Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Tây Bắc với bao cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ làm say đắm lòng người. Tây Bắc cũng đầy những gian nan thử thách với điều kiện khí hậu, địa hình khắc nghiệp, khó khăn trong việc mưu sinh và phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc.
Bà con hối hả thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Tấc – Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG
Cả vùng Tây Bắc chỉ có 4 cánh đồng trồng lúa lớn tương đối bằng phẳng nằm giữa những thung lũng đã đi vào thi ca nhờ sự trù phú với những loại gạo ngon được xem như đặc sản: “Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc”.
Cánh đồng lớn nhất mang tên Mường Thanh ở Điện Biên, nổi tiếng với gạo Tám Điện Biên. Cánh đồng rộng thứ hai là Mường Lò (Yên Bái) nổi tiếng với gạo nếp Tú Lệ. Đứng thứ ba là cánh đồng Mương Than (huyện Than Uyên, Lai Châu) nổi tiếng với gạo Séng Cù. Cuối cùng là cánh đồng Mường Tấc (huyện Phù Yên, Sơn La) với các loại gạo nếp dẻo, thơm ngon lạ thường.
Chúng tôi đến Mường Tấc vào những ngày hè oi ả, lúc bà con bắt đầu hối hả ra đồng thu hoạch vụ lúa xuân hè. Cánh đồng Mường Tấc rộng đến 1.600ha, kéo dài dọc theo con suối Tấc qua các xã Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Huy Bắc… ra tận sát vùng sông Đà ở khu bến phà Vạn Yên trên đất Phù Yên (Sơn La).
Vào mùa gặt, để tận dụng những ngày thời tiết đẹp, bà con ra đồng từ sáng sớm đến khi mặt trời khuất núi, miệt mài làm cho xong mẻ thóc cuối cùng – Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG
Nhờ cánh đồng có địa hình bằng phẳng lại có nguồn nước tưới dồi dào, bà con ở đây (thuộc các dân tộc Mường, Dao, Thái…) trồng được 2 vụ lúa mỗi năm. Vụ xuân – hè từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch, vụ hè – thu từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch. Lao động cần cù, chịu thương, chịu khổ của bà con các dân tộc mảnh đất Phù Hoa (tên gọi trước đây của huyện Phù Yên) đã tạo ra những mùa vàng no ấm, đủ đầy.
Ông Phạm Văn Ba – phó giám đốc HTX Mường Tấc – cho chúng tôi biết: “Hiện nay bà con ở đây đã đưa vào trồng các giống lúa cho năng suất cao như BC15, Sán Ưu, Nhị Ưu, R64,LT2… cùng với loại lúa nếp truyền thống đã được thay đổi phương thức canh tác nhưng độ dẻo, thơm ngon thì vẫn không mất đi”.
Để thu hoạch tập trung số lúa trên cánh đồng rộng lớn, các gia đình đã huy động mọi nguồn lực từ vợ chồng, con cháu, ông bà – Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG
Người nông dân canh tác trên cánh đồng Mường Tấc rất tự hào khi cho biết năng suất lúa bình quân đạt 7,5-8 tấn/ha. Có nghĩa cả năm 2 vụ lúa cánh đồng Mường Tấc tạo ra sản lượng 23-25 nghìn tấn thóc, đưa Mường Tấc trở thành vựa lúa gạo lớn nhất của tỉnh Sơn La trong những năm qua.
Một số phụ nữ sàng thóc bằng các nông cụ mây tre đan thủ công – Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG
Giữa cái nắng vàng oi ả trên cánh đồng Mường Tấc, hàng nghìn người đang hăng say thu hoạch lúa. Một số hộ nhiều ruộng nhưng thiếu nhân lực đã phải thuê những thợ gặt thuê chuyên nghiệp để thu hoạch xong đúng hạn. Vài hộ còn chung nhau mua được những chiếc máy gặt – đập, gặt – tuốt lúa liên hoàn, hiện đại để mang ra đồng thu hoạch.
Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn thấy nhiều người dân sử dụng các nông cụ thủ công để gặt lúa như liềm, dùng tay đập để tuốt lúa, sau đó sàng sẩy thóc bằng dụng cụ mây tre đan.
Những chiếc máy tuốt lúa khá tiên tiến được bà con sử dụng, sau đó lúa được đóng bao mang về – Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG
Không khí trên bờ, dưới ruộng đều hết sức khẩn trương, rộn rã. Tiếng cười nói, gọi nhau í ới hòa cùng tiếng máy nổ khiến cho không gian cả một vùng huyên náo. Ngồi nghỉ chân ở đống lúa mới gặt chất trên bờ, bà Đinh Thị Ngát ở xã Quang Huy, Phù Yên hồ hởi cho biết: “Gia đình tôi có 6 sào trồng lúa 2 vụ ở cánh đồng này (sào Bắc Bộ tương đương 360m2).
Mỗi vụ cũng thu được khoảng 1,5 tấn thóc, sau khi để lại cho gia đình ăn thì số còn lại bán cho thương lái. Do loại lúa mới cho ra hạt gạo rất ngon nên ngay từ đầu vụ các tư thương, đại lý thóc gạo ở trong và ngoài tỉnh đã đến đặt hàng ở các thôn, xã quanh cánh đồng Mường Tấc”.
