Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Hái nấm là một hoạt động ngoài trời thú vị không chỉ của người dân địa phương mà còn của nhiều du khách tới Đà Lạt vào mùa mưa.
Đà Lạt đã bắt đầu vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10. Người dân địa phương cũng như nhiều tín đồ yêu thích Đà Lạt sẽ mang theo giỏ đi vào rừng thông để hái nấm. Sau cơn mưa lớn 1-2 ngày, nấm sẽ mọc lên rất nhiều và thường phân bố theo quần thể.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ (27 tuổi, Bà Rịa Vũng Tàu) chơi cùng một nhóm bạn ở Đà Lạt, vì thế chị đã có những trải nghiệm khó quên ở thành phố này. Trong đó, đi hái nấm là một chuyến đi thú vị.
Trên đường đi tới rừng ở xã Tà Nung, ngồi sau yên sau xe máy bạn chở, chị đã nghĩ ngay đến những món ngon được nấu từ nấm để khi trở về, có thể đánh chén no nê.
Nữ du khách được bạn bè dẫn vào rừng hái nấm. Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Lệ
Sau cơn mưa từ 1-2 ngày, nấm mọc lên rất nhiều. Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Lệ
Theo kinh nghiệm từ những người bạn thân "truyền" cho chị Lệ, nấm sẽ mọc nhiều ở những rừng thông, xa trung tâm thành phố. Chị thường được bạn bè của mình dẫn tới những cánh rừng không quá rậm rạp, cỏ mọc thấp để tránh gặp phải những loài côn trùng có độc. Đường vào rừng có độ thoải dễ đi, không quá cao và dốc để tránh không bị mất sức khi đi bộ đường dài.
"Nếu du khách có nhu cầu đi hái nấm thì nên chọn thời điểm trời khô ráo, có nắng; hãy tránh đi ngày mưa vì nấm dễ bị “hút nước”, bị dòi đục, sâu ăn và dễ hỏng. Bên cạnh đó, nên đi hái nấm vào sáng sớm để có thể săn được nhiều loại nấm", chị Lệ chia sẻ kinh nghiệm.
Nữ du khách vui vẻ kể thêm về chuyến đi thú vị của mình: "Khi chúng tôi đang chạy xe, bỗng dưng tôi và người bạn của mình thấy một cây nấm thông siêu to khổng lồ, mọc trên một ụ đất lớn. Người bạn của tôi vội phanh xe gấp, dựng xe ngay bên đường để chạy qua hái vội cây nấm lớn vì sợ người khác hái mất.
Người Đà Lạt gốc thích nấm lắm, tôi biết nhiều người thậm chí còn đổi vài cân thịt bò để lấy nấm về ăn. Nấm mới hái tươi ngon, vị ngọt thơm, có loại nấm giòn, có loại nấm mềm, có loại thì ăn cứ như thạch rau câu vậy".
Du khách nên hái nấm theo hướng dẫn của những người có kinh nghiệm lâu năm để tránh ăn phải nấm độc. Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Lệ
Trong chuyến đi hái nấm, người bạn đồng hành của chị Lệ liên tục phát hiện ra nhiều ổ nấm mọc trong rừng. Thấy vậy, chị cũng ra sức hái cùng. Nào nấm san hô, nấm trứng gà, nào nấm gan bò hay các loại nấm dẻ: dẻ đỏ, dẻ xanh... Thời gian cứ thế trôi đến mấy tiếng đồng hồ.
Cuối buổi hái nấm, nhóm của chị Lệ gọt nấm ngay tại rừng để các bào tử nấm sinh sôi, nảy nở cho những năm sau. Bên cạnh đó, chị chia sẻ nếu cây nấm nào không thu hút kiến, không thu hút côn trùng xung quanh thì đa số sẽ là các cây nấm có độc tính.
Thành quả một buổi sáng đi hái nấm. Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Lệ
Hái nấm là một hoạt động ngoài trời thú vị không chỉ của người dân địa phương mà còn của nhiều du khách tới Đà Lạt. Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Lệ
"Chuyến hái nấm của chúng tôi kéo dài một buổi sáng. Chúng tôi không chỉ hái nấm mà còn treo võng nằm trong rừng nghe "thông reo", tổ chức buổi picnic nho nhỏ giữa rừng. Đây là một phương pháp "chữa lành" tuyệt vời mà du khách có thể thử khi đến Đà Lạt", chị tiết lộ.
Những địa điểm lý tưởng để hái nấm có thể kể đến như rừng thông hồ Tuyền Lâm, khu vực đường Huỳnh Tấn Phát, rừng thông xã Dar Sar, Trại Mát... Mỗi nơi đều có điều kiện tự nhiên thích hợp cho các loại nấm như nấm kaki, nấm gan bò, nấm trứng gà hay nấm mỡ phát triển mạnh sau những cơn mưa.
Trang phục cần gọn gàng, kín đáo, mang giày chống trơn trượt, găng tay, mũ và chuẩn bị sẵn giỏ đựng nấm, thuốc xịt côn trùng. Quan trọng nhất, không nên đi một mình mà nên tham gia tour hoặc đi cùng người bản địa để được hướng dẫn cách nhận biết nấm ăn được. Việc hái và sử dụng nấm cần hết sức cẩn trọng, chỉ nên ăn nấm khi người có chuyên môn xác nhận là không độc.
Đà Lạt đã bắt đầu vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10. Người dân địa phương cũng như nhiều tín đồ yêu thích Đà Lạt sẽ mang theo giỏ đi vào rừng thông để hái nấm. Sau cơn mưa lớn 1-2 ngày, nấm sẽ mọc lên rất nhiều và thường phân bố theo quần thể.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ (27 tuổi, Bà Rịa Vũng Tàu) chơi cùng một nhóm bạn ở Đà Lạt, vì thế chị đã có những trải nghiệm khó quên ở thành phố này. Trong đó, đi hái nấm là một chuyến đi thú vị.
Trên đường đi tới rừng ở xã Tà Nung, ngồi sau yên sau xe máy bạn chở, chị đã nghĩ ngay đến những món ngon được nấu từ nấm để khi trở về, có thể đánh chén no nê.


