu tiên cung cấp chức năng nhắn tin thông báo SOS vệ tinh. Giờ đây, hãng này đang cung cấp thêm một tính năng liên quan đến vệ tinh khá thú vị với dòng iPhone 15.
Cụ thể, người dùng có thể nhận được hỗ trợ bên đường qua vệ tinh nếu gặp sự cố về ô tô ở vùng sâu vùng xa. Tính năng này hoạt động theo cách tương tự như thông báo SOS khẩn cấp thông qua vệ tinh, người dùng có thể chọn một vấn đề được xác định trước (ví dụ: ô tô không khởi động, lốp xẹp, không có nhiên liệu/sạc, v.v.) và làm theo hướng dẫn trên màn hình để chỉ vào vệ tinh và gửi tin nhắn.
Nếu tùy chọn này xuất hiện trong hệ sinh thái Android, chúng sẽ rất hữu ích cho những lúc người dùng lái xe ở những đoạn đường xa.
3. Kết nối nhanh chóng, chính xác với bạn bè
Apple đã tập trung toàn lực vào kết nối Băng thông siêu rộng (UWB), khởi đầu là AirTags và nhanh chóng được sử dụng cho nhiều mục đích khác. Công ty đã nhân dịp ra mắt iPhone 15 để công bố một tính năng UWB thú vị khác, cho phép người dùng dễ dàng tìm thấy bạn bè của mình trong thực tế.
Google cũng nên triển khai khả năng tìm kiếm bạn bè thông qua kết nối UWB, ngay cả khi hầu hết điện thoại Android chưa có UWB.
Điều này sẽ rất hữu ích cho việc tìm kiếm ai đó ở những nơi đông đúc (chợ, buổi hòa nhạc, trung tâm mua sắm,...). Vấn đề duy nhất là UWB thường bị giới hạn ở những điện thoại Android tốt nhất, chúng nên được chuyển xuống mức giá thấp hơn.
4. Hỗ trợ Thread
Năm nay, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max sẽ là những điện thoại thông minh đầu tiên có hỗ trợ mạng Thread. Thread là "xương sống" của tiêu chuẩn nhà thông minh Matter nên dòng iPhone 15 Pro đã được chuẩn bị tốt cho các thiết bị Matter trong tương lai.
Hiện tại, tính ứng dụng của Thread chưa cao nhưng giới công nghệ vẫn muốn thấy hỗ trợ này đến với điện thoại Android vì chúng có thể giúp việc tích hợp/điều khiển nhà thông minh dễ dàng hơn trong tương lai. Theo các tin đồn, Google đang nghiên cứu vấn đề này.
5. Thiết kế máy ảnh 4 lăng kính
Apple cuối cùng đã cung cấp một camera zoom gập sau khi nhiều điện thoại Android đã sở hữu tính năng này. Tuy nhiên, nhà sản xuất iPhone đang sử dụng thiết kế camera tứ lăng kính thay vì ống kính tiềm vọng. Hệ thống kính tiềm vọng đặt cảm biến camera sang một bên trong điện thoại trong khi hệ thống 4 lăng kính của “Nhà Táo” có cảm biến camera hướng về phía sau.
Kết cấu ống kính zoom 5x của iPhone 15 Pro Max.
Các nhà sản xuất smartphone Android đã “đánh bại” Apple về camera zoom gập nhưng phương pháp của “Táo Khuyết” cũng có một số lợi ích.
Cách tiếp cận của các nhà sản xuất Android sẽ phải sử dụng cảm biến camera nhỏ (trừ khi phần lồi của điện thoại hoặc camera dày hơn để chứa cảm biến lớn hơn). Do đó, hầu hết các ống kính tiềm vọng không hoạt động tốt vào ban đêm, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Ngược lại, thiết kế tứ lăng kính của Apple lại không gặp phải tình trạng này do có thiết kế về phía sau. Do đó, camera sẽ có không gian cho các cảm biến zoom lớn hơn, cho phép cải thiện hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Vì thế, các fan công nghệ hy vọng cách tiếp cận này sẽ có trên một số điện thoại Android trong tương lai.
“Gia đình” iPhone 15 cuối cùng đã chính thức ra mắt và đi kèm một loạt tính năng mới. Nhiều trong số chúng đã quen thuộc với người dùng Android nhưng bên cạnh đó, các nhà sản xuất điện thoại Android cũng cần “sao chép” một số tính năng từ Apple.
Dưới đây là 5 tính năng điện thoại thông minh Android cần học hỏi từ dòng iPhone 15.
1. Ảnh chụp 24MP/25MP
Một trong những tính năng camera hấp dẫn đã được Apple công bố là khả năng chụp ảnh 24MP thông qua camera 48MP. Công ty không sử dụng tính năng gộp pixel mà kết hợp dữ liệu từ ảnh chụp nhanh 48MP và ảnh chụp có độ phân giải thấp hơn.
Cận cảnh cụm camera của cặp iPhone 15 Pro.
Ảnh chụp 24MP là điểm trung gian tuyệt vời giữa ảnh chụp nhanh 12MP và ảnh chụp nhanh 48MP có độ phân giải đầy đủ.
