Mua bo mạch chủ đắt tiền liệu có đáng? Cách chọn mainboard phù hợp

Hải Vy

Well-known member
Đây chắc chắn là một câu hỏi mà rất nhiều bạn chưa có nhiều kiến thức về xây dựng bộ máy tính cho riêng mình đang quan tâm. “Liệu có nên tập trung hết nguồn lực kinh tế dành cho CPU và Card đồ họa mà chỉ mua một chiếc bo mạch chủ giá rẻ?” “Tại sao cùng Chipset mà lại có loại bo mạch chủ đắt và rẻ?” Ắt hẳn đây là điều mà các bạn đang quan tâm, hôm nay, mình sẽ giải đáp thắc mắc để các bạn có thêm kiến thức để lựa chọn cho mình một chiếc bo mạch chủ phù hợp với nhu cầu cũng như ngân sách hiện có.

Khi chọn lựa bo mạch chủ (Mainboard) cho bộ máy, vấn đề thường được xem là đau đầu nhất vì có rất nhiều loại bo mạch chủ xuất hiện trên thị trường và trải dài theo từng mức giá.


Cách chọn mainboard phù hợp với dàn PC
1. Độ dầy của bảng mạch
Đây là yếu tố đầu tiên phân cấp các dòng Mainboard. Với những dòng Mainboard cao cấp, hãy để ý rằng độ dầy của các bảng mạch này luôn lớn hơn so với những dòng rẻ tiền hơn. Trên những dòng Mainboard cao cấp, các linh kiện thường trên bo mạch sẽ có kích thước dầy hơn và với bảng mạch dầy dặn hơn trong quá trình lắp ráp vào bộ PC, người dùng sẽ tránh được việc khi bắt vít mạch vào vỏ case sẽ làm cho Mainboard có tình trạng bị uốn cong. Hơn thế, độ dầy của Mainboard cũng góp phần cố định hơn những thành phần trên mạch giúp và sẽ tránh thêm cho người dùng trong tương lai khi có ý định nâng cấp những linh kiện PC của mình việc làm hư hại đến những thành phần nhạy cảm được hàn trên bo mạch.

Bên cạnh việc độ dầy của bảng mạch sẽ tăng được độ bền bỉ hơn, thì với việc dầy hơn đồng nghĩa với việc trong bo mạch chủ sẽ có thêm nhiều không gian hơn để có thể chứa các đường điện kết nối các thành phần linh kiện trong bo mạch hơn. Nói một cách dễ hiểu, thì với việc dầy dặn hơn của Mainboard, bo mạch chủ sẽ không chỉ truyền được nhiều điện hơn đến các linh kiện trên mạch mà các nhà sản xuất có thể đưa thêm nhiều công nghệ mới của mình vào trong bo mạch chủ hơn.

Lấy ví dụ như công nghệ PCIe Gen 4 của Mainboard Chipset X570, trong khi các dòng bo mạch chủ thế hệ trước đây của AMD cũng vẫn sẽ hỗ trợ cho các CPU Ryzen thế hệ 3, nhưng công nghệ PCIe Gen 4 lại không được xuất hiện cùng một cùng một phần vì đây là công nghệ ra mắt sau, một phần cũng vì độ dầy của bo mạch thế hệ trước sẽ không mang đủ đường điện cung cấp tốc độ dữ liệu cho công nghệ PCIe Gen 4 này như trên các dòng Mainboard chipset X570 mới.

Screenshot 6
Độ dầy quyết định những thành phần có trên bo mạch chủ
2. Những yếu tố tăng cường tuổi thọ của bo mạch chủ
Bao gồm những bộ phận chất liệu làm tụ điện của mạch sẽ sử dụng những thành phần cao cấp hơn, phần giáp bảo vệ các chi tiết cũng được làm chắc chắn hơn, hay tản nhiệt giúp làm giảm bớt nhiệt độ của các Phase điện. Chúng ta có thể thấy dễ dàng trên những chiếc bo mạch chủ cao cấp, những chi tiết như tản nhiệt còn xuất hiện thêm cả ống đồng không chỉ tăng thêm vẻ đẹp về thẩm mỹ mà cũng thể hiện được khả năng giảm nhiệt độ giúp các linh kiện của bo mạch không bị quá tải nhiệt độ khi nhận nhiều điện.