Theo kinh nghiệm từ những người bạn thân "truyền" cho chị Lệ, nấm sẽ mọc nhiều ở những rừng thông, xa trung tâm thành phố. Chị thường được bạn bè của mình dẫn tới những cánh rừng không quá rậm rạp, cỏ mọc thấp để tránh gặp phải những loài côn trùng có độc. Đường vào rừng có độ thoải dễ đi, không quá cao và dốc để tránh không bị mất sức khi đi bộ đường dài.
"Nếu du khách có nhu cầu đi hái nấm thì nên chọn thời điểm trời khô ráo, có nắng; hãy tránh đi ngày mưa vì nấm dễ bị “hút nước”, bị dòi đục, sâu ăn và dễ hỏng. Bên cạnh đó, nên đi hái nấm vào sáng sớm để có thể săn được nhiều loại nấm", chị Lệ chia sẻ kinh nghiệm.
Nữ du khách vui vẻ kể thêm về chuyến đi thú vị của mình: "Khi chúng tôi đang chạy xe, bỗng dưng tôi và người bạn của mình thấy một cây nấm thông siêu to khổng lồ, mọc trên một ụ đất lớn. Người bạn của tôi vội phanh xe gấp, dựng xe ngay bên đường để chạy qua hái vội cây nấm lớn vì sợ người khác hái mất.
Người Đà Lạt gốc thích nấm lắm, tôi biết nhiều người thậm chí còn đổi vài cân thịt bò để lấy nấm về ăn. Nấm mới hái tươi ngon, vị ngọt thơm, có loại nấm giòn, có loại nấm mềm, có loại thì ăn cứ như thạch rau câu vậy".

Trong chuyến đi hái nấm, người bạn đồng hành của chị Lệ liên tục phát hiện ra nhiều ổ nấm mọc trong rừng. Thấy vậy, chị cũng ra sức hái cùng. Nào nấm san hô, nấm trứng gà, nào nấm gan bò hay các loại nấm dẻ: dẻ đỏ, dẻ xanh... Thời gian cứ thế trôi đến mấy tiếng đồng hồ.
Cuối buổi hái nấm, nhóm của chị Lệ gọt nấm ngay tại rừng để các bào tử nấm sinh sôi, nảy nở cho những năm sau. Bên cạnh đó, chị chia sẻ nếu cây nấm nào không thu hút kiến, không thu hút côn trùng xung quanh thì đa số sẽ là các cây nấm có độc tính.


"Chuyến hái nấm của chúng tôi kéo dài một buổi sáng. Chúng tôi không chỉ hái nấm mà còn treo võng nằm trong rừng nghe "thông reo", tổ chức buổi picnic nho nhỏ giữa rừng. Đây là một phương pháp "chữa lành" tuyệt vời mà du khách có thể thử khi đến Đà Lạt", chị tiết lộ.
Những địa điểm lý tưởng để hái nấm có thể kể đến như rừng thông hồ Tuyền Lâm, khu vực đường Huỳnh Tấn Phát, rừng thông xã Dar Sar, Trại Mát... Mỗi nơi đều có điều kiện tự nhiên thích hợp cho các loại nấm như nấm kaki, nấm gan bò, nấm trứng gà hay nấm mỡ phát triển mạnh sau những cơn mưa.
Trang phục cần gọn gàng, kín đáo, mang giày chống trơn trượt, găng tay, mũ và chuẩn bị sẵn giỏ đựng nấm, thuốc xịt côn trùng. Quan trọng nhất, không nên đi một mình mà nên tham gia tour hoặc đi cùng người bản địa để được hướng dẫn cách nhận biết nấm ăn được. Việc hái và sử dụng nấm cần hết sức cẩn trọng, chỉ nên ăn nấm khi người có chuyên môn xác nhận là không độc.