Khả năng này tương tự như công nghệ Adaptive Pixel của Samsung. Cụ thể hơn, điện thoại Galaxy S Ultra của hãng kết hợp dữ liệu từ ảnh chụp 108MP và ảnh chụp nhanh 12MP. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Samsung mang lại hình ảnh 12MP và dành cho điều kiện ánh sáng yếu thay vì chụp nhanh ở độ phân giải trung bình.
Do đó, giới chuyên gia kỳ vọng các nhà sản xuất smartphone Android sẽ cung cấp chức năng tương tự trong tương lai vì ảnh chụp 24MP hoặc tương tự sẽ cung cấp thêm chi tiết và độ phân giải trong khi không yêu cầu xử lý như ảnh chụp nhanh 48MP hoặc lớn hơn.
2. Hỗ trợ bên đường qua vệ tinh
Apple là một phần trong "làn sóng" các thương hiệu điện thoại đầu tiên cung cấp chức năng nhắn tin thông báo SOS vệ tinh. Giờ đây, hãng này đang cung cấp thêm một tính năng liên quan đến vệ tinh khá thú vị với dòng iPhone 15.
Cụ thể, người dùng có thể nhận được hỗ trợ bên đường qua vệ tinh nếu gặp sự cố về ô tô ở vùng sâu vùng xa. Tính năng này hoạt động theo cách tương tự như thông báo SOS khẩn cấp thông qua vệ tinh, người dùng có thể chọn một vấn đề được xác định trước (ví dụ: ô tô không khởi động, lốp xẹp, không có nhiên liệu/sạc, v.v.) và làm theo hướng dẫn trên màn hình để chỉ vào vệ tinh và gửi tin nhắn.
Nếu tùy chọn này xuất hiện trong hệ sinh thái Android, chúng sẽ rất hữu ích cho những lúc người dùng lái xe ở những đoạn đường xa.
3. Kết nối nhanh chóng, chính xác với bạn bè
Apple đã tập trung toàn lực vào kết nối Băng thông siêu rộng (UWB), khởi đầu là AirTags và nhanh chóng được sử dụng cho nhiều mục đích khác. Công ty đã nhân dịp ra mắt iPhone 15 để công bố một tính năng UWB thú vị khác, cho phép người dùng dễ dàng tìm thấy bạn bè của mình trong thực tế.
Google cũng nên triển khai khả năng tìm kiếm bạn bè thông qua kết nối UWB, ngay cả khi hầu hết điện thoại Android chưa có UWB.
Điều này sẽ rất hữu ích cho việc tìm kiếm ai đó ở những nơi đông đúc (chợ, buổi hòa nhạc, trung tâm mua sắm,...). Vấn đề duy nhất là UWB thường bị giới hạn ở những điện thoại Android tốt nhất, chúng nên được chuyển xuống mức giá thấp hơn.
4. Hỗ trợ Thread
Năm nay, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max sẽ là những điện thoại thông minh đầu tiên có hỗ trợ mạng Thread. Thread là "xương sống" của tiêu chuẩn nhà thông minh Matter nên dòng iPhone 15 Pro đã được chuẩn bị tốt cho các thiết bị Matter trong tương lai.
Hiện tại, tính ứng dụng của Thread chưa cao nhưng giới công nghệ vẫn muốn thấy hỗ trợ này đến với điện thoại Android vì chúng có thể giúp việc tích hợp/điều khiển nhà thông minh dễ dàng hơn trong tương lai. Theo các tin đồn, Google đang nghiên cứu vấn đề này.
5. Thiết kế máy ảnh 4 lăng kính
Apple cuối cùng đã cung cấp một camera zoom gập sau khi nhiều điện thoại Android đã sở hữu tính năng này. Tuy nhiên, nhà sản xuất iPhone đang sử dụng thiết kế camera tứ lăng kính thay vì ống kính tiềm vọng. Hệ thống kính tiềm vọng đặt cảm biến camera sang một bên trong điện thoại trong khi hệ thống 4 lăng kính của “Nhà Táo” có cảm biến camera hướng về phía sau.
Kết cấu ống kính zoom 5x của iPhone 15 Pro Max.
Các nhà sản xuất smartphone Android đã “đánh bại” Apple về camera zoom gập nhưng phương pháp của “Táo Khuyết” cũng có một số lợi ích.
Cách tiếp cận của các nhà sản xuất Android sẽ phải sử dụng cảm biến camera nhỏ (trừ khi phần lồi của điện thoại hoặc camera dày hơn để chứa cảm biến lớn hơn). Do đó, hầu hết các ống kính tiềm vọng không hoạt động tốt vào ban đêm, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Ngược lại, thiết kế tứ lăng kính của Apple lại không gặp phải tình trạng này do có thiết kế về phía sau. Do đó, camera sẽ có không gian cho các cảm biến zoom lớn hơn, cho phép cải thiện hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Vì thế, các fan công nghệ hy vọng cách tiếp cận này sẽ có trên một số điện thoại Android trong tương lai.