Screenshot 2
Những linh kiện được làm bằng vật liệu cao cấp
3. Phase cấp điện cho CPU và các thành phần khác trên bo mạch
Một số Mainboard, nếu chúng ta để ý kĩ sẽ có những loại yêu cầu 4 nguồn cấp điện 4 Pins, những bo mạch này thường sẽ xuất hiện ở phân khúc tầm thấp và giá rẻ. Nhưng ngược lại có những bo mạch chủ lại yêu cầu lên đến nguồn cấp điện 8 Pins. Lý do nằm ở những Phase cấp điện cho CPU, trên những bo mạch chủ cao cấp, số lượng Phase điện này sẽ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc những bo mạch chủ đời cao cấp hơn sẽ dành cho những CPU đời cao cần nhiều điện năng hơn. Những Phase điện này sẽ có công dụng làm ổn định và cân bằng dòng điện từ Nguồn (PSU) cấp cho Mainboard, và càng nhiều Phase điện xuất hiện thì lượng điện dành cho CPU cũng nhiều hơn. Thích hợp cho những công việc mà người dùng cần như ép xung CPU.

Screenshot 5
Nhiều Phase điện hơn đồng nghĩa với lượng điện được cung cấp cho CPU nhiều hơn
4. Tính năng phụ
Một số hãng phát triển bo mạch chủ có thể kể đến như ASUS, Gigabyte, MSI, Asrock,… những sản phẩm ở phân khúc cao cấp của mình luôn có một số tính năng riêng khác với phân khúc tầm thấp. Có thể liệt kê một số tính năng phụ đáng chú ý sau đây:

Tính năng Bios dự phòng
Tính năng Reset lại Bios mà không cần đến CPU
Một số chức năng mang tính cá nhân hóa như LED RGB, màn hình hiển thị thông số trên bo mạch,…

ROG Crosshair VIII Formula 01

Mainboard với đèn LED RGB được trải dài quanh Mainboard.

Chốt lại, những bo mạch chủ ở phân khúc tầm trung, cận cao cấp so với những bo mạch chủ ở phân khúc hi-end về những tính năng và hiệu năng cơ bản là như nhau, những điểm ăn tiền hơn như những tính năng phụ sẽ là những điểm thứ yếu phụ thuộc vào sở thích cũng như ngân sách của mỗi người. Nhưng cuối cùng, người dùng vẫn nên tự trang bị một những kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu có ý tưởng lắp ráp một bộ PC để tránh những trường hợp không như mong muốn.

Mainboard Gigabyte B760M DS3H DDR4 – Tăng cường hiệu suất và linh hoạt!
Thiết kế thông minh và linh hoạt Mainboard Gigabyte B760M DS3H DDR4 sở hữu thiết kế thông minh và hỗ trợ nhiều cổng linh hoạt, dễ dàng sử dụng và xây dựng hệ thống phù hợp với nhu cầu cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp. Với chất liệu cao cấp và các khe cắm cố định, nó bảo vệ và gia tăng độ ổn định và tuổi thọ cho sản phẩm. Bạn có thể thoải mái nâng cấp với RAM và ổ cứng mới.

Khả năng tương thích ấn tượng Mainboard Gigabyte B760M DS3H DDR4 được trang bị chip set Intel B760 và socket LGA 1700, tương thích với các bộ vi xử lý Intel Core thế hệ 12, 13 và Windows 11 mới nhất. Đảm bảo tương thích và đồng bộ toàn hệ thống, mang lại hiệu suất tăng tốc, ổn định và mạnh mẽ.

Cải tiến kết nối vượt trội Với cổng M.2 với tốc độ vượt trội, Mainboard Gigabyte B760M DS3H DDR4 cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng cho toàn bộ hệ thống. Cổng USB giúp truyền thông tin và dữ liệu một cách thuận tiện và hiệu quả.

Theo phongvu.vn
 
Bên trên