Sau khi tuốt lúa, bà con đóng bao lúa mang về – Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG
Hiện nay, với việc thâm canh, tăng vụ và được các cơ quan chức năng tư vấn, cung cấp về khâu vật tư kỹ thuật, các giống mới…, hầu hết các gia đình ở đây đã có thu nhập khá từ cây lúa, không còn mục tiêu phải xóa đói giảm nghèo như trước đây.
Cả vùng Tây Bắc chỉ có 4 cánh đồng trồng lúa lớn tương đối bằng phẳng nằm giữa những thung lũng đã đi vào thi ca nhờ sự trù phú với những loại gạo ngon được xem như đặc sản: “Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc”.
Cánh đồng lớn nhất mang tên Mường Thanh ở Điện Biên, nổi tiếng với gạo Tám Điện Biên. Cánh đồng rộng thứ hai là Mường Lò (Yên Bái) nổi tiếng với gạo nếp Tú Lệ. Đứng thứ ba là cánh đồng Mương Than (huyện Than Uyên, Lai Châu) nổi tiếng với gạo Séng Cù. Cuối cùng là cánh đồng Mường Tấc (huyện Phù Yên, Sơn La) với các loại gạo nếp dẻo, thơm ngon lạ thường.
Chúng tôi đến Mường Tấc vào những ngày hè oi ả, lúc bà con bắt đầu hối hả ra đồng thu hoạch vụ lúa xuân hè. Cánh đồng Mường Tấc rộng đến 1.600ha, kéo dài dọc theo con suối Tấc qua các xã Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Huy Bắc… ra tận sát vùng sông Đà ở khu bến phà Vạn Yên trên đất Phù Yên (Sơn La).
Nhờ cánh đồng có địa hình bằng phẳng lại có nguồn nước tưới dồi dào, bà con ở đây (thuộc các dân tộc Mường, Dao, Thái…) trồng được 2 vụ lúa mỗi năm. Vụ xuân – hè từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch, vụ hè – thu từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch. Lao động cần cù, chịu thương, chịu khổ của bà con các dân tộc mảnh đất Phù Hoa (tên gọi trước đây của huyện Phù Yên) đã tạo ra những mùa vàng no ấm, đủ đầy.
Ông Phạm Văn Ba – phó giám đốc HTX Mường Tấc – cho chúng tôi biết: “Hiện nay bà con ở đây đã đưa vào trồng các giống lúa cho năng suất cao như BC15, Sán Ưu, Nhị Ưu, R64,LT2… cùng với loại lúa nếp truyền thống đã được thay đổi phương thức canh tác nhưng độ dẻo, thơm ngon thì vẫn không mất đi”.
Người nông dân canh tác trên cánh đồng Mường Tấc rất tự hào khi cho biết năng suất lúa bình quân đạt 7,5-8 tấn/ha. Có nghĩa cả năm 2 vụ lúa cánh đồng Mường Tấc tạo ra sản lượng 23-25 nghìn tấn thóc, đưa Mường Tấc trở thành vựa lúa gạo lớn nhất của tỉnh Sơn La trong những năm qua.
Giữa cái nắng vàng oi ả trên cánh đồng Mường Tấc, hàng nghìn người đang hăng say thu hoạch lúa. Một số hộ nhiều ruộng nhưng thiếu nhân lực đã phải thuê những thợ gặt thuê chuyên nghiệp để thu hoạch xong đúng hạn. Vài hộ còn chung nhau mua được những chiếc máy gặt – đập, gặt – tuốt lúa liên hoàn, hiện đại để mang ra đồng thu hoạch.
Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn thấy nhiều người dân sử dụng các nông cụ thủ công để gặt lúa như liềm, dùng tay đập để tuốt lúa, sau đó sàng sẩy thóc bằng dụng cụ mây tre đan.
Không khí trên bờ, dưới ruộng đều hết sức khẩn trương, rộn rã. Tiếng cười nói, gọi nhau í ới hòa cùng tiếng máy nổ khiến cho không gian cả một vùng huyên náo. Ngồi nghỉ chân ở đống lúa mới gặt chất trên bờ, bà Đinh Thị Ngát ở xã Quang Huy, Phù Yên hồ hởi cho biết: “Gia đình tôi có 6 sào trồng lúa 2 vụ ở cánh đồng này (sào Bắc Bộ tương đương 360m2).
Mỗi vụ cũng thu được khoảng 1,5 tấn thóc, sau khi để lại cho gia đình ăn thì số còn lại bán cho thương lái. Do loại lúa mới cho ra hạt gạo rất ngon nên ngay từ đầu vụ các tư thương, đại lý thóc gạo ở trong và ngoài tỉnh đã đến đặt hàng ở các thôn, xã quanh cánh đồng Mường Tấc”.
Hiện nay, với việc thâm canh, tăng vụ và được các cơ quan chức năng tư vấn, cung cấp về khâu vật tư kỹ thuật, các giống mới…, hầu hết các gia đình ở đây đã có thu nhập khá từ cây lúa, không còn mục tiêu phải xóa đói giảm nghèo như trước đây.